Nhắc đến nhân hóa thường người ta sẽ nghĩ ngay đến một biện pháp tu từ thường được sử dụng trong văn học. Trên thực tế, nhân hóa được sử dụng rất nhiều trong đời sống hằng ngày tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ về biện pháp nhân hóa này. Vậy nhân hóa là gì? Mời quý bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây về vấn đề này nhé!
1. Nhân hóa là gì?
Nhân hoá là một biện pháp tu từ gọi hoặc tả con vật, đồ vật, cây cối,… bằng những từ ngữ thường được sử dụng để gọi con người, qua đó làm cho thế giới các sự vật vô tri vô giác trở nên gần gũi với con người, đồng thời thể hiện được suy nghĩ, tình cảm như con người.
Ví dụ: Ông trời mặc áo giáp đen ra trận / Muôn nghìn cây mía múa gươm / Kiến hành quân đầy đường
Trong những câu thơ được trích dẫn từ bài Mưa của tác giả Trần Đăng Khoa, các sự vật được nhắc đến bao gồm:
- Trời: được gọi với đại từ nhân xưng là ông, được miêu tả mặc áo giáp và ra trận
- Cây mía: được miêu tả đang múa gươm
- Kiến: được miêu tả hành quân
Có thể thấy, các sự vật này được dùng các từ ngữ như “ông”, “mặc áo”, “ra trận”, “múa”, “hành quân” đều là những từ ngữ vốn để gọi người hoặc tả người dùng để gọi hoặc tả đồ vật, cây cối, con vật. những từ ngữ vốn để tả và gọi người để miêu tả về sự vât, sự việc, con vât. Cách sử dụng này giúp người đọc cảm nhận được sự sinh động của quang cảnh trước khi trời mưa, khiến các sự vật này trở nên như có sự sống, gần gũi hơn với con người. Thông qua đó, tác giả cũng biểu thị được tình cảm, suy nghĩ của sự vật khi đó: có hối hả, có khẩn trương, có nhộn nhịp, có hân hoan,… Một mặt khác, phép nhân hoá thể hiện cái tài của nhà văn Trần Đăng Khoa, khi ông có thể đưa ra những hình ảnh tinh tế để thể hiện tình yêu thiên nhiên của mình trong tác phẩm.
2. Các kiểu nhân hóa
Biện pháp tu từ nhân hóa được phân ra làm ba loại chính:
- Dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi vật: Đây được coi là biện pháp nhân hóa được sử dụng phổ biến nhất, biện pháp này được sử dụng theo cách gọi các sự vật, con vật, đồ vật bằng các đại từ chỉ người như cô, dì, chú, bác, ông, bà… Cách này đã khiến cho các sự vật trở nên gần gũi và thân thuộc hơn rất nhiều.
Ví dụ: “Từ đó, lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại thân mật sống với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả”. (Truyện Ngụ ngôn). Có thể thấy rằng, các từ “lão”, “bác”, “cô”, “cậu”: đều là từ ngữ vốn gọi người được dùng để gọi vật.
- Dùng từ ngữ vốn để chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật: Đây là hình thức nhân hóa giúp đem lại hiệu quả nghệ thuật cao, tạo nên nhiều tầng, lớp nghĩa, tăng tính gợi hình, gợi cảm cho lời văn, ý thơ, khiến các sự vật trở nên sinh động hơn rất nhiều.
Ví dụ: “Gậy tre, chông tre, chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.” (Cây tre Việt Nam – Thép Mới).
Cây tre được miêu tả lại bằng các hành động như: “chống lại”, “xung phong”, “giữ”. Đây đều là các từ ngữ vốn chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động của vật.
Trong hình thức nhân hóa “miêu tả” này, chúng ta thường gặp 4 kiểu tả sau đây: tả ngoại hình, tả hành động, tả tâm trạng và tả tính cách.
Ví dụ:
Tả hành động: “Ông mặt trời trốn sau đám mây”. Trong câu văn này, hành động “trốn” của con người được dùng để miêu tả mặt trời. Tả tâm trạng: “Mèo con buồn rầu ủ rũ nằm dưới mái hiên nhà” Trong câu văn này, “buồn rầu ủ rũ” vốn là từ dùng để diễn tả tâm trạng của con người lại được dùng cho mèo con, biến nó trở thành đối tượng có tình cảm, tâm tư riêng.
Tả ngoại hình: “Con đường uốn mình qua những cánh đồng lúa vàng rực rỡ”. Trong câu văn này, “uốn mình” được dùng để miêu tả vẻ đẹp mềm mại của con đường.
Tả tính cách: “Chim công nom thật đỏm dáng làm sao!” Trong câu văn này, “đỏm dáng” dùng để miêu tả vẻ đẹp phô trương, màu mè và sặc sỡ của chim công giống như những anh chàng hào nhoáng, thích chăm chút vẻ ngoài.
- Trò chuyện, xưng hô với vật như với người: Đây là hình thức nhân hóa thường được áp dụng khi nhân vật đang độc thoại nội tâm.
Ví dụ: Trâu ơi, ta bảo trâu này Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta. (Ca dao)
Trâu được xưng hô như với người: “Trâu ơi”. Từ “ơi” vốn là từ được dùng để trò chuyện, xưng hô với người. Tác giả sửu dụng từ “ơi” với trâu nhằm thể hiện sự gần gũi, thân mật, làm cho con vật trở nên thân mật, sinh động hơn.
3. Cách sử dụng biện pháp nhân hóa
- Không được sử dụng biện pháp nhân hóa một cách tùy tiện.
Trước khi sử dụng biện pháp nhân hóa, cần phải cân nhắc và hiểu thật rõ mục đích mình muốn sử dụng là gì. Khi có ý định cần sử dụng biện pháp nhân hóa, cần nắm được dụng ý nghệ thuật của chính: Sử dụng nhân hóa cho hành ảnh này có ý nghĩa gì? Hình ảnh được nhân hóa án chỉ điều gì? Bạn muốn người đọc hiểu được những điều gì thông qua hình ảnh nhân hóa đó.
- Phân biệt được biện pháp nhân hóa với các biện pháp tu từ khác để sử dụng thật hợp lý.
Trong chương trình ngữ văn cấp cơ sở, bốn biện pháp tu từ được sử dụng thường xuyên là: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ và hoán dụ. Có thể nói, biện pháp tu từ nhân hóa là một trong số các biện pháp dễ nhận biết và dễ áp dụng nhất. Tuy nhiên, bạn cần phải thực sự hiểu rõ cách dùng cũng như cách phân biệt, tránh việc hiểu một cách chung chung sẽ dễ dẫn đến tình trạng áp dụng một cách máy móc và dễ bị lầm tưởng sang các biện pháp tu từ khác.
Để nhận biết dễ dàng được đâu là biện pháp tu từ nhân hóa thì cần thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Xác định được dấu hiệu gồm có sự vật, hiện tượng, loài vật nào được nhân hóa và từ ngữ nào được dùng để nhân hóa
Bước 2: Phân tích tác dụng của từ ngữ nhân hóa đó trong câu.
- Sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa một cách linh hoạt
Xem thêm : Bài 6. Dinh dưỡng nito ở thực vật ( tiếp theo ) – Sinh học 11
Không chỉ riêng đối với nhân hóa, tất cả các biện pháp tu từ khác đều phải sử dụng một cách linh hoạt. Không phải bất cứ hình ảnh, chi tiết nào bạn cũng có thể sử dụng thêm phép nhân hóa mà cần cân nhắc sử dụng một cách hợp lý và hợp với ngữ cảnh của tác phẩm nếu lạm dụng quá nhiều biện pháp so sánh trong tác phẩm sẽ gây khó chịu cho người đọc và khiến cho tác phẩm trở nên lủng củng, khó hiểu.
4. Một số câu hỏi thường gặp
- Có mấy kiểu nhân hóa?
Có 3 kiểu nhân hóa, đó là:
– Dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi vật
– Dùng từ ngữ vốn để chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật
– Trò chuyện, xưng hô với vật như với người
- Nhân hóa là gì?
Nhân hoá là một biện pháp tu từ gọi hoặc tả con vật, đồ vật, cây cối,… bằng những từ ngữ thường được sử dụng để gọi con người, qua đó làm cho thế giới các sự vật vô tri vô giác trở nên gần gũi với con người, đồng thời thể hiện được suy nghĩ, tình cảm như con người
> Xem thêm: Văn hòa là gì?
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về vấn đề nhân hóa là gì, cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc và có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của ACC về nhân hóa là gì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:
Hotline: 19003330
Gmail: [email protected]
Website: accgroup.vn
✅ Kiến thức: ⭕ Nhân hóa là gì ✅ Zalo: ⭕ 0846967979 ✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc ✅ Hotline: ⭕ 1900.3330
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp