1. Vết bỏng bị phồng nước do đâu, có nguy hiểm không?
Các trường hợp vết bỏng bị phồng nước chủ yếu do sự tác động từ nhiệt độ cao khiến da phản ứng tiết dịch làm mát để tự vệ. Bỏng gồm 3 cấp độ:
Bạn đang xem: Tin tức
– Cấp độ 1: bỏng ảnh hưởng đến lớp biểu bì ngoài cùng nên da bị tấy đỏ mà không bong tróc, không sưng phồng.
– Cấp độ 2: tổn thương đã vượt qua lớp biểu bì trên cùng để vào bên trong da gây nên nốt phồng rộp, đỏ rát, đau nhức. Bọng nước sưng to làm cản trở hoạt động, khi đủ thời gian tái tạo lớp da bên trong thì vết phồng nước sẽ tự vỡ, lúc này cần được sát trùng sạch sẽ nếu không rất dễ nhiễm trùng.
– Cấp độ 3: vết bỏng tổn thương với diện tích lớn và sâu vào hệ thống mạch máu, gân và dây thần kinh. Người bệnh sẽ không cảm thấy đau đớn nhiều vì bỏng đã làm tổn thương dây thần kinh nghiêm trọng.
Mức độ tổn thương theo cấp độ bỏng
Như vậy, vết bỏng bị phồng nước tức là bị bỏng ở cấp độ 2, tính chất nguy hiểm ở mức độ trung bình. Sự xuất hiện của vết phồng nước giống như một tấm lá chắn ngăn cách tổn thương với môi trường bên ngoài, nhờ đó mà mà tổn thương tế bào bên trong da được giảm bớt, giảm thiểu được nhiễm trùng, vết bỏng nhanh lành hơn.
Có thể thấy rằng vết phồng mang lại rất nhiều lợi ích cho tổn thương do bỏng. Vì thế, nên cố gắng để cho vết phồng nước được ở lại trên da càng lâu càng tốt chứ không nên tìm cách chọc thủng vết phồng.
2. Khi vết bỏng bị phồng nước phải làm sao?
2.1. Xử lý khi vết bỏng phồng nước
Xem thêm : Lãi Suất Ngân Hàng SCB Tháng 3/2024 Cập Nhật Mới Nhất
Chăm sóc vết bỏng bị phồng đúng cách có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc giúp tổn thương nhanh lành, tránh được cảm giác đau đớn khi bị bỏng. Vậy khi vết bỏng bị phồng nước phải làm sao? Khi bị bỏng bạn cần ngâm vùng da bị bỏng vào nước lạnh ngay lập tức và ngâm trong 20 – 30 phút, hành động này có tác dụng giảm sưng và giảm đau hiệu quả.
Tiếp sau đó cần dùng nước muối sinh lý rửa nhẹ nhàng vết bỏng bị phồng để sát khuẩn rồi dùng bông sạch thấm khô và bôi lên đó một lớp kem trị bỏng hoặc kem có tác dụng kháng khuẩn.
Phần bên trong bọng nước bị phồng do bỏng có huyết thanh vô khuẩn và cần khoảng 7 – 14 ngày để tái tạo lớp thượng bì. Thời gian này cần cố gắng giữ để nốt phồng không bị vỡ sớm để tránh nhiễm trùng gây sẹo xấu. Các trường hợp bị phồng chỉ khi có kích thước quá lớn và việc bảo tồn là khó khăn thì mới phải đến cơ sở y tế để hút dịch bên trong và phủ thuốc sát trùng.
Thao tác sơ cứu ban đầu cần làm khi chưa biết vết bỏng bị phồng nước phải làm sao
2.2. Xử lý khi vết bỏng phồng nước bị vỡ ra
Sự tồn tại của vết phồng bỏng sẽ gây cảm giác căng cứng, vướng víu khi tham gia các hoạt động thường ngày nên nhiều người tìm cách chọc cho bọng nước vỡ ra. Việc làm này là không nên vì khi bọng vỡ bạn sẽ cảm thấy đau đớn, da bên trong chưa kịp lành nên các loại vi khuẩn, virus dễ dàng xâm nhập, gây nhiễm trùng, thậm chí còn hoại tử khi xử lý vết bỏng sai cách.
Trong trường hợp chẳng may vỡ vết bỏng bị phồng nước phải làm sao? Đây là tình huống cần hết sức cẩn thận trong khâu chăm sóc vết bỏng. Việc bạn cần làm là dùng nước rửa nhẹ nhàng để nốt phồng rộp bị vỡ không làm ảnh hưởng đến vùng da bên dưới sau đó dùng nước muối sinh lý làm sạch vùng da bị bỏng.
Bạn hãy dùng cồn hoặc nước sôi để tiệt trùng một chiếc kéo rồi dùng chính chiếc kéo ấy cắt nhẹ nhàng vùng da bị phồng vừa mới vỡ ra nhưng không được cắt quá sâu dễ làm cho vết bỏng lan rộng và tổn thương vùng da lành.
Cuối cùng bạn hãy dùng thuốc chữa bỏng để bôi lên vết thương và dùng băng gạc vô khuẩn băng kín lại. Hàng ngày bạn cần thay băng và bôi thuốc đều đặn cho tới lúc vết bỏng đã lành. Khi vết bỏng lành, da mới được tái tạo sẽ gây ra cảm giác ngứa, cần cố gắng tránh gãi làm trầy xước vết bỏng vì điều này dễ để lại sẹo.
Vết bỏng phồng nước bị vỡ cần được sát trùng và băng kín để tránh nhiễm khuẩn
3. Một số điều cần tránh khi xử lý vết bỏng bị phồng nước
Vì không biết vết bỏng bị phồng nước phải làm sao nên nhiều người tìm mọi cách để xử lý với vết bỏng và vô tình lại làm những việc khiến vết bỏng nghiêm trọng hơn. Nếu chẳng may bị phồng nước ở vết bỏng, hãy tránh làm những việc sau:
– Lấy đá lạnh chườm
Đá lạnh không thể hạ nhiệt cho vết bỏng mà trái lại việc tiếp xúc với nhiệt độ lạnh còn gây ra bỏng lạnh, khiến tế bào da bị đông cứng, thậm chí còn hoại tử, vết bỏng trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều so với tình trạng ban đầu.
– Tìm cách chọc vỡ bọng nước
Như đã nói ở trên, bọng nước chính là tấm màng bảo vệ vùng da bị bỏng trước các tác nhân gây hại, giúp tổn thương chóng lành. Nếu tìm cách chọc vỡ bọng nước tức là phá vỡ quá trình làm lành tự nhiên của da, thậm chí, có trường hợp dùng dụng cụ không được tiệt trùng để chọc vào nốt bỏng bị phồng còn bị vi khuẩn xâm nhập và dễ nhiễm trùng.
– Lấy kem đánh răng bôi trực tiếp vào vết bỏng
Do kem đánh răng có tính the mát nên nhiều người cho rằng sẽ làm dịu được vết bỏng mà không biết rằng trong đó có chứa kiềm. Nếu thoa lên vết phỏng thì kiềm kết hợp với nhiệt độ cao do bị bỏng sẽ dẫn đến bỏng kiềm nên tổn thương càng nghiêm trọng, lâu lành và dễ bị sẹo. Chỉ nên bôi kem đánh răng lên vết bỏng do axit và mức độ bỏng nhẹ.
Nội dung chia sẻ trên đây hy vọng đã giúp bạn đọc biết được vết bỏng bị phồng nước phải làm sao để bình tĩnh xử lý đúng cách, giúp vết bỏng nhanh khỏi, không bị nhiễm trùng và không để lại sẹo xấu. Nếu vết bỏng có phạm vi rộng và nốt phồng lớn, bạn không nên tự xử lý tại nhà mà cần đến cơ sở y tế để được sơ cứu và điều trị an toàn.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp