1.1. Sinh lý học rau thai
Bánh rau được hình thành từ rất sớm cùng với sự phát triển của thai nhi, hình dáng giống như một chiếc đĩa có đường kính khoảng 20-25cm, dày khoảng 2,5-3cm, mỏng dần về phía bìa và có cân nặng khoảng 500-600g. Hệ thống mạch máu của bánh rau được tập trung thành hai động mạch và một tĩnh mạch rốn nối liền với thai nhi, được gọi là dây rốn, có chiều dài 35-60cm.
1.2. Định nghĩa rau tiền đạo
Bình thường bánh rau bám vào mặt trước, mặt sau hoặc đáy tử cung. Nếu vì một lý do nào đó (tử cung có sẹo mổ cũ hay dị dạng, đa thai, viêm niêm mạc tử cung, mang thai nhiều lần hay đã từng nạo phá thai), bánh rau sẽ bám thấp xuống vùng eo tử cung và che lấp một phần hay toàn bộ lỗ trong cổ tử cung gây cản trở đường ra của thai nhi khi chuyển dạ. Tình trạng này gọi là rau tiền đạo.
Bạn đang xem: Có thể dự phòng rau tiền đạo? Làm thế nào khi bị rau tiền đạo?
Xem thêm : Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên ăn gì và tránh ăn gì?
Căn cứ vào vị trí bám của bánh rau, rau tiền đạo được chia thành 4 loại:
- Rau tiền đạo bám thấp.
- Rau tiền đạo bám mép.
- Rau tiền đạo bán trung tâm.
- Rau tiền đạo trung tâm hoàn toàn.
1.3. Dấu hiệu nhận biết rau tiền đạo
Biểu hiện của rau tiền đạo là tình trạng xuất huyết âm đạo tự nhiên, không đau bụng, lượng máu có thể ít hoặc nhiều, màu đỏ loãng, có thể lẫn cả máu cục. Máu ra từng đợt, khoảng cách giữa hai lần ra máu dần ngắn lại, lượng máu ra lần sau nhiều hơn lần trước. Sản phụ có các biểu hiện thiếu máu ở các mức độ khác nhau, ngôi thai không bình thường và tim thai có thể suy nếu máu ra nhiều.
1.4. Chẩn đoán rau tiền đạo
Hiện nay, phương pháp siêu âm sẽ dễ dàng phát hiện vị trí của bánh rau, giúp cho chẩn đoán lâm sàng nhanh chóng và chính xác. Qua siêu âm, ngoài việc khảo sát hình thái thai nhi, ước tính trọng lượng qua các số đo,… bác sĩ có thể xác định vị trí bánh rau bám vào tử cung, ở đáy, thân, mặt trước, mặt sau, bám thấp, bám mép, rau tiền đạo trung tâm hoặc bán trung tâm.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp