1. Ban Chấp hành chi đoàn là gì?
Đối với ban chấp hành nào cũng đều phải có nhiệm kỳ hoạt đọng cụ thể và với Ban Chấp hành Đoàn các cấp thì đây là thời gian giữa hai kỳ đại hội của từng cấp và ban Chấp hành do đại hội bầu ra phải được Đoàn cấp trên trực tiếp xét quyết định công nhận. Ban Chấp hành Đoàn khóa mới và người được bầu vào các chức danh điều hành công việc ngay sau khi được đại hội, hội nghị bầu và được công nhận chính thức khi có quyết định công nhận của Ban Chấp hành Đoàn cấp trên trực tiếp.
Ủy viên Ban Chấp hành xin rút khỏi Ban Chấp hành, do Ban Chấp hành cấp đó quyết định. Ủy viên Ban Chấp hành chuyển khỏi công tác Đoàn thì đương nhiên thôi tham gia Ban Chấp hành các cấp. Việc rút khỏi Ban Chấp hành khi Ủy viên Ban Chấp hành các cấp chuyển công tác trong hệ thống Đoàn do Ban Thường vụ Trung ương Đoàn hướng dẫn.
Bạn đang xem: Ban Chấp hành chi đoàn là gì? Gồm những ai? Nhiệm vụ là gì?
Ban Chấp hành, Ban Thường vụ cấp tỉnh trở xuống khi khuyết thì do Ban Chấp hành cấp đó thảo luận, thống nhất bầu bổ sung và đề nghị Ban Chấp hành Đoàn cấp trên ra quyết định công nhận. Số lượng bổ sung trong cả nhiệm kỳ không quá số lượng Ủy viên Ban Chấp hành do đại hội quyết định. Khi cần thiết, Đoàn cấp trên trực tiếp có quyền chỉ định tăng thêm một số Ủy viên Ban chấp hành.
Chấp hành cấp dưới nhưng số lượng không vượt quá 15% số lượng Ủy viên Ban Chấp hành đã được Đại hội Đoàn cấp dưới thông qua. Ban Chấp hành Trung ương Đoàn khi khuyết thì hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đoàn bầu bổ sung nhưng không quá số lượng Ủy viên Ban Chấp hành do Đại hội đại biểu toàn quốc quyết định.
Trường hợp tiến hành bầu ban chấp hành chi đoàn nếu khuyết Bí thư,thì thay vào đó Phó Bí thư thì sau khi có ý kiến thống nhất của cấp ủy cùng cấp và Đoàn cấp trên trực tiếp, hội nghị Ban Chấp hành bầu trong số Ủy viên Ban Thường vụ hoặc Ủy viên Ban Chấp hành (nếu không có Ban Thường vụ) và Đoàn cấp trên trực tiếp công nhận. Trường hợp cần thiết, Đoàn cấp trên có quyền chỉ định bổ sung sau khi có ý kiến thống nhất của cấp ủy cùng cấp.
Trong cùng một kỳ họp, các Ủy viên Ban Chấp hành vừa được Ban Chấp hành đồng ý cho rút khỏi Ban Chấp hành vẫn có quyền bầu cử, biểu quyết hoặc chủ trì phiên họp bầu bổ sung Ban Chấp hành, các chức danh.
Ủy viên Ban Chấp hành không tham gia họp Ban Chấp hành 3 kỳ liên tục trong nhiệm kỳ mà không có lý do chính đáng thì xóa tên trong Ban Chấp hành. Việc xóa tên do Ban Chấp hành cùng cấp xem xét quyết định và báo cáo lên Đoàn cấp trên trực tiếp.
2. Ban chấp hành chi đoàn gồm những ai?
Bí thư Chi đoàn
– Là người chịu trách nhiệm chính trước Chi bộ về công tác Đoàn, Hội, Đội ở đơn vị, địa bàn mình phụ trách.
Xem thêm : Tự lập là gì? Ví dụ về tính tự lập
– Bí thư Chi đoàn phụ trách chung công việc của Ban Chấp hành, quán xuyến các mặt công tác của Chi đoàn, trực tiếp phụ trách công tác tư tưởng và tổ chức cán bộ.
– Bí thư Chi đoàn thường xuyên tham mưu với Chi bộ về công tác thanh thiếu nhi trên địa bàn, đơn vị và quan hệ trực tiếp với các ban ngành, đoàn thể khác nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Chi đoàn.
Phó Bí thư Chi đoàn
– Là người giúp việc cho Bí thư, thay mặt cho Bí thư điều hành công việc trong Ban Chấp hành khi Bí thư vắng mặt.
– Trực tiếp phụ trách công tác tổ chức, đoàn vụ cùng với Bí thư quan hệ với các lực lượng xã hội khác trên địa bàn.
Các Ủy viên Ban Chấp hành
– Được tập thể Ban Chấp hành phân công phụ trách từng mặt công tác cụ thể (thanh niên, thiếu nhi, văn hóa, thể thao, kinh phí …).
– Thực hiện các nhiệm vụ do Bí thư hay Phó Bí thư phân công.
3. Nhiệm vụ của ban chấp hành chi đoàn là gì?
– Nâng cao nhận thức cho cán bộ, đoàn viên về vị trí, vai trò và ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng chi Đoàn; tạo bước chuyển biến về chất lượng tổ chức và hoạt động của các chi Đoàn; phát huy vai trò của Đoàn cơ sở trong hướng dẫn, chỉ đạo sinh hoạt Chi đoàn.
Xem thêm : Phân tích Tiếng chửi của Chí Phèo
– Xây dựng chi Đoàn mạnh là cơ sở để Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, nâng cao vị trí, vai trò của tổ chức Đoàn trong hệ thống chính trị và xã hội; thu hút, tập hợp, đoàn kết đoàn viên, thanh niên, phát huy cao nhất tính tiền phong, gương mẫu của đoàn viên.
– Một giải pháp cũng rất thiết thưc đó là cần tiến hành xây dựng các chương trình công tác, kế hoạch hoạt động của chi Đoàn, gắn với nhiệm vụ chính trị của từng địa phương, đơn vị. Nội dung hoạt động cần hài hòa giữa phát huy vai trò xung kích, sáng tạo của đoàn viên thanh niên, vừa tăng cường chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích, chính đáng của đoàn viên, thanh niên (học tập, nâng cao kiến thức; nghề nghiệp và việc làm; tình bạn, tình yêu, hôn nhân và gia đình; vui chơi giải trí; tự khẳng định mình…).
– Thực hiện phân công, giao nhiệm vụ cho từng đoàn viên; thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của từng đoàn viên theo hoạt động, theo các kỳ sinh hoạt và hằng năm.
– Không ngừng đổi mới nội dung, hình thức, phương thức hoạt động của chi Đoàn. Đăng ký đảm nhận và tổ chức thực hiện các công trình, phần việc thanh niên phù hợp với lĩnh vực, địa bàn và đối tượng đoàn viên, thanh niên.
– Ban Chấp hành Chi đoàn mỗi tháng họp một lần (trước thời gian họp Chi đoàn) nhằm đánh giá công việc của tháng trước và xây dựng kế hoạch công tác của tháng tiếp theo. Thời gian họp tùy thuộc vào điều kiện lao động, học tập, công tác của địa phương, đơn vị.
– Ngoài họp thường kỳ, khi có công việc đột xuất Ban Chấp hành có thể họp bất thường trao đổi kinh nghiệm, sinh hoạt, nghiệp vụ, tổ chức giao lưu Chi đoàn bạn …
– Đối với mọi công việc, Ban Chấp hành thảo luận tập thể dân chủ. Bí thư hay Phó Bí thư là người quyết định phương án thực hiện. Ủy viên Ban Chấp hành có quyền bảo lưu ý kiến riêng (thuộc về thiểu số), song phải thực hiện quyết định của tập thể Ban Chấp hành.
– Mỗi Ủy viên Ban Chấp hành phải chuẩn bị báo cáo trước Ban Chấp hành và trước Chi đoàn về nhiệm vụ được tập thể Ban Chấp hành phân công phụ trách.
– Bí thư hay Phó Bí thư Chi đoàn có nhiệm vụ tổng hợp ý kiến, ký và báo lên Ban Chấp hành Đoàn cơ sở và Chi bộ.
Như vậy, trong những năm tiếp theo, bằng nhiệt huyết tuổi trẻ, các đoàn viên thanh niên Chi đoàn cần có quyết tâm rèn luyện, phấn đấu, đoàn kết, khắc phục khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ; xung kích, hăng hái phối hợp tổ chức, tham gia các hoạt động, phong trào; thực hiện “phần việc thanh niên”, “công trình thanh niên” tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp trong khuôn viên phát huy tính tiền phong trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong xử lý, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn; để Chi đoàn là môi trường để thanh niênphấn đấu, rèn luyện; xứng đáng là lực lượng hậu bị của Đảng, là nòng cốt trong các phong trào xung kích, tình nguyện tại cơ quan, cũng như trong thực hiện nhiệm vụ cấp ủy Chi bộ và Lãnh đạo Sở giao, đóng góp chung vào sự phát triển của đất nước ta.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp