1. Biển báo P.112 “Cấm người đi bộ”
Theo Quy chuẩn QCVN 41:2019, biển báo cấm người đi bộ có dạng hình tròn với viền màu đỏ và nền màu trắng. Trên nền biển P.112 có in hình vẽ một người đang đi bộ màu đen với một gạch chéo màu đỏ từ trái sang phải theo chiều từ trên xuống. Hình ảnh thực tế của biển này như sau:
Biển báo P.112 có ý nghĩa báo hiệu đoạn đường phía trước cấm người đi bộ qua lại. Theo Quy chuẩn 41:2019, biển báo cấm người đi bộ có giá trị trên tất cả các làn đường hoặc chỉ có giá trị trên một hoặc một số làn đường theo biển báo trên đường.
Bạn đang xem: Nhận biết các loại biển báo dành cho người đi bộ
Biển báo này được đặt ở nơi đường giao nhau hoặc trước một vị trí trên đường cần cấm. Biển P.112 không cần biển báo hết cấm.
Nếu thấy biển cấm người đi bộ mà vẫn cố tình đi vào, người đi bộ sẽ bị phạt 60.000 – 100.000 đồng (theo khoản 1 Điều 9 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
2. Biển báo W.224 “Đường người đi bộ cắt ngang”
Biển báo W.224 được bố trí để báo trước sắp tới phần đường dành cho người đi bộ sang qua đường.
Do đó, khi kặp biển này, các phương tiện phải giảm tốc độ, nhường ưu tiên cho người đi bộ. Các xe chỉ được phép chạy khi không gây nguy hiểm cho người đi bộ.
Lưu ý, tại nơi đường giao nhau, trong nội thành, nội thị nơi người qua lại thì phần đường dành cho người đi bộ cắt ngang phải được sơn kẻ vạch đường dành cho người đi bộ.
3. Biển báo R.305 “Đường dành cho người đi bộ”
Biển báo R.305 được bố trí trên đường để báo đường dành cho người đi bộ. Các loại xe cơ giới và thô sơ (trừ xe đạp và xe lăn dành cho người tàn tật), kể cả xe được ưu tiên cũng không được phép đi vào đường đã đặt biển này, trừ trường hợp đi cắt ngang qua nhưng phải đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người đi bộ.
Đây là một biển báo thuộc nhóm biển báo hiệu lệnh, có giá trị hiệu lực trên các làn đường đặt biển báo này.
Xem thêm : Lãng phí thời gian là gì? Làm sao để không lãng phí thời gian
Trường hợp phương tiện cố tình đi vào đoạn đường có cắm biển đường dành cho người đi bộ thì sẽ bị phạt về lỗi không chấp hành chỉ dẫn của biển báo giao thông:
– Ô tô: Phạt 300.000 – 400.000 đồng + Tước Giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng
(Theo điểm a khoản 1 và điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP)
– Xe máy: Phạt 100.000 – 200.000 đồng + Tước Giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng
(Theo điểm a khoản 1 và điểm c khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP)
4. Biển báo I.423 (a,b) “Vị trí người đi bộ sang ngang”
Biển báo vị trí người đi bộ sang ngang, ký hiệu là I.423 (a,b) có dạng hình vuông, nền màu xanh, giữa biển có hình tam giác màu trắng và hình vẽ người đi bộ màu đen. Hình ảnh thực tế của biển báo này như sau:
Biển báo I.423 (a,b) được dùng để chỉ dẫn người đi bộ và người tham gia giao thông biết vị trí dành cho người đi bộ sang ngang.
Biển này được sử dụng độc lập ở những vị trí sang ngang, đường không có tổ chức điều khiển giao thông hoặc có thể sử dụng phối hợp với vạch kẻ đường.
Gặp biển vị trí người đi bộ sang ngang, người tham gia giao thông phải điều khiển xe chạy chậm, chú ý quan sát, ưu tiên cho người đi bộ sang ngang. Chiều người đi bộ trên biển phải hướng vào đường.
5. Biển báo I.423c “Điểm bắt đầu đường đi bộ”
Xem thêm : Quốc gia đông dân nhất thế giới
Biển báo điểm bắt đầu đường đi bộ (ký hiệu I.423c) có hình chữ nhật, nền màu xanh, giữa biển có hình vuông màu trắng và hình vẽ hai người đi bộ màu đen. Cụ thể hình ảnh của biển báo này như sau:
Biển báo I.423c được sử dụng để chỉ dẫn cho người đi bộ và người lái xe biết nơi bắt đầu đoạn đường dành cho người đi bộ. Lưu ý, biển báo này không dùng cho các vị trí đi bộ cắt ngang qua đường.
6. Biển báo I.424 (a,b) “Cầu vượt qua đường cho người đi bộ”
Biển báo cầu vượt qua đường cho người đi bộ ký hiệu là I.424 (a,b), có dạng hình vuông, nền màu xanh với hình vẽ người đi lên bậc thang ở giữa biển báo. Hình ảnh minh họa cho 02 biển báo này như sau:
Biển báo I.424 (a,b) được bố trí trên đường để chỉ dẫn cho người đi bộ sử dụng cầu vượt qua đường. Tùy hướng thực tế của người đi bộ qua đường mà sử dụng biển số I.424a hoặc biển số I.424b cho phù hợp.
Việc đặt biển này sẽ giúp người đi bộ dễ dàng nhận biết cầu vượt qua đường để sử dụng, từ đó đảm bảo an toàn giao thông cho cả người đi bộ và những người tham gia giao thông khác trên đường.
7. Biển số I.424 (c,d) “Hầm chui qua đường cho người đi bộ”
Biển báo hầm chui qua đường cho người đi bộ có hình vuông, nền màu xanh và hình vẽ người đi xuống bậc thang ở giữa biển báo. Hình ảnh minh họa loại biển này như sau:
Biển báo I.424 (c,d) được sử dụng để chỉ dẫn cho người đi bộ sử dụng hầm chui qua đường, tùy hướng thực tế của người đi bộ qua hầm mà sử dụng biển I.424c hoặc I.424d cho phù hợp.
Việc đặt các biển này giúp người đi bộ dễ dàng nhận biết có hầm qua đường để sử dụng, đảm bảo an toàn khi qua đường.
Trên đây là thông tin về các loại biển báo dành cho người đi bộ. Nếu có thắc mắc về các loại biển báo giao thông nói trên, bạn đọc có thể liên hệ tổng đài 1900.6192 của LuatVietnam để được tư vấn chi tiết.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp