Câu hỏi:
Hiện tượng khúc xạ là hiện tượng?
A. Ánh sáng bị gãy khúc khi truyền xiên góc qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
Bạn đang xem: Hiện tượng khúc xạ là hiện tượng?
B. Ánh sáng bị giảm cường độ khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
C. Ánh sáng bị hắt lại môi trường cũ khi truyền tới mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
D. Ánh sáng bị thay đổi màu sắc khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
Đáp án đúng A.
Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng ánh sáng bị gãy khúc khi truyền xiên góc qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt, nhờ hiện tượng khúc xạ ánh sáng mà giới khoa học thiên văn biết cách chỉnh sửa các loại ống kính thiên văn để quan sát các ngôi sao, hành tinh ngoài vũ trụ mà không bị hiện tượng khúc xạ ánh sáng cản trở.
Giải thích lý do chọn đáp án A:
Xem thêm : Án phí bên nào phải chịu? Ai là người có nghĩa vụ nộp án phí?
Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng ánh sáng bị gãy khúc khi truyền xiên góc qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
Ví dụ về hiện tượng khúc xạ ánh sáng: Ta đổ đầy nước vào một chiếc ly thủy tinh sau đó đặt một chiếc ống hút nằm nghiêng ở trong cốc nước. Khi quan sát, ta sẽ thấy phần ánh sáng phản xạ từ thân bút không còn truyền thẳng mà đã bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa 2 môi trường là nước và không khí.
Khi tia sáng truyền từ không khí sang nước:
– Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới
– Góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới
Khi tia sáng truyền được từ nước sang không khí:
– Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới
Xem thêm : Rút Hồ Sơ Đại Học Mất Bao Lâu? Những Thủ Tục Cần Thiết
– Góc khúc xạ lớn hơn góc tới.
Định luật khúc xạ ánh sáng được diễn giải như sau:
Tia khúc xạ luôn nằm trong mặt phẳng tới và ở phía bên kia pháp tuyến so với tia tới. Mặt phẳng tới là mặt phẳng tạo thành bởi tia tới và pháp tuyến.
Với 2 môi trường trong suốt nhất định, tỉ số giữa sin i và sin r là một hằng số. Tỉ lệ giữa sin góc tới (sin i) và sin góc khúc xạ (sin r) luôn không đổi.
sini / sinr = n2 /n1 = const
Nhờ hiện tượng khúc xạ ánh sáng mà giới khoa học thiên văn biết cách chỉnh sửa các loại ống kính thiên văn để quan sát các ngôi sao, hành tinh ngoài vũ trụ mà không bị hiện tượng khúc xạ ánh sáng cản trở. Trước kia việc quan sát bị sai lệch do hiện tượng khúc xạ ánh sáng truyền từ không gian qua khí quyển Trái Đất.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp