Biển cấm dừng là gì? Hiệu lực của biển cấm dừng, cấm đỗ?

Video biển cấm đỗ có hiệu lực như thế nào

1. Biển cấm dừng là gì?

Ý nghĩa của biển cấm dừng:

Để báo nơi cấm dừng xe và đỗ xe, trừ các xe được ưu tiên theo quy định. Trong phạm vi có hiệu lực cấm của biển cấm dừng, phương tiện không được dừng xe.

Người tham gia giao thông phải quan sát, thực hiện theo các quy định cấm. Không được vi phạm các thông báo được thể hiện, đây là các quy định cấm thực hiện.

Biển báo cấm dừng và đỗ xe:

Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ, biển báo cấm dừng và đỗ xe thuộc nhóm biển báo cấm có số hiệu P.130. Các biển báo này được đặt tại các địa điểm cấm các phương tiện xe cơ giới dừng và đỗ xe. Trong quá trình tham gia giao thông đường bộ, các phương tiện xe cơ giới phải tuân thủ quy định tham gia giao thông này. Trừ các phương tiện được ưu tiên như: xe cứu hỏa, xe cứu thương,… làm nhiệm vụ (Theo quy định tại Điều 22 Luật Giao thông đường bộ).

Biển này có dạng hình tròn, nền màu xanh dương, viền biển báo được sơn màu đỏ. Biển báo cấm dừng và đỗ xe được chia thành 04 phần bởi 02 vạch kẻ chéo màu đỏ. Biển báo được làm từ vật liệu tôn mạ kẽm và có màn phản quang.

Biển báo cấm đỗ xe:

Căn cứ QCVN 41:2019/BGTVT, biển báo cấm đỗ xe được chia làm 03 loại biển báo con là biển báo 131a, 131b, 131c. Thể hiện các quy định cấm khác trong trong thông tin biển báo cấm.

Đặc điểm chung của 03 biển này là đều có dạng hành tròn với nền màu xanh dương, có viền đỏ và được chia làm hai phần bằng 01 đường kẻ từ góc trên bên trái xuống góc dưới bên phải.

So với biển báo P.131a, biển báo P.131b có thêm 01 vạch trắng, biển báo P.131c có thêm 02 vạch trắng được kẻ dọc từ trên xuống dưới.

Biển báo số hiệu P.131a

Biển này có ý nghĩa: Nghiêm cấm các phương tiện giao thông đỗ xe ở đoạn đường có lắp đặt biển báo này, ngoại trừ phương tiện ưu tiên kể trên. Tức là không có sự phân biệt hay xác định về thời gian. Tất cả các phương tiện khi gặp biển báo này vào tất cả khung giờ, các ngày khác nhau đều phải chấp hành cấm đỗ xe.

Biển báo số hiệu P.131b

Ý nghĩa của biến cấm đỗ xe P.131b là cấm đỗ xe ngày lẻ của tháng, ngoại trừ phương tiện ưu tiên. Ngày lẻ được xác định theo lịch dương, là những này có kết thúc bởi số 1, 3, 5, 7, 9. Bên dưới cột sẽ có bảng chú thích cấm đỗ xe ngày lẻ.

Biển báo số hiệu P.131c

Biển báo P.131c nghiêm cấm tất cả các phương tiện giao thông đỗ xe tại con đường có lắp đặt biển báo này trong các ngày chẵn của tháng, trừ các phương tiện được ưu tiên. Tương tự như tính chất cấm đỗ xe ngày lẻ, cũng xác định theo lịch dương. Bên dưới cột sẽ có bảng chú thích cấm đỗ xe ngày chẵn. Các phương tiện phải tuân thủ quy định cấm theo đúng thời gian, loại biển báo.

2. Các thuật ngữ tiếng Anh:

Biển cấm dừng tiếng Anh là No stopping sign.

Biển cấm đỗ tiếng Anh là No parking sign.

3. Hiệu lực của biển cấm dừng, cấm đỗ?

Căn cứ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT quy định về biển cấm dừng, cấm đỗ như sau:

3.1. Biển số P.130 “Cấm dừng xe và đỗ xe”:

+ Để báo nơi cấm dừng xe và đỗ xe, đặt biển số P.130 “Cấm dừng xe và đỗ xe”. Biển báo này thể hiện các thông tin cấm gắn trực tiếp với tên của biển báo. Trong đó, người điều khiển phương tiện cần nắm được quy định thế nào là dừng, đỗ xe. Từ đó tuân thủ quy định trên những đoạn đường có đặt biển báo.

Biển có hiệu lực cấm các loại xe cơ giới dừng và đỗ ở phía đường có đặt biển trừ các xe được ưu tiên theo quy định. Phải xác định chiều di chuyển của phương tiện cùng với phía đặt biển báo cấm. Từ đó các phương tiện có cách hiểu đúng, tuân thủ pháp luật trong quyền lợi, nghĩa vụ tương ứng.

Đối với các loại xe ô tô buýt chạy theo hành trình quy định được hướng dẫn vị trí dừng thích hợp.

+ Hiệu lực cấm của biển:

Bắt đầu từ vị trí đặt biển đến nơi đường giao nhau hoặc đến vị trí quy định đỗ xe, dừng xe (hoặc đến vị trí đặt biển số P.135 “Hết tất cả các lệnh cấm” nếu đồng thời có nhiều biển cấm khác hết tác dụng). Tức là các phương tiện phải xác định được khoảng cách địa lý mà trong phạm vi đó không được dừng xe, đỗ xe. Tùy thuộc vào các cung đường khác nhau mà việc xác định phạm vi trên thực tế cũng không giống nhau.

Người điều khiển phương tiện cần nắm được và áp dụng quy định pháp luật khi điều khiển xe cơ giới.

Nếu cần thể hiện đặc biệt thì vị trí bắt đầu cấm phải dùng biển số S.503f và vị trí kết thúc, dùng biển số S.503d “Hướng tác dụng của biển” đặt bên dưới biển chính. Các tính chất đặc biệt thể hiện quy định cụ thể trong từng trường hợp.

+ Trong trường hợp chỉ cấm dừng, đỗ xe vào thời gian nhất định thì dùng biển số S.508 (a, b). Khi đó, khung thời gian cấm dừng, cấm đỗ cũng được thể hiện trên bảng phía bên dưới. Bảng này chỉ ra khoảng thời gian cụ thể, thường là ban ngày khi mật độ di chuyển của các phương tiện nhiều.

+ Trong phạm vi có hiệu lực của biển, nếu có chỗ mở dải phân cách cho phép xe quay đầu thì cần đặt thêm biển số P.130 nhắc lại. Khi đó, người điều khiển mới có căn cứ xác định phạm vi, chiều có hiệu lực của biển chính xác.

3.2. Biển số P.131 (a,b,c) “Cấm đỗ xe”:

+ Để báo nơi cấm đỗ xe trừ các xe được ưu tiên theo quy định, đặt biển số P.131 (a,b,c) “Cấm đỗ xe”. Cấm đỗ xe tức là phương tiện có thể dừng xe trong thời gian ngắn, có các báo hiệu việc dừng xe.

Biển số P.131a có hiệu lực cấm các loại xe cơ giới đỗ ở phía đường có đặt biển.

Biển số P.131b có hiệu lực cấm các loại xe cơ giới đỗ ở phía đường có đặt biển vào những ngày lẻ và biển số P.131c vào những ngày chẵn.

Các quy định này được thể hiện trong nội dung cấm khác nhau. Nhằm quản lý hiệu quả các phương tiện tham gia giao thông trên đoạn đường đặt biển.

+ Hiệu lực cấm và thời gian cấm đỗ xe áp dụng theo quy định tại điểm c, d mục B.30 đối với biển số P.130.

+ Trong phạm vi có hiệu lực của biển, nếu có chỗ mở dải phân cách cho phép xe quay đầu thì cần đặt thêm biển nhắc lại. Biển nhắc lại giúp các phương tiện xác định được nội dung, yêu cầu cấm làm căn cứ tuân thủ quy định.

Kết luận:

=> Như vậy, hiệu lực của biển cấm dừng, cấm đỗ là bắt đầu từ biển cấm dừng, cấm đỗ đến biển hết tất cả các lệnh cấm hoặc đến nơi cho phép quay đầu xe. Đến các ranh giới đó, người điều khiển được thực hiện việc dừng, đỗ mà luật không cấm.

Trường hợp thứ hai là trường hợp phổ biến nhất. Nơi quay đầu cũng giúp xác định vị trí, ranh giới dễ dàng hơn trên thực tế áp dụng. Thay vì phải đặt biển hết các lệnh cấm thì căn cứ vào tình hình thực tế thì biển báo này sẽ tự hết hiệu lực.

4. Phân biệt biển cấm dừng và biển cấm đỗ:

Việc phân biệt các biển này giúp người tham gia giao thông dễ hiểu và áp dụng thống nhất. Để có thể hiểu rõ quy định, cần nắm được khái niệm về dừng xe và đỗ xe là gì. Quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 18 Luật Giao thông đường bộ hợp nhất năm 2018 đã quy định rõ định nghĩa của hai khái niệm này. Trong đó:

Quy định pháp luật:

Dừng xe là trạng thái đứng yên tạm thời của phương tiện giao thông trong một khoảng thời gian cần thiết đủ để cho người lên, xuống phương tiện, xếp dỡ hàng hóa hoặc thực hiện công việc khác.

Đỗ xe là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông không giới hạn thời gian.

Bên cạnh đó cần lưu ý hai điểm sau đây:

(1) Khi dừng xe, tài xế không được tắt máy xe, không được rời khỏi vị trí đồng thời phải bật đèn cảnh báo.

(2) Khi đỗ xe, tài xế chỉ được phép rời khỏi xe khi thực hiện các biện pháp an toàn.

Các biện pháp an toàn cũng được liệt kê cụ thể. Các quy định này giúp chủ thể quản lý dễ dàng xác định vi phạm, tiến hành xử lý các vi phạm kịp thời. Đặc biệt là phổ biến kiến thức, giáo dục đến người điều khiển phương tiện xe cơ giới.

Việc tuân thủ quy định khi tham gia giao thông không chỉ tạo ra trật tự giao thông có kiểm soát. Hơn thế nữa còn đảm bảo an toàn, hiệu quả tham gia giao thông cho mọi người, cho các phương tiện.

5. Dừng, đỗ xe tại nơi có biển cấm dừng, đỗ bị phạt bao nhiêu?

Theo Nghị định số 100/2019/NĐ-CP, mức phạt đối với hành vi dừng, đỗ xe tại nơi có biển báo “Cấm dừng xe và đỗ xe” và biển báo “Cấm đỗ xe” được quy định như sau:

Phương tiện

Hành vi

Mức phạt

Ô tô

– Dừng xe nơi có biển Cấm dừng xe và đỗ xe.

(Điểm h khoản 2 Điều 5)

400.000 – 600.000 đồng

– Đỗ xe nơi có biển Cấm đỗ xe hoặc biển Cấm dừng xe và đỗ xe.

(Điểm e khoản 3 Điều 5)

800.000 – 01 triệu đồng

Xe máy

– Dừng xe nơi có biển Cấm dừng xe và đỗ xe;

– Đỗ xe tại nơi có biển Cấm đỗ xe hoặc biển Cấm dừng xe và đỗ xe.

(Điểm h khoản 2 Điều 6)

200.000 – 300.000 đồng

Tùy thuộc vào hành vi của các phương tiện mà mức độ vi phạm được xác định khác nhau. Từ đó có căn cứ để xử lý đối với các hành vi vi phạm tương ứng.

Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết :

– Luật Giao thông đường bộ hợp nhất năm 2018.

– Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2019/BGTVT được ban hành kèm theo Thông tư số 54/2019/TT-BGTVT.

– Nghị định 100/2019/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP.