Bệnh sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Triệu chứng của sốt xuất huyết đặc trưng bởi sốt, xuất huyết và thoát huyết tương. Bên cạnh các phác đồ điều trị sốt xuất huyết thì chế độ dinh dưỡng là yếu tố quyết định giúp người bệnh mau chóng bình phục. Vậy người bị sốt xuất huyết nên ăn gì, kiêng gì? Tất cả sẽ được trả lời qua bài viết dưới đây
Những vấn đề cần lưu ý khi chăm sóc người sốt xuất huyết
Người sốt xuất huyết cần được theo dõi những gì?
Bệnh nhân sốt xuất huyết điều trị ngoại trú
Bạn đang xem: Người sốt xuất huyết nên ăn gì, kiêng gì?
Đối với bệnh nhân điều trị tại nhà thì người nhà cần theo dõi sát để cho bệnh nhân dùng thuốc cũng như xem bệnh nhân có dấu hiệu cảnh báo cần nhập viện không:
- Theo dõi nhiệt độ của bệnh nhân, nếu sốt >=38.5 độ C thì cho hạ sốt liều 10-15mg/kg/lần cách nhau ít nhất 4 tiếng kết hợp với lau ấm.
- Xem bệnh nhân có ăn uống được không, lượng nước bệnh nhân nạp vào cơ thể đủ không.
- Bệnh nhân có nôn ói nhiều không
- Bệnh nhân có đau bụng nhiều không
- Sờ tay chân bệnh nhân có lạnh ẩm không
- Mệt lả, bứt rứt
- Chảy máu mũi, miệng hoặc xuất huyết âm đạo
- Không tiểu trên 6 giờ
- Thay đổi hành vi như: lú lẫn, tăng kích thích hoặc li bì, vật vã.
Bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue điều trị nội trú
Được theo dõi bởi cả người nhà và điều dưỡng.
Sốt xuất huyết không có sốc
Theo dõi lâm sàng:
Dấu hiệu sinh tồn được theo dõi 3-6 tiếng một lần:
- Mạch: bắt mạch quay, ghi nhận số lần mạch đập/ phút, biên độ.
- Huyết áp: nên đo bằng ống nghe
- Nhiệt độ
- Nhịp thở: đếm số lần và quan sát kiểu thở
- Nước tiểu: xem lượng nước tiểu trong ngày, màu sắc
- Toàn trạng: tỉnh, tiếp xúc tốt, giọng nói rõ ràng, vẻ mặt lanh lợi hay lừ đừ, mệt mỏi.
- Dạ, niêm mạc: da ấm hay lạnh, niêm mạc hồng hay nhợt
- Dấu hiệu xuất huyết dạ, niêm mạc, xuất huyết nội: bầm tím trên da, chảy máu chân răng, máu mũi, nôn ra máu, đi cầu ra máu.
- Tiêu hoá: bệnh nhân có nôn, đau bụng hay không
- Tổng kê lượng nước xuất nhập
- Theo dõi xét nghiệm: Hct và số lượng tiểu cầu.
Sốt xuất huyết có sốc
Dấu hiệu sinh tồn: phải được theo dõi thật sát trong giai đoạn chống sốc để điều chỉnh dịch truyền thích hợp hoặc phát hiện sớm xuất huyết nội.
- Mạch, huyết áp, tần số và biên độ thở khoảng 15-30 phút 1 lần hoặc 1 tiếng
- Nhiệt độ: mặc dù khi vào sốc nhiệt độ bệnh nhân ít khi sốt nhưng vẫn phải theo dõi nhiệt độ 3-6 giờ một lần.
- SpO2: người bệnh cần được theo dõi SpO2 liên tục 15-30 phút 1 lần.
- Lượng nước tiểu: 1 giờ / lần
- Tổng kê lượng nước xuất nhập
Theo dõi các biểu hiện
- Toàn trạng: bứt rứt, bất an, lo âu, vật vã, có thể thiếu oxy mô
- Tri giác: tiếp xúc kém, lơ mơ, hôn mê
- Da lạnh tím tái, thời gian làm đầy mao mạch
- Dấu hiệu xuất huyết dưới da có tăng thêm, có xuất huyết tiêu hoá, tiểu ra máu và lượng máu mất từng thời điểm.
- Xuất huyết nội không
- Da có vàng, đặc biệt là củng mạc mắt
Làm các xét nghiệm cận lâm sàng
- Hct tại giường 1,2,3,6 giờ một lần tùy vào phác đồ dịch đang truyền.
- Đường huyết tại giường khi bắt đầu sốc hoặc tái sốc
- Làm thêm các cận lâm sàng khác như tiểu cầu, chức năng gan, siêu âm ổ bụng, Xquang phổi ngày 1 lần hoặc 2, 3 ngày 1 lần tùy tình trạng diễn biến.
Người sốt xuất huyết có được tắm gội không?
Người bệnh cần được vệ sinh răng miệng và cơ thể thường xuyên nên hoàn toàn có thể tắm gội. Tuy nhiên phải tắm nước đủ ấm, không ngâm trong nước quá lâu, không kì cọ mạnh trên da.
Xem thêm : Lịch âm 15/7 – Âm lịch hôm nay 15/7 chính xác nhất – lịch vạn niên 15/7/2023
Đặc biệt với bệnh nhân sốc sốt xuất huyết phải hạn chế vận động thì không nên tắm mà chỉ dùng khăn ấm lau sạch người nhẹ nhàng.
Người bị sốt xuất huyết nên ăn gì?
Bổ sung nước và điện giải
Bệnh nhân phải đảm bảo bù đủ lượng dịch đã mất, đặc biệt từ ngày 3 đến ngày 5 là những ngày bệnh nhân dễ rơi vào sốc nhất. Vì vậy bệnh nhân phải uống nhiều nước, nhất là Oresol, có thể uống thêm nước cam, chanh,…
Ăn thức ăn lỏng và súp
Chứa nhiều chất xơ, dễ tiêu hóa. Giá trị dinh dưỡng của ngũ cốc đảm bảo người sốt xuất huyết có đủ sức chống lại căn bệnh.
Những loại hoa quả, rau xanh
+ Đu đủ
Có thể cho người sốt xuất huyết ăn trực tiếp hoặc nghiền nát 2 miếng đu đủ lấy nước. Cho người bệnh uống nước ép đu đủ mỗi ngày vào sáng hoặc tối để cơ thể bớt mệt mỏi.
+ Nước dừa
Nước dừa giúp bổ sung, cải thiện chất khoáng bị mất đi trong cơ thể của người sốt xuất huyết. Ngoài ra, uống nước dừa còn bổ sung chất điện giải, giúp hạ sốt hiệu quả.
+ Tỏi
Chứa tromboxan A2 làm tăng tiểu cầu. Thích hợp dùng để chế biến các món ăn hàng ngày.
+ Củ cải đỏ
Có nhiều chất chống oxy hóa tự nhiên và các thuộc tính homeostatic. Một thìa nước ép củ cải tươi sẽ giúp tăng lượng tiểu cầu.
+ Rau chân vịt
Tốt khi tiểu cầu thấp. Cách tốt nhất là cho người sốt xuất huyết ăn tươi loại rau này.
Xem thêm : Giá mổ mắt ReLEx SMILE tại 5 bệnh viện đáng tin cậy tại Hà Nội
+ Thực phẩm giàu vitamin C
Vitamin C vừa giúp tăng lượng tiểu cầu, vừa là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Với liều lượng cao vitamin C còn ngăn ngừa tổn thương gốc tự do của tiểu cầu. Một số thực phẩm giàu vitamin C như: cam, chanh, dâu tây, kiwi…
+ Bí ngô
Giàu vitamin A, giúp hỗ trợ sự phát triển tiểu cầu và điều chỉnh các protein được sản xuất bởi các tế bào cơ thể. Một nửa ly nước ép bí ngô tươi và một thìa mật ong giúp tăng lượng tiểu cầu. Người sốt xuất huyết nên uống ít nhất 2-3 ly mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Bổ sung chất đạm
Người bệnh cần bổ sung thêm các loại thực phẩm có giàu chất đạm cho cơ thể như cá, thịt, sữa hay các sản phẩm được làm từ sữa. Chúng giúp cho người bệnh được khỏe mạnh hơn.
Cho trẻ ăn “ trả bữa” sau thời gian bị bệnh
Sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ dễ khiến trẻ biếng ăn. Đây trở thành nỗi lo lắng của bố mẹ. Thời gian này bố mẹ không nên ép trẻ ăn sẽ gây ám ảnh về việc ăn uống cho trẻ. Thay vào đó ta sẽ cho trẻ ăn ít đi một chút cũng được, cho trẻ ăn nhẹ, chia nhỏ bữa.
Thường khi trẻ khỏi bệnh. Cơ thể trẻ sẽ cần nhiều năng lượng để bù đắp cho năng lượng đã mất trong thời gian ốm. Lúc này trẻ sẽ thèm ăn nhiều hơn. Đây là lúc mẹ cần cho bé ăn nhiều hơn nhưng không phải là ăn 1 lần số lượng nhiều mà sẽ tăng thêm 1 bữa trong ngày cho bé như tăng thêm một bữa phụ ( chè, cháo, sữa chữa). Trong giai đoạn này vẫn cho bé ăn thức ăn mềm lỏng, không ăn đồ cứng tránh gây xuất huyết tiêu hoá.
Người bị sốt xuất huyết nên kiêng ăn gì?
Những thức ăn dầu mỡ
Thức ăn quá nhiều dầu mỡ sẽ khiến người bệnh bị đầy bụng, khó tiêu, tình trạng sốt có thể trở nên trầm trọng thêm.
Sử dụng chất kích thích
Người sốt xuất huyết phải giảm lượng caffeine. Vì vậy tránh uống rượu và ngừng hút thuốc khi bệnh chưa khỏi.
Những thức ăn cay nóng
Đồ ăn cay nóng bao gồm gừng, ớt, mù tạt… Những thực phẩm này sẽ sản xuất rất nhiều nhiệt trong cơ thể khiến bệnh sốt xuất huyết nặng thêm.
Những thức ăn sẫm màu
Người sốt xuất huyết rất dễ bị xuất huyết (chảy máu). Vì vậy nên kiêng ăn, uống loại thực phẩm có màu đỏ, nâu, đen như: nước xá xị, nước trái cây sẫm màu, nước coca, canh củ dền, dưa hấu… Điều này để tránh bác sĩ nhầm lẫn người bệnh bị chảy máu dạ dày.
Trên đây là danh sách những thực phẩm người bị sốt xuất huyết nên ăn và nên kiêng. Bởi hiện tại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên bên cạnh các thuốc điều trị thì dinh dưỡng cho người bị sốt xuất huyết cũng nên được lưu tâm.
Người bệnh sốt xuất huyết uống nước gừng được không?
Các loại trà thảo mộc được chiết xuất từ gừng, quế, … có hiệu quả đối với những người bị sốt xuất huyết, vì nó làm giảm cơn sốt , buồn nôn…ở người bệnh.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp