Tứ diệu đế không chỉ là giáo lý căn bản trong Phật giáo mà đó còn là 4 sự thật về cuộc đời con người mà chúng ta cần biết.
- To V và Ving là gì? Cách dùng To V và Ving trong tiếng Anh
- Ý nghĩa của màu xanh lá? Màu xanh lá hợp với màu gì?
- Tuyệt chiêu nấu lẩu cá chép giòn ngon tuyệt cú mèo cho cả nhà quây quần thưởng thức
- Read the follotving passage and mark the letter A, B, C, or D on your answer slteet to indicate the correct anstver to each of the questions from 44 to 50. It is often held that technology in general does little to help family relationships as, in many cases, family members are more interested in their smartphones and the TV than they are in each other. Before smartphones, the TV was blamed the most for breakdowns in communication between parents and children. It was argued that ‘the box’ stopped them front talking to each other, and clashes between family members over what programmes to watch created barriers and caused resentment. However, TV programmes can be both informative and entertaining. They often provide topics for family members to discuss, bringing them c!oser together rather than driving them further apart. What is more, twenty-first century families do not need to watch the same programme at the same time. The fact that people can watch what they want results in more time for families to be together rather than less. The smartphone has taken over from the TV as the major reason for a lack of communication between family members. Parents often do not see why their children spend so much time online and fail to see the importance of having an online identity while most teens feel their‘ online image is part of who they al e. They often criticise the amount of time their childs-en spend online rather than attempting to understand why they do it. In fact, adults are often not very good examples themselves. Who has not witnessed a table at a restaurant where all the family members are s ilently focused on their mobile devices? Broadly speaking, smartphones do have some negative effects on family relationships.This technology is still relatively new, so many families have not yet learned how to deal with it. Parents and children should discuss how they use technology to help them all make the most of technology instead of blaming it for their problems.
- Làm gì khi bị đứt tay sâu, nhẹ, và cách sơ cứu
Vậy Tứ diệu đế là gì? Kính mời các bạn cùng đón đọc bài viết dưới đây qua lời giảng giải trên Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh.
Bạn đang xem: Những điều cần biết về Tứ diệu đế trong Phật Giáo
Tứ diệu đế là gì?
“Tứ” có nghĩa là bốn; “diệu” là diệu kỳ, màu nhiệm; “đế” là sự thật. “Tứ diệu đế” là bốn sự thật màu nhiệm, diệu kỳ. Ngoài ra, “Tứ diệu đế” còn được gọi là “Tứ Thánh đế”, “Tứ chân đế” hay gọi tắt là “Tứ đế”. Đây là bốn điều chân thật mà Đức Phật Thích Ca phát hiện ra, chứng nghiệm và tuyên bố về cuộc sống kiếp nhân sinh của chúng ta.
Nhân duyên ra đời của Tứ diệu đế
Sau 49 ngày đêm thiền định dưới cội Bồ Đề, Thái tử Tất Đạt Đa thành tựu đạo quả Vô Thượng Bồ Đề và trở thành bậc Chính Đẳng Chính Giác, hiệu là Phật Thích Ca Mâu Ni. Ngài đã chứng đạo tối thượng, thể nhập chân lý của pháp giới, thấu tỏ 4 sự thật của thế gian – chính là Tứ Diệu Đế. Khi đó, tâm Ngài lắng trong thanh tịnh, diệt trừ hoàn toàn mọi đau khổ, cấu uế và phiền não trong tâm.
Với lòng từ bi vô tận, Đức Phật muốn đem sự thật căn bản ấy thuyết giảng, giáo hóa cho khắp muôn loài để đưa chúng sinh thoát vòng sinh tử luân hồi. Vậy nên, Tứ Thánh đế được Đức Phật thuyết ngay trong bài kinh đầu tiên; gọi là chuyển bánh xe Pháp và thuyết trong bài kinh chuyển Pháp luân khi Đức Phật đến thành Ba La Nại, đến vườn Nai để thuyết Pháp độ cho năm anh em ông Kiều Trần Như.
Ngài độ cho năm anh em ông Kiều Trần Như chứng quả và giác ngộ giải thoát. Từ đây, Tăng đoàn đã được thành lập, mở ra con đường hoằng dương chính Pháp rộng lớn sau này.
Tứ diệu đế gồm những gì?
Tứ diệu đế bao gồm: Khổ đế, tập đế, diệt đế vào đạo đế, vậy bốn điều này có ý nghĩa thế nào?
1. Khổ đế là gì?
Đức Phật nói đời khổ là sự thật. Sinh, già, bệnh, chết là khổ, hay yêu nhau phải xa, ghét nhau phải gặp mặt, cầu mong không được toại ý là khổ và thân ngũ ấm xí thịnh là khổ. Đó là 8 nỗi khổ lớn mà chúng sinh nào cũng gặp phải. Dẫu chúng ta có làm vua, làm tướng,hay làm gì đi chăng nữa thì cũng đều khổ, đều chịu quy luật vô thường mà khổ. Vậy 8 nỗi khổ ấy là gì?
– Sinh là khổ
Khi mang thai, người mẹ và thai nhi trong bụng mẹ đều đau khổ. Thai nhi trong bụng mẹ như ở trong ngục tù, chín tháng tối tăm, nhầy nhụa, chịu đủ thứ nóng lạnh. Mẹ ăn nóng thì bị nóng, mẹ ăn lạnh thì bị lạnh. Người mẹ cũng vất vả, nặng nề, mệt nhọc.
Và chúng ta biết cửa sinh là cửa tử, cho nên rất nhiều người phụ nữ khi sinh con là mất mạng. Khi đứa con ra đời tiếp xúc với môi trường bên ngoài khiến nó rất đau rát, khác lạ nên khóc khổ.
Sau khi sinh ra thì chúng ta phải làm việc vất vả, làm ngày làm đêm để nuôi sống thân tứ đại. Vậy nên nhà Phật mới dạy sinh ra đời là khổ.
– Già là khổ
Khi chúng ta 50, 60, 70 tuổi thì chúng ta bắt đầu thấm thía già là khổ bởi khi ấy xuất hiện những biểu hiện: mắt mờ, tai điếc, tay mỏi, gối chùn, lưng còng, lú lẫn,… Bởi về già con người hết giá trị dần đi, nên già là khổ và chắc hẳn trong chúng ta không ai thích già cả.
– Bệnh là khổ
Bệnh là khổ, cực khổ nên không ai muốn bị bệnh. Chúng ta mắc những bệnh do virus, môi trường bên ngoài xâm nhập vào hoặc có bệnh ngay tự thân mình sinh ra hành khổ khiến chúng ta vô cùng đau đớn. Không một ai không trải qua bệnh, không bệnh nọ cũng bệnh kia, điều đó khiến chúng ta rất đau khổ và sợ hãi.
– Chết là khổ
Chết là chấm hết cuộc đời, buông bỏ, để lại hết tất cả, hai tay trắng ra đi nhưng mịt mờ con đường phía trước không biết đi về đâu.
Việc chết cũng giống như đang đêm có người đuổi ra khỏi nhà mà mình lại không biết phải đi đâu thì bản thân sẽ thấy rất sợ. Ngược lại, nếu đuổi đi mà ta biết nơi mình sẽ đến, biết đường đi thì không còn sợ nữa. Mặt khác, chết là bỏ lại tất cả: Công danh, địa vị, tài sản, vợ con, thân thể mình. Cho nên, chết là một sự khổ lớn của chúng sinh. Tuy nhiên sự thật của cuộc đời là ai cũng phải chết.
– Cầu bất đắc khổ
Chúng ta mong cả trăm nghìn điều, đi chùa, đi đền, đi phủ khấn vái nhưng cũng không được toại ý. Vì không toại ý cho nên chúng ta khổ mà chúng ta thường bất toại ý rất nhiều. Có khi cầu lại được nhận điều trái ngược, không như ý thì khổ càng thêm khổ.Những mong muốn ở đời như công danh, tiền bạc, tình yêu, con cái,… mà không được như ý, đều khiến chúng ta khổ.
– Ái biệt ly khổ
Những người mình yêu thương, quý mến mà mình phải xa lìa là khổ. Trong gia đình cha mẹ ly thân, ly dị; bạn bè, người yêu đi xa;… mình đều khổ.. Mình muốn người thân, người yêu ở bên cạnh mình, nhưng sự đời không như thế mà luôn trái ý mình khiến mình đau khổ.
– Oán tắng hội khổ
Nghĩa là ghét nhau, không ưa nhau lại ở gần với nhau. Chúng ta có thể thấy rất rõ điều này trong cuộc sống. Nhiều lúc không biết nhân duyên sắp đặt ra sao khiến cho những con người không ưa nhau thì hay có duyên phải ở với nhau? Đó chính là cái khổ của chúng ta.
– Ngũ ấm xí thịnh khổ
Ngũ ấm bao gồm: sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Nếu ngũ ấm cường thịnh quá cũng khổ, mà suy quá cũng khổ. Chúng ta bị chính thân này thiêu đốt ngày đêm, nó thiêu đốt hàng ngày bởi tất cả dục vọng ham muốn, làm cho chúng ta khổ.
Ví dụ: Lưỡi lúc nào cũng thèm vị (tức là cảm thọ cường thịnh) thì khổ, mà lưỡi không thể nếm được mùi vị cũng khổ; hoặc trong đầu nhiều suy nghĩ, tư tưởng quá thì loạn, mà ít quá lại không thể tư duy ra vấn đề cũng khổ;…
Để cảm nhận, thấu tỏ được những sự khổ ở đời trong Khổ đế chúng ta cần tư duy, nhận biết và hiểu sâu sắc về những nỗi khổ mà chúng ta gặp phải trong đời. Những điều chúng ta cho là vui sướng, khoái lạc, hạnh phúc thật sự là giả trá, giả tạm, không có thật. Nó chỉ là biến thể của cái khổ, giảm khổ mà thôi, không phải là thật hạnh phúc.
2. Tập đế là gì?
Sự thật thứ hai là Tập đế. “Tập” là nguyên nhân tích tụ, huân tập lâu ngày mà thành; còn đế là sự thật. “Tập đế” là sự thật về các nguyên nhân dẫn đến đau khổ của chúng sinh.
Nguyên nhân dẫn đến đau khổ là vô minh và ái dục. Ái dục là tham đắm, bám víu vào ngũ dục lục trần. Vô minh là chấp thủ về cái ta, cái của ta; chấp thủ về tôi, cái của tôi; bám chấp, cho rằng cái của tôi là thật. Vô minh và ái dục là gốc sâu xa để sinh ra quả khổ cho chúng ta ở đời này.
3. Diệt đế là gì?
Chân lý thứ ba đó là Diệt dế. Chữ “diệt” là chết, diệt hết, không còn; tức là sự thật về diệt hết các khổ trong cuộc đời này.
Xem thêm : Sinh năm 1990 Canh Ngọ năm 2023 bao nhiêu tuổi? Các thông tin người sinh năm Canh Ngọ
Diệt đế hay còn gọi là Niết Bàn. Ở Niết-bàn là vắng bóng của tất cả mọi khổ đau. Các khổ đau đã diệt tận, các phiền não diệt hết sạch sẽ, ở đó không còn một chút khổ đau nào cả.
4. Đạo đế là gì?
Đạo đế tức là con đường để đi đến Niết bàn, đạo là con đường để đi đến chỗ diệt hết khổ, là phương pháp, là cách thức để đi đến chỗ diệt hết khổ đau.
Đức Phật từng dạy rằng: Sự thật thứ tư là con đường diệt khổ cho tất cả chúng sinh. Gọi là con đường thực hành tám điều – tức là Bát Chính Đạo.
– Thứ nhất là chính chi kiến. Tức là hiểu biết chân chính, nhận thức một cách chân chính, đúng đắn.
– Thứ hai là chính tư duy, tức là suy nghĩ đúng đắn dựa trên cơ sở của chính kiến, từ nhận thức ban đầu chính kiến chúng ta phải tư duy đúng đắn.
– Thứ ba là chính ngữ là lời nói chân chính. Từ tư duy đến ngôn ngữ, tư duy chân chính mới có thể nói chân chính, lợi ích; không nói những lời ác, lời tổn hại.
– Thứ tư là chính nghiệp. Tức là tạo nghiệp chân chính. Chúng ta có ba nghiệp ở nơi thân tâm này: thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp.
– Thứ năm là chính mạng. Tức là nuôi sống mạng sống của mình chân chính, không bằng những nghề nghiệp ác, nghề nghiệp tà.
– Thứ sáu là chính tinh tấn, là nỗ lực, chăm chỉ một cách đúng đắn.
– Thứ bảy là chính niệm. Nghĩa là suy nghĩ, nhớ nghĩ những điều đúng đắn.
– Thứ tám là chính định.
Trong kinh Tương Ưng Bộ, tập 5, chương 56: Tương Ưng Sự Thật – Nhà có nóc nhọn, Đức Phật dạy: “Ví như, này các Tỳ-kheo, ai nói như sau: “Không xây dựng tầng dưới của ngôi nhà có nóc nhọn, tôi sẽ xây dựng tầng trên của ngôi nhà”, sự kiện này không xảy ra. Cũng vậy, này các Tỳ-kheo, ai nói như sau: “Không có như thật giác ngộ Thánh đế về Khổ… Thánh đế về Con Đường đưa đến Khổ diệt, ta sẽ chơn chánh đoạn tận khổ đau”; sự kiện này không xảy ra”.
Mong rằng qua bài viết trên quý vị sẽ hiểu rõ hơn về Tứ diệu đế và chia sẻ về những điều mà bản thân học được qua bài viết trên.
Chúc quý vị luôn áp dụng lời Phật dạy lấy Tứ diệu đế làm “ngọn đèn” để tu tập hướng đến con đường giác ngộ, an vui, giải thoát.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp