1. Các quy định của pháp luật về quyền khởi kiện
- [CẨM NANG THI CẤP 3] Cách tính điểm xét tuyển vào lớp 10
- Giải mã 7 ý nghĩa hoa Bồ Công Anh trong tình yêu và cuộc sống
- Ngày Giỗ tổ Hùng Vương (Mùng 10 tháng 3 Âm lịch) năm 2024 là ngày mấy Dương lịch?
- TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ – THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
- Chủ nghĩa duy vật biện chứng được sáng lập vào thời gian nào?
Tại khoản 1 Điều 4 quy định quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân do Bộ luật này quy định có quyền khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác.”
Bạn đang xem: Con dâu có quyền yêu cầu chia di sản của cha mẹ chồng trong vụ án tranh chấp thừa kế tài sản hay không?
Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS) quy định di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Do đó có thể hiểu rằng, nếu trong quá trình chung sống, quan hệ giữa con dâu và bố mẹ chồng hòa thuận, yêu thương, chăm sóc lẫn nhau, khi bố, mẹ chồng chết có di chúc để lại tài sản thừa kế cho con dâu thì con dâu được hưởng phần thừa kế đó. Như vậy, con dâu có quyền khởi kiện hoặc yêu cầu Tòa án xác định di sản thuộc quyền sở hữu của mình theo di chúc do cha, mẹ chồng để lại.
Trong trường hợp bố, mẹ chồng chết không để lại di chúc thì theo quy định Điều 650 BLDS , di sản được chia thừa kế theo pháp luật cụ thể là chia theo hàng thừa kế.
Theo quy định tại Điều 651 BLDS thì con dâu không được liệt kê trong các hàng thừa kế được hưởng thừa kế theo pháp luật, gồm:
“ 1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Xem thêm : Giá tiêu hôm nay 10/5/2023: Tiếp tục đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”
Điều 652. Thừa kế thế vị: “Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.”
Như vậy, theo các quy định trên thì con dâu không được hưởng thừa kế di sản từ cha mẹ chồng khi chia thừa kế theo pháp luật.
2. Thực tiễn áp dụng pháp luật khi giải quyết tranh chấp thừa kế tài sản
Với các quy định trên đây, con dâu không thuộc các hàng thừa kế và không được chia thừa kế theo pháp luật dựa vào hàng thừa kế. Tuy nhiên, các quy định trên đây dẫn đến việc có 2 quan điểm khác nhau thông qua vụ án sau đây: TAND tỉnh Y nhận được đơn kháng cáo của đương sự (con dâu) kháng cáo yêu cầu được hưởng 1 phần di sản do cha mẹ chồng để lại. Nội dung cụ thể như sau:
Ông Lê N chết năm 1992, bà Nguyễn Đ chết năm 1985. Ông N và bà Đ chung sống với nhau có 3 người con chung, không có con riêng, không có con nuôi gồm: Ông Lê C (chết năm 2004), bà Lê D và bà Lê X.
Ông Lê C có vợ là bà V và 2 người con là Lê A, chị Lê B.
Lúc sinh thời, ông Lê N và bà Nguyễn Đ có tạo lập được diện tích đất 300m2 (qua đo đạc thực tế là 450m2), loại đất thổ cư, thuộc thửa 22, tờ bản đồ số 03, toạ lạc ấp V, xã V, huyện T, tỉnh Y. Ông Lê N và bà Nguyễn Đ chết không để lại di chúc. Nay phía bà Lê X có đơn khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế của ông Lê N và bà Nguyễn Đ. Quá trình giải quyết, bà V là vợ của ông Lê C có yêu cầu được nhận di sản thừa kế của ông N và bà Đ.
Tại Bản án sơ thẩm của Tòa án huyện T đã nhận định và xác định hàng thừa kế của ông N và Đ để được hưởng di sản như sau: Ông Lê C (chết năm 2004), các con của ông C là người thừa kế thế vị; bà Lê D và bà Lê X.
Xem thêm : Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023 lan toả thông điệp 'Tiết kiệm điện – Thành thói quen'
Xung quanh vấn đề này, hiện có hai quan điểm khác nhau về việc TAND tỉnh Y có chấp nhận yêu cầu kháng cáo của bà V (con dâu) để công nhận họ có hưởng thừa kế hay bác yêu cầu này.
* Theo quan điểm thứ nhất, xác định đây là vụ án dân sự tranh chấp thừa kế tài sản và thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án được quy định tại khoản 5 Điều 26 BLTTDS năm 2015 và xác định bà V (con dâu) và các con của ông Lê C là người hưởng thừa kế.
* Theo quan điểm thứ hai, trường hợp này Tòa án chỉ xác định các con của ông Lê C là người thừa kế thế vị mới có quyền hưởng di sản.
Quan điểm của tác giả đồng ý với quan điểm thứ 1 bởi các lý do sau:
Thứ nhất, theo Điều 650 BLDS thì khi bố, mẹ chồng chết mà không để lại di chúc thì phần di sản để lại được tiến hành chia thừa kế theo pháp luật. Theo Điều 649 BLDS quy định thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế. Hàng thừa kế được quy định tại Điều 651 BLDS lần lượt theo thứ tự sau: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
Như vậy, bà V (con dâu) không thuộc các hàng thừa kế và không được chia thừa kế theo pháp luật dựa vào hàng thừa kế nếu tại thời điểm xét xử ông Lê C còn sống.
Thứ hai, khi bố, mẹ chồng mất không để lại di chúc, thì phần di sản để lại được tiến hành chia thừa kế theo pháp luật. Theo khoản 1 Điều 611 của BLDS thì “thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết” và xác định người thừa kế tại Điều 613 của BLDS năm 2015 có quy định rõ: “Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế”. Như vậy, trong vụ án trên, thời điểm mở thừa kế của ông Lê N là năm 1992 và bà Nguyễn Đ là năm 1985. Thời điểm này, ông Lê C vẫn còn sống, trong trường hợp này ông Lê C chết sau bố, mẹ thì phần di sản mà ông Lê C được hưởng từ cha mẹ sẽ được chia thừa kế theo pháp luật theo hàng thừa kế thứ nhất của ông Lê C gồm: Bà V và 2 người con chung của bà V và ông Lê C. Do đó, theo quy định của pháp luật, trong vụ án trên bà V (con dâu) có quyền yêu cầu Tòa án công nhận cho bà V được hưởng phần di sản từ khối di sản của cha, mẹ chồng.
Rất mong nhận được sự trao đổi của các bạn đọc.
Toà án TP Hải phòng đã tiến hành xét xử phúc thẩm vụ án tranh chấp di sản thừa kế – Ảnh: Phương Thanh
PHAN THỊ BẠCH MAI
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp