Sự phát triển của bé 5 tháng tuổi

frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen="">
Video phát triển trí não cho trẻ 5 tháng tuổi

Trẻ 5 tháng tuổi đã có sự phát triển vượt bậc so với trẻ sơ sinh. Lúc này, bé 5 tháng tuổi biết cách thu hút sự chú ý, và ngay cả một người khó tính nhất cũng phải mềm lòng trước sự cuốn hút đáng yêu của bé. Trong bài viết này, mẹ bỉm hãy cùng Huggies tìm hiểu chi tiết quá trình phát triển của trẻ 5 tháng tuổi về dinh dưỡng và vận động.

>> Tham khảo thêm:

  • Cách theo dõi biểu đồ chiều cao cân nặng của trẻ
  • Các giai đoạn vàng phát triển chiều cao của trẻ

Những cột mốc phát triển cho bé 5 tháng tuổi

Dưới đây là bảng cho thấy các mốc phát triển quan trọng của trẻ 5 tháng tuổi:

>> Tham khảo thêm: Quá trình phát triển của trẻ sơ sinh qua từng tháng

Sự phát triển của trẻ 5 tháng tuổi

Sự phát triển của trẻ 5 tháng tuổi (Nguồn: Sưu tầm)

Trẻ 5 tháng tuổi biết làm gì? Sự tăng trưởng của trẻ 5 tháng tuổi

Các chỉ số chiều cao, cân nặng của trẻ 5 tháng tuổi

Trẻ 5 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg? Khi bước vào giai đoạn 5 tháng tuổi, bé đã có sự thay đổi so với khi vừa chào đời. Cụ thể, cân nặng của bé trai là khoảng 7,5kg và bé gái nặng khoảng 6,9kg trong khi chiều cao lại rơi vào khoảng 64cm ở bé gái và 65,5cm ở bé trai.

Theo thống kê, trẻ 5 tháng tuổi trung bình sẽ nặng thêm 0,5kg và cao hơn 2cm so với tháng thứ 4. Thông thường, trẻ sẽ nặng gần như là gấp đôi so với khi mới sinh, tuy nhiên tùy thể trạng từng bé mà có thể đạt cột mốc này sớm hơn.

Tã Huggies Skin Perfect với khả năng giảm đến 93% phân lỏng trên da bé (Nguồn: Huggies)

Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ 5 tháng tuổi

  • Tiếng cười to, vang: Ở những tháng trước, trẻ chỉ có thể cười mỉm khi chơi đùa cùng ba mẹ, nhưng khi bước vào tháng thứ 5 trẻ đã có thể cười cùng những tràng cười to, khanh khách.
  • Tự nói theo ngôn ngữ của mình: Trẻ quan sát mọi người xung quanh nói chuyện và bắt chước, tuy nhiên không thể phát âm chính xác nên ba mẹ thường nghe những âm thanh lạ.
  • Giai đoạn trẻ hay la hét: Việc bắt chước và học hỏi ngôn ngữ sẽ gặp nhiều khó khăn trong thời gian đầu, vì vậy nếu bé thường xuyên la hét thì ba mẹ cũng không cần quá lo lắng.

>> Tham khảo thêm: Trẻ mấy tháng biết ngồi?

Khả năng vận động

Bé 5 tháng tuổi biết làm gì? Lúc này, em bé của bạn đã có thể giữ thẳng lưng và đầu khi bạn nhẹ nhàng đỡ bé ngồi dậy. Một bước phát triển quan trọng nữa ở độ tuổi 5 tháng là biết lật, khi bé có thể lật từ ngửa sang sấp, và ngược lại như một trò chơi vận động thú vị. Hàng ngày bạn hãy cho bé chơi đùa dưới sàn nhà để bé vận động nhiều và mau chóng hoàn thiện kỹ năng quan trọng này nhé bạn.

Trẻ 5 tháng tuổi biết ngồi chưa? Ở giai đoạn này, hầu hết các bé đều có thể ngồi có sự hỗ trợ như gối chèn, người đỡ,… và có thể tự ngồi vững khi được 6 tháng tuổi.

>> Tham khảo thêm: Nhiệt độ phòng và cách chăm sóc bé vào mùa đông

Huggies mời mẹ tham khảo thêm về quá trình chăm sóc trẻ 6 tháng tuổi trong video dưới đây:

Phát triển về nhận thức và cảm xúc

Em bé 5 tháng tuổi rất vui vẻ và dễ chịu, bởi vì bé đã tự nâng được đầu của mình. Bé là trung tâm thu hút mọi sự chú ý của những người xung quanh, khiến bạn cảm thấy hạnh phúc. Và có vẻ như chính bạn cũng bị hấp dẫn bởi những cử chỉ đáng yêu của em bé.

Nhưng ở 5 tháng tuổi, bé cũng tỏ ra rất cáu kỉnh mỗi khi không khỏe, không vui, hay chỉ đơn giản là không biết mình muốn gì. Cá tính của bé đã định hình khá rõ ràng từ bây giờ. Bé có thể rất trầm lắng, dễ hiểu dễ chiều, hoặc cũng có thể rất nhạy cảm, kích động, và cần được bạn vỗ về thường xuyên để làm dịu đi tính khí của mình. Em bé của bạn rõ ràng là một con người bé nhỏ độc lập, và mặc dù bạn có cảm giác cực kỳ gắn bó với bé thì vẫn phải chấp nhận rằng bé là một cá nhân với tính cách rất riêng.

>> Tham khảo thêm:

  • Cách tập ngồi cho bé
  • Bé bị ngã đập đầu phía sau có sao không?

Sự phát triển về cảm xúc của bé 5 tháng tuổi (Nguồn: Sưu tầm)

Sự phát triển của các giác quan

  • Cảm nhận về vị giác của bé đã phát triển: Lúc này mẹ sẽ thấy bé 5 tháng tuổi hay bỏ thứ nắm được vào miệng để trải nghiệm.
  • Bé thể phân biệt giữa các màu: Tuy chỉ mới được 5 tháng tuổi nhưng bé nhà bạn có thể nhìn ra được nhiều màu sắc, phân biệt màu và sắc thái cùng một màu.
  • Thính giác tốt hơn: Thính giác của trẻ 5 tháng tuổi đã cải thiện hơn trước, bé đã biết phản ứng và quay đầu về phía phát ra âm thanh.
  • Luôn thử chạm và nếm mọi thứ: Ở độ tuổi này, bé luôn cố gắng chạm, nếm, thử mọi thứ trong tầm tay. Chính vì thế, bạn hãy chắc chắn rằng mọi vật con tiếp xúc luôn đảm bảo sạch sẽ, không dễ vỡ và kích cỡ vừa phải tránh con nuốt vào gây hóc, nghẹt thở.

>> Tham khảo thêm:

  • Cách trị trẻ bị cứt trâu
  • Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi phải làm sao?

Giao tiếp, hành vi ứng xử của trẻ 5 tháng tuổi

Đây là thời điểm bé thể hiện giọng của mình, với rất nhiều tiếng hét chói tai, tiếng ríu rít, thỏ thẻ và cười nắc nẻ. Rất nhiều em bé 5 tháng tuổi tỏ ra sảng khoái nhất vào buổi sáng, sau khi được ăn no bụng và đặc biệt là đã ngủ một giấc dài. Thế nên bạn hãy tận dụng khoảng thời gian này, tạm quên đi danh sách dài dằng dặc những việc phải làm. Bạn chỉ tận hưởng một thú vui duy nhất là nằm cạnh bé trên giường, nói chuyện, chơi đùa với bé. Bé sẽ luôn miệng cười với bạn, và thích thú khi nhìn thấy bạn cười đáp lại. Khi nghe giọng bạn, bé sẽ quay lại và tìm kiếm, nhìn vào mắt bạn và cười rạng rỡ khi đã nhận ra khuôn mặt bạn. Quả thật bé đã tiến được một bước dài chỉ trong vòng 5 tháng ngắn ngủi.

>> Tham khảo thêm: Nên bổ sung vitamin D3 cho trẻ sơ sinh thế nào là đúng?

Giấc ngủ của trẻ 5 tháng tuổi – Trẻ 5 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ?

Vào độ tuổi này, bé thường ngủ tầm 2 – 3 giấc /ngày, thời gian thức tối đa là từ 2 – 2,5 tiếng. Một giấc ngủ của bé 5 tháng tuổi sẽ kéo dài tối đa 2 tiếng 30 phút.

Vào thời gian này em bé 5 tháng tuổi của bạn đã biết lật rất dễ dàng nên bạn cũng khó mà giữ bé nằm nguyên một tư thế ngửa suốt thời gian bé ngủ. Nhưng lưu ý là bạn vẫn phải đặt bé nằm ngửa khi ru bé. Đến khi bé đã có thể lật sấp, ngửa thành thục thì bạn hãy ngưng quấn khăn cho bé khi ngủ. Khăn có thể quấn lên mặt và khiến bé ngạt thở khi bé cứ lăn qua lăn lại.

Nếu bạn vẫn ru bé ngủ bằng cách cho ngậm ti mẹ, bạn sẽ thấy con bạn chỉ chịu đi ngủ khi được cho bú ti thôi. Nếu việc này không phiền hà gì cho cả hai mẹ con thì hãy cứ tiếp tục. Tuy nhiên, nếu bé đã trở nên lệ thuộc vào việc phải ti mẹ mới chịu ngủ, và sẽ rất khó ngủ mỗi khi chuyển sang một giai đoạn thức, ngủ khác mà không được bú, thì bạn cần phải ngưng cho bé bú mỗi khi ru ngủ thôi. Hãy tìm kiếm thêm thông tin về giấc ngủ của bé trên trang HUGGIES và áp dụng cho hai mẹ con bạn.

>> Tham khảo thêm:

  • Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng là đủ?
  • Cách dỗ trẻ sơ sinh ngủ thật ngon giấc

Trẻ 5 tháng tuổi thường ngủ tầm 2 – 3 giấc /ngày (Nguồn: Sưu tầm)

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 5 tháng tuổi

Bé 5 tháng tuổi có thể ăn được gì? Thực tế, sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính cho bé. Theo khuyến cáo, mẹ nên cho bé bú hoàn toàn ít nhất trong 6 tháng đầu để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết để phát triển toàn diện. Khi bé lên 5 tháng tuổi, mẹ vẫn duy trì lượng sữa mỗi ngày cho bé và có thể bắt đầu cho bé tập ăn dặm.

>> Tham khảo thêm:

  • Trẻ biếng ăn: Nguyên nhân, cách giúp trẻ hết lười ăn
  • Bé 5 tháng tuổi ăn được những gì

Lượng sữa cho bé 5 tháng tuổi

Sữa mẹ hoặc sữa công thức đều đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của bé. Trong từng thời điểm phát triển khác nhau, lượng sữa mà bé cần cũng khác nhau. Theo các chuyên gia, lượng sữa thích hợp cho bé 5 tháng tuổi là khoảng 90 – 120ml/cữ bú và khoảng 5 – 6 cữ mỗi ngày.

Nếu bé uống sữa công thức thì bé vẫn cần phải bú khoảng 5 bình/24 giờ. Nếu bạn cảm thấy cần phải tăng thêm lượng sữa cho bé bú, thì hãy đảm bảo rằng bạn lấy sữa trực tiếp từ hộp sữa của bé để pha. Hãy tuân thủ chính xác tỷ lệ pha sữa công thức và nước, điều này sẽ giúp cho bé không bị táo bón và lên cân quá mức.

Em bé 5 tháng tuổi có thể sẽ nhìn chằm chằm khi bạn ăn, chăm chú theo dõi bạn đút muỗng hay nĩa vào miệng và nhai. Tuy nhiên bạn vẫn không nên cho bé ăn thức ăn dặm sớm quá; bởi vì sữa vẫn là nguồn dưỡng chất thiết yếu cho bé cho đến thời điểm này, đảm bảo đủ mọi nhu cầu dinh dưỡng của bé. Nếu bạn đang cho bé bú sữa mẹ, bạn cũng đừng ép bé phải bú sữa mỗi lần ngậm ti mẹ. Bé 5 tháng tuổi và biết rõ khi nào đói bụng cần phải bú mẹ, khi nào thì chỉ ngậm ti để giải khuây thôi.

>> Tham khảo thêm: Truy tìm “thủ phạm” làm bé bú ít, lười bú

Lượng sữa thích hợp cho bé 5 tháng tuổi là khoảng 90 – 120ml/cữ bú và khoảng 5 – 6 cữ mỗi ngày (Nguồn: Sưu tầm)

Sự phát triển chiều cao và cân nặng của bé 5 tháng tuổi

Em bé 5 tháng tuổi của bạn sẽ tăng chiều dài nhanh chóng sau mỗi tuần. Từ một em bé sơ sinh nằm co tròn trong cũi, bé đã nhanh chóng phát triển chiều dài tay, chân của mình sau 5 tháng. Hãy trò chuyện với bác sĩ về mức độ tăng trưởng của em bé nhà bạn so với biểu đồ nhóm tuổi của bé. Các chỉ số vòng đầu, độ dài và cân nặng là tiêu chí để đo sự tăng trưởng của bé, và tiêu chí nào cũng quan trọng như nhau.

Bạn sẽ nhận thấy em bé của mình có tuần thì lớn nhanh quá, còn tuần tiếp theo lại đứng im không phát triển. Bạn nên tham khảo biểu đồ tăng trưởng theo nhóm tuổi của bé nhà bạn, đây là phương pháp hữu ích để đánh dấu sự phát triển của bé theo thời gian, và giúp bạn so sánh một cách khách quan với những em bé khác ở trong cùng độ tuổi và giới tính.

Về sự tăng trưởng của bé 5 tháng tuổi, bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh cho biết:

Trung bình tuổi này bé gái nặng 6,1-7,8kg, cao 61,8-66,2cm; bé trai nặng 6,7-8,4kg, cao 63,8-68cm. Những bé năng động thích chơi đùa, bé săn chắc hơn nên trông bé không bụ bẫm. Những bé như vậy sẽ khỏe và nhanh nhẹn hơn các bé ú nu ú nần khác.

>> Tham khảo thêm: Bảng cân nặng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Sự phát triển chiều cao và cân nặng của trẻ 5 tháng tuổi (Nguồn: Sưu tầm)

Các vấn đề sức khỏe của trẻ 5 tháng tuổi

Vào những giai đoạn đầu đời, sức đề kháng của bé còn rất yếu, đặc biệt là khi được ba mẹ chăm sóc cẩn thận thì trẻ càng dễ bị tấn công bởi các vi khuẩn từ môi trường bên ngoài. Một số bệnh lý trẻ dễ mắc phải:

  • Cảm cúm.
  • Bệnh tay chân miệng.
  • Sốt phát ban (Roseola).
  • Bị nhiễm trùng ở vùng tai.
  • Khó thở do viêm hô hấp.
  • Khó chịu vì mọc răng.

Ba mẹ nên tìm hiểu trước và nắm rõ các triệu chứng nhiễm bệnh để kịp thời đưa ra biện pháp xử lý và cách chăm sóc phù hợp. Trường hợp phát hiện những dấu hiệu bất thường thì ba mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để chữa trị kịp thời. Để phòng ngừa bệnh cho trẻ, ba mẹ nên:

  • Cho bé bú sữa mẹ trong 5 tháng đầu để tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
  • Đưa bé đi tiêm phòng đầy đủ.
  • Giữ nhà cửa thông thoáng, thường xuyên vệ sinh và tránh bị ẩm mốc.
  • Giúp làm dịu quá trình mọc răng của trẻ bằng cách đắp lên lợi một vật mát hoặc tham vấn bác sĩ chuyên khoa.

>> Tham khảo thêm: Bổ sung vitamin A cho trẻ như thế nào là đủ?

Các lưu ý khi chăm sóc sức khỏe của trẻ khác

Giữ cho bé luôn khỏe mạnh

Em bé của bạn đang trong thời kỳ tiêm chủng ngừa nhưng nếu bạn lỡ bỏ sót mũi chủng ngừa nào của tháng thứ 4, thì hãy đặt lịch tiêm chủng cho bé. Bạn nên sắp xếp thời gian chủng ngừa, đánh dấu trên tờ lịch và đặt ưu tiên hàng đầu cho việc này.

Ngoài ra, bạn cũng đừng quá nghiêm trọng hóa vấn đề vệ sinh sạch sẽ trong nhà bạn. Đã có rất nhiều cuộc nghiên cứu chỉ ra rằng chúng ta vẫn cần một ít bụi bẩn trong nhà để tạo điều kiện cho hệ thống miễn dịch của cơ thể phát triển. Nhưng có vẻ hầu hết các ông bố, bà mẹ, đặc biệt là các bà mẹ, khó mà có một thái độ cách thoải mái khi nói về vấn đề vệ sinh như thế này. Ngay cả sức khỏe của người lớn trong nhà cũng cần được phòng ngừa một cách hợp lý. Chính bạn cũng phải chích chủng ngừa đầy đủ, đặc biệt với bệnh ho gà.

>> Tham khảo thêm: Bé sốt 39 độ nhưng vẫn ngủ ngon có nguy hiểm không?

Bố mẹ nên chơi đùa với bé nhiều hơn

Các chuyên gia cho rằng, việc bố mẹ thường xuyên chơi đùa cùng con không chỉ tạo mối quan hệ tốt đẹp với con, thông qua trò chơi, bố mẹ sẽ dạy cho con những kỹ năng xã hội cần thiết ngay từ khi con còn đỏ hỏn. Đồng thời, việc chơi cùng con còn giúp con cải thiện chỉ số thông minh và trí tuệ cảm xúc.

Bạn có thể chọn một vài món đồ chơi có màu sáng, an toàn để bé có thể cho vào miệng nhai hoặc ngậm. Bé sẽ tự động chú ý đến những món đồ mà bé ưa thích thôi.

>> Tham khảo thêm: Cách chọn đồ chơi cho trẻ sơ sinh phát triển toàn diện

Mẹ nên lưu ý những dấu hiệu chậm phát triển ở trẻ (Nguồn: Sưu tầm)

Khi nào nên lo lắng về sự phát triển của trẻ 5 tháng tuổi?

Nếu em bé 5 tháng tuổi của bạn có các biểu hiện sau thì nên đứa bé đến gặp bác sĩ:

  • Không bập bẹ, thường xuyên im lặng: Đây có thể là dấu hiệu sớm của việc chậm phát triển ngôn ngữ.
  • Chỉ sử dụng một tay: Đây cũng là dấu hiệu cảnh báo sự chậm phát triển của bé.
  • Không cười, khóc suốt đêm: Một dấu hiệu khác của sự chậm phát triển ở bé 5 tháng tuổi mà mẹ cần lưu tâm.
  • Không phản ứng với tiếng động: Bé có thể có vấn đề về thính giác nếu bé không quay đầu về phía phát ra tiếng động.
  • Cầm nắm kém: Cơ bắp của con có thể đang gặp vấn đề nếu có độ nắm kém, tay quá mềm hay quá cứng.
  • Không nhận biết bố mẹ: Nếu con không phân biệt được bố mẹ và người lạ thì bé có thể đang bị chậm phát triển nhận thức.

>> Tham khảo thêm: Trẻ chậm tăng cân và chiều cao

Mẹo giúp phát triển trí não cho trẻ 5 tháng tuổi

  • Nói chuyện và chơi đùa với bé thường xuyên để giúp bé phát triển kỹ năng nói và giao tiếp.
  • Tập cho bé nằm sấp mỗi ngày từ 10 – 15 phút trong sự quan sát của mẹ để tăng cường sức mạnh cho cánh tay, cơ lưng, cơ cổ của bé.
  • Tập cho bé rướn người bằng cách đặt đồ chơi ngoài tầm với của bé một chút. Cách này cũng giúp bé cải thiện sự phối hợp giữa mắt và tay.
  • Bắt đầu cho trẻ đọc sách có hình minh họa sinh động, nhiều màu sắc để giúp bé phát triển tầm nhìn và kỹ năng giao tiếp.
  • Chọn những đồ chơi có màu tươi sáng và âm thanh vui tai để cải thiện thị lực, thính giác của bé.
  • Cho bé nghe nhạc để kích thích bé cười, vỗ tay và bập bẹ theo.
  • Cho bé ra ngoài, gặp gỡ và tiếp xúc với người mới để bé có thể nhận thức và phát triển kỹ năng xã hội.

>> Tham khảo thêm: Lợi ích của việc cho bé nghe nhạc

Bố mẹ nên nói chuyện và chơi đùa với bé thường xuyên để giúp bé phát triển kỹ năng nói và giao tiếp (Nguồn: Sưu tầm)

Về mẹ của bé

Hãy vận động nhiều mỗi ngày, điều này sẽ giúp bạn cảm thấy (và trông) khá hơn, và tiếp thêm năng lượng cho bạn. Có thể bạn không cảm thấy hứng thú khi phải đặt em bé vào xe đẩy hoặc địu bé ra ngoài đi dạo nhưng hãy cứ thử làm đi, bạn sẽ thấy vui cho mà xem. Đừng nên tự cô lập mình với những người xung quanh. Hãy đi mua sắm ở cửa hàng gần nhà, đến thư viện, công viên hay tham gia hội các bà mẹ. Hãy chịu khó giao tiếp, hòa đồng với mọi người xung quanh, điều này giúp bạn có được tâm lý thoải mái, và đương nhiên là sẽ chăm sóc bé tốt hơn nhiều.

Nếu bạn cảm thấy suy sụp, kiệt sức, lo lắng thái quá, hay chỉ đơn giản là cảm thấy không ổn về bản thân thì hãy trao đổi với bác sĩ về vấn đề này để được chẩn đoán liệu bạn có bị trầm cảm hay không. Họ có thể giúp bạn vài phương pháp tích cực, dễ hiểu để cải thiện tình trạng sức khỏe tâm lý của bạn thời điểm này.

Cảm xúc của mẹ bỉm

Bạn đang trở nên ổn hơn nhiều về mặt tâm lý. Tình trạng mệt mỏi ở những đầu tiên đã dần được cải thiện, bạn cũng đã tìm lại được sự cân bằng và ổn định cho cuộc sống của mình. Từng chút một, bạn nhận ra việc chăm sóc bé đã trở nên dễ dàng hơn và chính bạn cũng cảm thấy thoải mái, tự tin hơn khi chăm bé.

Những tháng đầu làm mẹ bạn đã phải chịu đựng rất nhiều băn khoăn, lo lắng về việc ti sữa, giấc ngủ, sức khỏe và áp lực “phải làm đúng”. Tất cả đã làm bạn không còn vui sướng và không thể tận hưởng cảm xúc được chăm sóc đứa con bé bỏng của mình. Nhưng sau 5 tháng, bạn sẽ thấy những sự căng thẳng này dần biến mất, bạn sẽ lại tràn đầy năng lượng cho cuộc sống của mình.

>> Tham khảo thêm: Mách mẹ cách chăm sóc da mặt sau sinh khoa học

Nhu cầu ngủ của mẹ bỉm khi trẻ 5 tháng tuổi

Nhiều em bé 5 tháng tuổi vẫn cần ít nhất 1 lần ti sữa vào ban đêm. Nhưng số khác lại ngủ ngoan đến sáng. Nếu bạn thấy những người mẹ khác thật thoải mái vì em bé của họ ngủ trọn giấc ban đêm, thì bạn cũng đừng vội nản chí vì không giống như họ. Thường là sau 6 tháng, đa phần các em bé sẽ ngủ một giấc dài hơn, không thức dậy giữa đêm nữa. Nếu bạn cảm thấy thiếu ngủ vào ban ngày, đó là điều rất bình thường. Và hãy sắp xếp cho mình một giấc ngủ trưa để tái tạo năng lượng.

Một số câu hỏi thường gặp về trẻ 5 tháng tuổi

Em bé 5 tháng tuổi ăn dặm được chưa?

Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam khuyến cáo rằng nguồn dinh dưỡng chính của trẻ nhỏ trong 6 tháng đầu đời cần phải là sữa mẹ hoặc sữa công thức. Ba mẹ có thể cho bé ăn một số bữa ngoài để tập ăn dặm và bổ sung thêm dinh dưỡng, chủ yếu cho trẻ ăn các loại rau củ, trái cây, ngũ cốc, thịt cá,… được xay mịn.

Ba mẹ dạy bé 5 tháng tuổi như thế nào?

5 tháng tuổi là giai đoạn trẻ có sự phát triển nhanh chóng về cả thể chất lẫn tinh thần, vì thế ba mẹ nên tận dụng thời điểm này để thúc đẩy bé phát triển. Cùng con đọc sách, cùng con nghe nhạc, cùng con chơi trò chơi,… là những hoạt động sẽ giúp ba mẹ tương tác và phát triển trí não cho trẻ 5 tháng tuổi.

>> Tham khảo thêm:

  • Trẻ mấy tháng mặc được bỉm quần?
  • Nhiễm trùng da ở trẻ sơ sinh

Cách bế trẻ 5 tháng tuổi

Các cơ lưng và cổ của trẻ từ 3 – 5 tháng chưa phát triển hoàn thiện. Do đó, ba mẹ hoặc người thân nên bế bé theo hướng nghiêng hoặc bế theo phương thẳng đứng (bê vác). Tuy được khuyến cáo là nên bế bé 5 tháng tuổi theo 2 cách trên nhưng ba mẹ chú ý là không nên bế bé quá lâu nhé.

Trẻ 5 tháng tuổi hay la hét có sao không?

Mẹ không cần quá lo lắng khi trẻ 5 tháng tuổi hay la hét bởi đây chỉ là giai đoạn bé đang học cách sử dụng giọng nói của mình theo nhiều cách khác nhau.

Phía trên là những thông tin về sự phát triển của trẻ 5 tháng tuổi mà mẹ bỉm nên biết để chăm sóc bé dễ dàng hơn. Nếu mẹ có thắc mắc gì thì đừng quên ghé ngay chuyên mục Chăm sóc bé hay gửi ngay câu hỏi về Góc chuyên gia của Huggies để tham khảo nhé! Ngoài ra, mẹ có thể tìm hiểu thêm về sự phát triển của trẻ theo các tháng tuổi như:

  • Trẻ 3 tháng tuổi
  • Trẻ 4 tháng tuổi
  • Trẻ 6 tháng tuổi

Bố mẹ tìm kiếm nhiều nhất:

tã dán sơ sinh Huggies, Huggies newborn, tã dán Huggies size s, tã dán Huggies size m, tã dán Huggies size l, tã dán Huggies size xl, miếng lót sơ sinh Huggies 100 miếng, tã quần Huggies size m, tã quần Huggies size l, tã quần Huggies size xl, tã quần Huggies size xxl, Huggies platinum, Huggies platinum size s, tã dán Huggies platinum, tã quần Huggies platinum