Theo đó, hệ thống biển báo hiệu đường bộ theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ tại Thông tư 06 gồm 05 nhóm:
- Biển báo cấm;
- Biển hiệu lệnh;
- Biển báo nguy hiểm và cảnh báo;
- Biển chỉ dẫn;
- Biển phụ, biển viết bằng chữ.
So với quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ tại Thông tư 17/2012/TT-BGTVT thì hệ thống biển báo hiệu đường bộ đã chỉ còn 05 nhóm (Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ tại Thông tư 17 hệ thống biển báo hiệu đường bộ chia thành 06 nhóm gồm: biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh, biển chỉ dẫn, biển phụ, biển sử dụng trên các tuyến đường đối ngoại. Ngoài 06 nhóm trên còn có loại biển viết bằng chữ có dạng hình chữ nhật nền màu xanh lam chữ màu trắng dùng để chỉ dẫn hoặc hiệu lệnh đối với xe thô sơ và người đi bộ).
Bạn đang xem: 05 nhóm biển báo hiệu đường bộ từ ngày 01/11/2016
Biển báo cấm
Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm. Người tham gia giao thông phải chấp hành những điều cấm mà nội dung biển đã thể hiện. Biển báo cấm gồm 63 biển có mã P (cấm) và DP (hết cấm) (theo quy định hiện hành thì chỉ có 40 kiểu – 52 biển báo). Một số biển báo mới đựoc bổ sung như sau:
- Biển số P.107a: Cấm xe ôtô khách;
- Biển số P.107b: Cấm xe ôtô taxi;
- Biển số P.108 a: Cấm xe sơ-mi rơ-moóc (tại Thông tư 17 quy định chung cấm ôtô, máy kéo kéo rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc tại Biển số 108);
- Biển số P.124 (c,d): Cấm rẽ trái và quay đầu xe; Cấm rẽ phải và quay đầu xe;
- Biển số P.124 (e,f): Cấm ô tô rẽ trái và quay đầu xe; Cấm ô tô rẽ phải và quay đầu xe;
- Biển số P.124 d: Cấm xe ôtô rẽ trái và quay đầu xe;
- Biển số P.127 a: Tốc độ tối đa cho phép về ban đêm;
- Biển số P.127 b: Biển gộp tốc độ tối đa cho phép theo làn đường đặt bên đường hoặc trên cột cần vươn;
- Biển số P.127 c: Biển gộp tốc độ tối đa cho phép theo phương tiện trên từng làn đường;
- Biển số P.127d: Biển hết hạn chế tốc độ tối đa cho phép trên biển ghép
Đồng thời, Biển số 122: Dừng lại tại Thông tư 17 không còn nằm trong nhóm biển báo cấm (tại quy chuẩn mới đã chuyển sang biển hiệu hiệu lệnh – Biển số R.122: Dừng lại)
Biển báo nguy hiểm và cảnh báo
Xem thêm : Nam, nữ sinh 2002 mệnh gì, tuổi con gì, màu hợp và màu kỵ
Biển báo nguy hiểm và cảnh báo được dùng để báo cho người tham gia giao thông biết trước tính chất của sự nguy hiểm hoặc các điều cần chú ý phòng ngừa trên tuyến đường. Khi gặp biển báo nguy hiểm và cảnh báo, người tham gia giao thông phải giảm tốc độ đến mức cần thiết, chú ý quan sát và chuẩn bị sẵn sàng xử lý những tình huống có thể xẩy ra để phòng ngừa tai nạn.
Biển báo nguy hiểm và cảnh báo gồm có 83 biển có mã W (quy định hiện hành có 47 kiểu biển – 74 biển báo). Một số biển báo mới đựoc bổ sung như sau:
- Biển số W.201 (c,d): Chỗ ngoặt nguy hiểm có nguy cơ lật xe;
- Biển số W.215 (b,c): Kè, vực sâu phía bên trái và phía bên phải;
- Biển số W.216 b: Đường ngầm có nguy cơ lũ quét;
- Biển số W.228 d: Nền đường yếu;
- Biển số W.243 (a,b,c): Nơi đường sắt giao không vuông góc với đường bộ;
Đồng thời bỏ Biển số 207 l: Giao nhau với đường không ưu tiên tại Thông tư 17
Biển hiệu lệnh
Biển hiểu lệnh là biển báo cho người tham gia giao thông biết các điều bắt buộc phải chấp hành. Biển hiệu lệnh gồm 65 biển có mã R và R.E (theo Thông tư 17 có 10 kiểu biển – 21 biển báo). Một số biển báo hiệu lệnh mới như sau:
- Biển số R.122: Dừng lại;
- Biển số R.302 c: Hướng phải đi vòng chướng ngại vật;
- Biển số R.403 a: Đường dành cho xe ôtô;
- Biển số R.403 b: Đường dành cho xe ôtô, xe máy;
- Biển số R.403 c : Đường dành cho xe buýt;
- Biển số R.403 d: Đường dành cho xe ôtô con;
- Biển số R.403 e: Đường dành cho xe máy;
- Biển số R.403 f: Đường dành cho xe máy và xe đạp;
- Biển số R.404 a: Hết đoạn đường dành cho xe ôtô;
- Biển số R.404 b: Hết đoạn đường dành cho ôtô, xe máy;
- Biển số R.404 c: Hết đoạn đường dành cho xe buýt;
- Biển số R.404 d: Hết đoạn đường dành cho xe ôtô con;
- Biển số R.404 e: Hết đoạn đường dành cho xe máy;
- Biển số R.404 f: Hết đoạn đường dành cho xe máy và xe đạp;
- Biển số R.411: Hướng đi trên mỗi làn đường phải theo;
- Biển số R.412 a: Làn đường dành cho xe ôtô khách;
- Biển số R.412 b: Làn đường dành cho xe ôtô con;
- Biển số R.412 c: Làn đường dành cho xe ôtô tải;
- Biển số R.412 d: Làn đường dành cho xe máy;
- Biển số R.412 e: Làn đường dành cho xe buýt;
- Biển số R.412 f: Làn đường dành cho xe ôtô;
- Biển số R.412 g: Làn đường dành cho xe máy và xe đạp;
- Biển số R.412 h: Làn đường dành cho xe đạp;
- Biển số R.412 i: Kết thúc làn đường dành cho xe ôtô khách;
- Biển số R.412 j: Kết thúc làn đường dành cho xe ôtô con;
- Biển số R.412 k: Kết thúc làn đường dành cho xe ôtô tải;
- Biển số R.412 l: Kết thúc làn đường dành cho xe máy;
- Biển số R.412 m: Kết thúc làn đường dành cho xe buýt;
- Biển số R.412 n: Kết thúc làn đường dành cho xe ôtô;
- Biển số R.412 o: Kết thúc làn đường dành cho xe xe máy và xe đạp;
- Biển số R.412 p: Kết thúc làn đường dành cho xe đạp;
- Biển số R.415: Biển gộp làn đường theo phương tiện;
- Biển số R.420: Bắt đầu khu đông dân cư;
- Biển số R.421: Hết khu đông dân cư;
- Biển số R.E,9 a: Cấm đỗ xe trong khu vực;
- Biển số R.E,9 b: Cấm đỗ xe theo giờ trong khu vực;
- Biển số R.E,9 c: Khu vực đỗ xe;
- Biển số R.E,9 d: Hạn chế tốc độ tối đa trong khu vực;
- Biển số R.E,10 a: Hết cấm đỗ xe trong khu vực;
- Biển số R.E,10 b: Hết cấm đỗ xe theo giờ trong khu vực;
- Biển số R.E,10 c: Hết khu vực đỗ xe;
- Biển số R.E,10 d: Hết hạn chế tốc độ tối đa trong khu vực;
- Biển số R.E,11 a: Đường hầm;
- Biển số R.E,11 b: Kết thúc đường hầm.
Biển chỉ dẫn
Xem thêm : Xếp hạng các trường THPT dân lập ở Hải Phòng
Các biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần thiết nhằm giúp người tham gia giao thông trong việc điều khiển phương tiện và hướng dẫn giao thông trên đường được thuận lợi, đảm bảo an toàn. Biển chỉ dẫn trên các đường ôtô không phải là đường cao tốc gồm 90 biển có mã “I” (quy định hiện hành là 47 kiểu – 71 biển báo). Một số biển mới được bổ sung:
- Biển số I.408 a: Nơi đỗ xe một phần trên hè phố;
- Biển số I.419 b: Chỉ dẫn địa giới trên tuyến đường đối ngoại;
- Biển số I.422 b: Di tích lịch sử trên tuyến đường đối ngoại;
- Biển số I.423c: Điểm bắt đầu đường đi bộ;
- Biển số I.433 (b,c,d): Báo hiệu nơi cắm trại, nhà nghỉ lưu động;
- Biển số I.433 e: Báo hiệu nhà trọ;
- Biển số I.444 (a,b,c,d,e,f,g,h,i,j,k,l,m): Biển báo chỉ dẫn địa điểm;
- Biển số I.445 (a,b,c,d,e,f,g,h): Biển báo kiểu mô tả tình trạng đường sá;
- Biển số I.447 (a,b,c,d): Biển báo cầu vượt liên thông;
- Biển số I.448: Làn đường cứu nạn hay làn thoát xe khẩn cấp;
- Biển số I.449: Biển tên đường.
Bỏ các biển báo sau:
- Biển số 403(a,b): Đường dành cho ôtô, xe máy;
- Biển số 404(a,b): Hết đường dành cho ôtô, xe máy;
- Biển số 411: Hướng đi trên mỗi làn đường trên đường có nhiều làn được chia theo vạch kẻ đường;
- Biển số 412(a,b,c,d): “Làn đường dành riêng cho từng loại xe”;
- Biển số 420: Bắt đầu khu đông dân cư;
- Biển số 421: Hết khu đông dân cư;
Biển phụ viết bằng chữ, biển viết bằng chữ
Biển phụ thường được đặt kết hợp với các biển báo chính: biển báo nguy hiểm, biển báo cấm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn nhằm thuyết minh bổ sung để hiểu rõ, trừ biển số 507 “Hướng rẽ” được sử dụng độc lập. Biển phụ gồm 31 biển có mã S, SG và SH (quy định hiện hành 09 kiểu – 19 biển). Biên báo được bổ sung gồm:
- Biển S.H,3 (a,b,c): Hướng tác dụng của biển
- Biển số S.510: Chú ý đường trơn có băng tuyết;
- Biển số S.G,7: Địa điểm cắm trại;
- Biển số S.G,8: Địa điểm nhà trọ;
- Biển số S.G,9 b: Chỉ dẫn tới điểm đỗ xe dành cho lái xe muốn sử dụng phương tiện công cộng;
- Biển số S.G,11 a; S.G,11 c: Chỉ dẫn số lượng làn và hướng đi cho từng làn;
- Biển số S.G,12 a; S.G,12 b: Chỉ dẫn làn đường không lưu thông;
- Biển số S.H,6: Ngoại lệ.
Biển viết bằng chữ chỉ dùng trong trường hợp không áp dụng được các kiểu biển đã quy định.
Xem chi tiết tại Thông tư 06/2016/TT-BGTVT thay thế Thông tư 27/2015/TT-BGTVT và Thông tư 17/2012/TT-BGTVT .
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp