Bạn Dương Văn thân mến!
Bạn là Phật tử, luôn giữ vững đạo tâm, quyết không xa rời đạo Phật là điều tốt. Tuy vậy, trong tình yêu và hôn nhân, bạn đã có nhiều nông nổi và sai lầm.
Bạn đang xem: Phật tử ứng xử thế nào khi “phải cải đạo thì mới cho cưới”?
Nông nổi đầu tiên là bạn không dự liệu đến những chướng ngại, sự khó khăn khi yêu người khác đạo nếu muốn tiến xa hơn. Đến khi “gia đình người yêu bắt tôi phải cải đạo thì mới cho cưới” thì bạn mới hiểu ra những trở ngại đó. Khách quan mà nói, bắt buộc một người Phật tử phải cải đạo mới cho cưới là một yêu cầu phi lý, trái giáo luật của gia đình nhà bạn gái ngoan đạo kia, nhưng điều ấy vẫn thường xảy ra xung quanh ta.
Sai lầm tiếp theo là bạn đã vụng về để người yêu mang thai nên hoàn toàn lúng túng và bị động trong việc chuẩn bị đi đến hôn nhân. Nếu người yêu của bạn không vướng bầu bí, hẳn bạn đã có nhiều lựa chọn và cách thức giải quyết vấn đề chủ động hơn.
Sai lầm tiếp theo nữa là bạn dự tính “tạm theo Công giáo cho đủ hình thức cưới xin rồi cưới xong thì đạo ai nấy giữ”. Một người Phật tử chân chính thì không nên và không được làm như thế. Giải pháp này không thể xem là “tinh thần phương tiện” mà là nói và làm điều không thực lòng, dối gạt người khác nên cần phải loại trừ.
Xem thêm : Phần cứng máy tính là gì? Bên trong máy tính trông như thế nào?
Về vấn đề hướng dẫn và trợ duyên cho Phật tử khi kết hôn với người ngoài đạo Phật, đáng tiếc là, Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện chưa có các văn bản giáo luật cụ thể liên quan để giúp các Phật tử cách tháo gỡ các vướng mắc về hôn nhân khác đạo. Chỉ có nguyên tắc chung là tôn trọng tín ngưỡng-tôn giáo của người bạn đời, tất cả đều tùy duyên, không thì đạo ai nấy giữ. Vì thế, hai bạn có thể tham chiếu hướng dẫn của LM.Đan Vinh cho tín đồ Công giáo về việc kết hôn với người không Công giáo để tìm giải pháp cho vấn đề:
“Các giải pháp người lương có thể tự do chọn khi kết hôn với người Công giáo.
Nếu đã quen biết với người bạn Công giáo lâu ngày và hai người đã có tình yêu thương sâu đậm không thể chia tay, hoặc đã lỡ có thai với nhau… thì người lương có thể chọn một trong các giải pháp sau:
– Một là, thuyết phục người bạn Công giáo tiến hành đám cưới nhưng không vào nhà thờ.
– Hai là, ý thức đây là duyên phận trời định nên cần đăng ký học khóa giáo lý dự tòng và hôn nhân để dễ dàng sống hòa hợp hạnh phúc lâu dài với người Công giáo về sau.
– Ba là, khi có lý do chính đáng, đôi dự hôn sẽ xin phép chuẩn hôn phối khác đạo với lời hứa sẽ tôn trọng đức tin của nhau và đồng ý cho con cái được giáo dục theo đức tin Công giáo”.
Xem thêm : Từ Hà Nội đi Sapa mất bao lâu? Nên đi bằng phương tiện gì?
(Việc kết hôn và vấn đề tự do tín ngưỡng, http://conggiao.info/viec-ket-hon-va-van-de-tu-do-tin-nguong-d-27253, truy cập lúc 4:20PM, 11/4/2020).
Như vậy thì đã rõ, trong ba giải pháp mà LM.Đan Vinh đưa ra, thì giải pháp “tiến hành đám cưới nhưng không vào nhà thờ” là phù hợp với hoàn cảnh và tâm nguyện của bạn nhất.
Về phía gia đình bạn gái ấy, nếu họ cứ khăng khăng giữ quan điểm “phải cải đạo thì mới cho cưới” thì bạn cũng nên thẳng thắn nói cho họ biết như thế là sai với giáo luật của đạo Công giáo. “Không ai được phép cưỡng bách người khác chấp nhận đức tin Công giáo trái với lương tâm của họ” (Giáo luật, Điều 748).
Qua việc này, thiết nghĩ Giáo hội Phật giáo Việt Nam cần nhanh chóng ban hành các văn bản hướng dẫn để Phật tử có định hướng và ứng xử đúng Chánh pháp khi phải đối diện với hôn nhân ngoài Phật giáo.
Chúc bạn tinh tấn!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp