Gửi câu hỏi đến đường dây nóng Báo Giao thông, bạn Phan Ngọc Anh (ở quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) băn khoăn: “Trước tết Nguyên đán, tôi bị cảnh sát giao thông tạm giữ giấy phép lái xe (GPLX) ô tô? Do bận việc, tôi chưa thể đi nộp phạt. Vậy khi tham gia giao thông, tôi có được sử dụng biên bản để thay cho GPLX không?”
- Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội – nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.
- Bí quyết tính thể tích và diện tích hình lập phương
- [Tư vấn] Có nên làm công nhân? Làm công nhân có giàu không?
- Muốn xin con nuôi ở Hà Nội
- Con dâu có quyền yêu cầu chia di sản của cha mẹ chồng trong vụ án tranh chấp thừa kế tài sản hay không?
Tài xế sẽ bị xử phạt nếu tiếp tục lái xe sau khi bị tước bằng lái (ảnh minh họa).
Bạn đang xem: Bằng lái bị tạm giữ, có được dùng biên bản để điều khiển xe?
Trả lời bạn đọc, luật sư Nguyễn Tiến Dũng, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho biết, khoản 1, Điều 25 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định, trong thời gian bị tước quyền sử dụng GPLX, cá nhân, tổ chức không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép như lái loại xe tương ứng với bằng lái đó để tham gia giao thông.
Xem thêm : 16 bài nhạc chill Tik Tok tiếng Việt hay, mang lại cảm giác giải trí cho bạn
Còn tại khoản 2 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định, trường hợp bị tạm giữ giấy tờ theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, người vi phạm cần nộp phạt theo thời hạn ghi trong biên bản.
Như vậy, trong thời gian bị tạm giữ bằng lái xe mà chưa đến thời hạn hẹn giải quyết vụ việc vi phạm hành chính, tài xế vẫn được tham gia giao thông.
Tuy nhiên, nếu quá thời hạn đó mà người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ.
Khi đó, theo các quy định của Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người lái xe ô tô không có bằng lái xe sẽ bị phạt tiền từ 4-6 triệu đồng; còn không mang theo bằng lái bị phạt tiền từ 200-400 nghìn đồng.
Đối với xe máy, tài xế mà không có bằng lái thì bị phạt tiền từ 0,8-1,2 triệu đồng. Trường hợp không mang theo bị phạt tiền từ 100-200 nghìn đồng.
Đáng chú ý, tài xế điều khiển phương tiện nhưng không có giấy phép lái xe mà gây tai nạn dẫn đến hậu quả nghiêm trọng sẽ bị xử lý hình sự với khung hình phạt từ 3-10 năm.
Hoàng Lam
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp