Mỗi ngày chúng ta đều đưa ra vô số những quyết định về mọi thứ, trong hầu hết các trường hợp chúng ta không bao giờ dừng lại để suy nghĩa về lý do tại sao đưa ra những quyết định như vậy, khả năng tự quyết định như vậy là sự tự chủ, Vậy Tự chủ là gì?
- Nên mua bàn ủi hơi nước đứng hay cầm tay?
- Ăn dưa hấu có giảm cân không? Nên ăn dưa hấu vào lúc nào để giảm cân?
- Mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững và hội nhập – Cổng thông tin điện tử tỉnh Kon Tum
- Lịch nghỉ tết Nguyên đán Quý Mão 2023 các hãng vận chuyển
- Cách trị mồ hôi tay chân bằng muối đơn giản, dễ thực hiện
Tự chủ là gì?
Tự chủ là làm chủ được bản thân, luôn ý thức được những gì mình đang làm và biết tự điều chỉnh hành vi cho phải, cho đúng mực.
Bạn đang xem: Tự chủ là gì? Ví dụ về tính tự chủ
Người tự chủ cần có suy nghĩ và hành động đúng đắn trong mọi hoàn cảnh, tình huống. Tự chủ là một đức tính quý giá, nhờ tính tự chủ mà con người biết sống một cách đúng đắn và biết cư xử có đạo đức, có văn hoá. Tính tự chủ giúp ta đứng vững trước những tình huống khó khăn và những thử thách, cám dỗ.
Tự chủ là một trong những đức tính tốt cần phải rèn luyện trong quá trình hoàn thiện chính bản thân mình đối với mọi cá nhân trong xã hội hiện tại.
Tự chủ là khả năng điều chỉnh và thay đổi phản ứng của bạn để tránh những hành vi không mong muốn, tăng những hành vi mong muốn và đạt được mục tiêu dài hạn. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng sở hữu sự tự chủ có thể quan trọng đối với sức khỏe và hạnh phúc.
Tính tự chủ giúp con người tránh được những sai lầm không đúng, sáng suốt lựa chọn cách thức thực hiện mục đích cuộc sống của mình. Trong xã hội, nếu mọi người đều biết tự chủ, biết xử sự như những người có văn hoá thì xã hội sẽ tốt đẹp hơn.
Biểu hiện của tính tự chủ
Để hiểu rõ hơn Tự chủ là gì? Nội dung này sẽ đưa ra một số biểu hiện của tính tự chủ như sau:
– Người có tính tự chủ thì trong mọi trường hợp, mọi vấn đề sẽ luôn có thái độ bình tĩnh, tự tin. Bởi họ sẽ tự tin vào chính khả năng, năng lực của bản thân mình, tin vào điều bản thân sẽ làm và tin vào kết quả mà hành động mình làm sẽ mang lại.
– Phong thái, thần thái: Nếu là một người có tính tự chủ thì trong mọi tình huống, hoàn cảnh người đó phải luôn giữ một thái độ, phong thái bình tĩnh, tự tin để tiếp nhận và giải quyết mọi vấn đề.
– Kiểm soát được cảm xúc và làm chủ được hành vi của mình: Những người có tính tự chủ sẽ luôn biết và luôn ý thức được việc mình đang làm gì, sẽ làm gì, phải làm gì và biết tiết chế, kiểm chế cảm xúc trong mọi hoàn cảnh, tình huống có thể xảy ra.
Xem thêm : Bánh gai đặc sản ở đâu? Tổng hợp các loại bánh gai thơm ngon, đậm đà vị quê
– Tự đánh gia, kiểm điểm bản thân cũng chính là biểu hiện của tính tự chủ. Đánh giá được bản thân, hiểu được mình đang bị thiếu sót ở đây, cần bồi dưỡng thêm những kiến thức gì.
– Nghiêm khắc với bản thân bằng những việc như tự suy nghĩ, nhìn nhận, kiểm điểm lại bản thân của mình, không sợ sai và không né tránh.
– Cách xử lý tình huống, giao tiếp hàng ngày: Người có tính tự chủ thường thể hiện thông qua giao tiếp, cách ứng xử, giao tiếp với những người xung quanh qua những lời nói, hành động của họ.
– Không nản chí trước những khó khăn;
– Không bị lôi kéo trước những áp lực tiêu cực;
– Biết kiềm chế những ham muốn của bản thân.
Ví dụ về tính tự chủ
Khái niệm Tự chủ là gì? đã được giải thích ở nội dung trên, nội dung này chúng tôi sẽ nêu những ví dụ về tính tự chủ.
– Nói không với bất kì sự rủ rê làm những hành vi xấu nào như nhận hối lộ , ăn trộm khi đang gặp hoàn cảnh khó khăn , ko hùa theo số đông để ăn hiếp kẻ khác…. – Có bản lĩnh trước mọi khó khăn, thử thách,…
– Không cáu giận vô lí khi gặp chuyện tức tối.
– Biết kiềm chế những ham muốn cá nhân.
Cách để trở thành người tự chủ
Tự chủ là gì? đã được giải thích ở nội dung trên vậy làm cách nào để trở thành người tự chủ.
Phần lớn thành công và đạt được mục tiêu được xây dựng dựa trên những thói quen tốt, và những thói quen tốt thường được xây dựng dựa trên kỷ luật, sự tự chủ và loại bỏ những thói quen xấu.
Để trở thành người tự chủ cần:
– Tập chấp nhận bản thân, nếu bạn tự tin, bạn sẽ có phong thái tự chủ, hai điều này bổ trợ cho nhau. Việc chấp nhận bản thân sẽ tăng cường lòng tự trọng của bạn, khiến bạn tự tin và tự chủ hơn.
– Tự tin, cách bạn nghĩ về bản thân sẽ ảnh hưởng tới hành vi và khả năng tự chủ, để phát triển sự tự tin, hãy học cách để tin vào chính mình. Điều đó có nghĩa là bạn phải tin mình là người lạc quan, có nhiều điều thú vị để chia sẻ.
– Tập trung vào điểm mạnh. Chú ý tới những điểm tích cực của bản thân có thể nâng cao khả năng tự tin và tự chủ trong mọi tình huống, nhờ đó, khả năng mọi người chấp nhận bạn cũng sẽ cao hơn.
– Loại bỏ cám dỗ, chúng ta không có đủ khả năng để chống lại sự cám dỗ một cách nhất quán, một nghiên cứu cho thấy rằng cách mà hầu hết mọi người chống lại sự cám dỗ là loại bỏ sự cám dỗ.
– Có kiến thức ở nhiều chủ đề khác nhau, tương tác thoải mái với người khác sẽ thể hiện sự tự tin và tự chủ. Bạn sẽ dễ nghĩ ra chủ đề để thảo luận hơn nếu bạn có kiến thức về các kỹ năng và chủ đề đa dạng.
– Tập trung vào mặt tích cực, nếu bạn nói quá nhiều về điều tiêu cực, bạn sẽ trở thành một người hay than phiền và thiếu tự chủ. Tuy nhiên, nếu bạn tập trung vào các chủ đề tích cực, mọi người sẽ thấy bạn rất duyên dáng và thu hút.
– Chúng ta cần rèn luyệ tính tự chủ bằng cách tập suy nghĩa kỹ trước khi hành động. Sau mỗi việc làm cần xem lại thái độ, lời nói, hành động của mình là đúng hay sai để kịp thời rút kinh nghiệm, sửa chữa.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp