“1001 con đường” dẫn đến tình trạng nóng trong người
Bạn đang xem: Ăn mì tôm nhiều có gây nóng trong người?
Hiện nay, có nhiều lời đồn về lợi ích và tác hại khi sử dụng mì tôm. Ăn mì tôm gây nóng trong người cũng là thắc mắc phổ biến của người dùng. Nóng trong người (nóng trong) không phải là một bệnh. Tuy nhiên, đây có thể là dấu hiệu hoặc triệu chứng mà cơ thể đưa ra để thông báo rằng có gì đó không ổn hoặc để cảnh báo về vấn đề sức khỏe đang xảy ra trong cơ thể mỗi người.
Theo đó, các biểu hiện cho thấy cơ thể mất cân bằng, trở nên “tăng nhiệt” bao gồm: Bứt rứt, dễ cáu gắt, nổi mụn nhọt (nhất là trên mặt, lưng), xuất hiện các nốt lở trong miệng, môi nứt nẻ, đổ mồ hôi, mất ngủ hoặc ngủ chập chờn, cảm thấy khát nước.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến nóng trong người, trong đó các nguyên nhân phổ biến, thường được nhắc tới bao gồm:
Chế độ ăn uống không hợp lý: Sự mất cân bằng trong chế độ ăn uống sẽ dẫn đến các biểu hiện như nóng trong. Các yếu tố như ăn quá nhiều đồ ăn cay nóng, ăn ít chất xơ (rau củ, trái cây), ăn quá nhiều tinh bột, chất đạm, béo, đều có thể khiến cơ thể gặp phải tình trạng nhiệt miệng, nổi mụn, phát ban.
Xem thêm : Cách tính lương tháng 13: Công thức và cách tính lương thưởng thứ 13 chi tiết
Sử dụng các chất kích thích: Thông thường, các chất kích thích sẽ làm tăng nhịp tim và tăng tốc độ chuyển hóa của cơ thể và cần sử dụng nhiều nước. Do đó, người sử dụng nhiều các chất kích thích thường sẽ có cảm giác nóng trong.
Sử dụng thuốc, thực phẩm chức năng: Có một số loại thuốc, thực phẩm chức năng gây tác dụng phụ là nóng trong người, đặc biệt là khi sử dụng với liều cao, trong thời gian dài. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, các tác dụng phụ này sẽ khác nhau tùy từng thể trạng người, nên khó có thể xác định được nguyên nhân nóng trong có phải do sử dụng thuốc hay không.
Bệnh lý: Theo các chuyên gia y tế, cường giáp cũng có thể là nguyên nhân gây nóng trong bởi khi đó, cơ thể sẽ sản xuất ra nhiều hormone thyroxine, gây ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cơ thể. Thừa thyroxine sẽ làm tăng tốc quá trình trao đổi chất, dẫn đến tăng thân nhiệt và nóng trong. Ngoài ra, các tình trạng như nhiễm trùng, viêm loét dạ dày, tăng huyết áp, mất ngủ, rối loạn thần kinh cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng nóng trong.
Thay đổi nội tiết tố: Trong một số giai đoạn nhất định như giai đoạn dậy thì đối với thanh thiếu niên, giai đoạn rụng trứng của phụ nữ, giai đoạn tiền mãn kinh, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng nhẹ do sự xáo trộn hormone dẫn đến nổi mụn.
Tìm thành phần gây “nóng” trong mì ăn liền
Một gói mì ăn liền hoàn chỉnh thường bao gồm 2 thành phần chính là vắt mì và các gói gia vị đi kèm. Xét về mặt giá trị dinh dưỡng, trung bình, một gói mì ăn liền loại thông dụng (75g) chứa chủ yếu là chất bột đường (40-50g); 10-13g chất béo và thường không ít hơn 6,8g đạm, có thể cung cấp cho cơ thể 300-350kcal (tương đương 15-17% nhu cầu năng lượng mỗi ngày đối với người trưởng thành).
Xem thêm : Nhu cầu dinh dưỡng của con người phụ thuộc vào
Đặc biệt, lượng tinh bột trong mì ăn liền chỉ nhỉnh hơn 10g so với một bát phở bình dân và kém hơn 30g so với bánh bao nhân thịt. Về dầu chiên, lượng dầu trong mì ăn liền tương đương với 4 miếng đậu rán, hoặc nhỉnh hơn vài gram so với một bát phở gà bình dân. Trong đó, phở, bánh bao và đậu rán thường không được xem như thực phẩm gây nóng.
Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, thay vì lo sợ mì ăn liền gây nóng, người dùng cần áp dụng chế độ ăn uống đa dạng, cân bằng và hợp lý. Về bản chất, mì ăn liền là một loại thực phẩm cơ bản cung cấp chủ yếu là chất đường bột như cơm, bún, phở. Chính vì vậy, khi ăn mì nên kết hợp cùng các nhóm thực phẩm khác như rau xanh, thịt, trứng để cân bằng dinh dưỡng.
Tuy nhiên, vì sao một số người ăn mì tôm có hiện tượng nổi mụn, nhiệt miệng? Theo các chuyên gia, tình trạng này thông thường là do thói quen ăn mì đi kèm chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý, thức khuya, sử dụng nước có gas hay thức uống có cồn. Những yếu tố không tốt hợp lại cùng thời điểm sẽ gây rối loạn quá trình chuyển hóa, hấp thu thực phẩm và có thể dẫn đến thay đổi về hormone mà biểu hiện là nổi mụn.
Bên cạnh đó, độ tuổi cũng là yếu tố tác động gây mụn. Đơn cử như học sinh, sinh viên, độ tuổi này có hormone giới tính, tuyến bã nhờn hoạt động mạnh. Da mặt phải tiếp xúc nhiều với mồ hôi, bụi bẩn làm tăng nguy cơ hình thành mụn.
Vậy nên, bên cạnh việc cân bằng dinh dưỡng trong bữa ăn, mỗi người cũng nên chú ý và duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh, rèn luyện sức khỏe, bổ sung đủ nước, chăm sóc da mặt sạch sẽ mỗi ngày… Như vậy, cơ thể sẽ hạn chế rơi vào tình trạng nóng trong.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp