Dấu hiệu trẻ bị sặc sữa vào phổi là gì? Sặc sữa ở trẻ sơ sinh diễn ra khá phổ biến, có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm khi không được sơ cứu kịp thời, đúng cách, đặc biệt là khi sặc sữa vào phổi.
- Cách Trồng Đu Đủ Thái Lan Siêu Lùn Tại Nhà Đơn Giản
- Trần Thanh T bị áp dụng tình tiết tăng nặng Phạm tội hai lần trở lên
- Làm hộ chiếu bằng chứng minh thư được không?
- Bật tính năng không cho người lạ xem nhật ký Zalo trên điện thoại Android, iPhone vô cùng dễ dàng
- Điểm chuẩn thi vào 10 năm 2022 Huế – HOCMAI
Sặc sữa vào phổi là gì?
Sặc sữa vào phổi là tình trạng trẻ bị sặc sữa, các chất sặc tràn vào khí quản, phế quản, phế nang khiến đường hô hấp bị tắc nghẽn. Từ đó, cản trở quá trình trao đổi khí, khiến trẻ thiếu oxy, thậm chí là tử vong khi không được sơ cứu kịp.
Thông thường, khi trẻ bú, sữa sẽ đi từ miệng xuống qua hầu họng, xuống thực quản và đi vào dạ dày. Quá trình này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ ở những khu vực này.
Ngoài ra, khi thở, không khí đi qua mũi miệng, xuống khí quản và vào phổi. Do đó, tại vùng họng của trẻ có thêm một mô gọi là nắp thanh quản (nằm phía trên khí quản) có vai trò ngăn chặn thức ăn, đồ uống đi vào khí quản khi trẻ nuốt. Việc kiểm soát, phối hợp các cơ này chưa hiệu quả hoặc trẻ có một số bất thường liên quan đến khả năng nuốt, trẻ có thể bị sặc sữa. (1)
Dấu hiệu trẻ bị sặc sữa vào phổi dễ nhận biết
Hiện tượng trẻ sơ sinh bị sặc sữa vào phổi diễn ra nhanh chóng, có thể xảy ra khi đang bú hoặc sau khi bú. Điều quan trọng là cần phải nhận biết sớm các triệu chứng và sơ cứu trẻ bị sặc sữa kịp thời.
Xem thêm : Thiết bị điện tử là gì? Thiết bị điện tử bao gồm những gì?
Một số dấu hiệu trẻ bị sặc sữa vào phổi:
- Trẻ đang bú nhưng lực đột nhiên yếu hơn bình thường.
- Ho, sặc sụa, hoặc nghẹn khi bú.
- Thở khò khè, thở rít, khó thở.
- Nhịp thở trở nên nhanh, thở rút lõm hoặc ngừng thở đột ngột.
- Nôn khi bú.
- Vặn người, nhăn mặt khi bú.
- Sốt nhẹ sau khi bú.
- Da tím tái.
- Sữa trào ra từ mũi, miệng khi đang bú hoặc sau khi bú xong.
Nguyên nhân trẻ bị sặc sữa vào phổi
Đa số các trường hợp trẻ bị sặc sữa vào phổi xảy ra do các nguyên nhân như:
- Cho trẻ bú sai tư thế, bú khi trẻ đang khóc, ho, cười, đùa giỡn, ngủ, không tập trung. Trẻ bú khi quá đói, bú nhanh cũng có nguy cơ sặc sữa cao.
- Tốc độ dòng chảy của sữa nhanh, lượng sữa nhiều khiến trẻ không nuốt kịp: Ở trẻ bú bình, mẹ chọn bình sữa có lỗ ở núm bình quá to sẽ khiến trẻ không nuốt sữa kịp khi bú, từ đó sữa trào lên mũi gây sặc. Tình trạng này cũng xảy ra ở trẻ bú mẹ. Khi mẹ cho con bú, cơ thể bị kích thích, tăng oxytocin kích thích sản xuất sữa, sữa tiết ra nhiều và nhanh hơn.
- Trẻ mắc phải một số bất thường ở vùng miệng, lưỡi, vòm họng, thanh quản, rối loạn chức năng nuốt: mềm sụn thanh quản, liệt dây thanh quản, khe hở thanh quản, teo thực quản, rò thực quản và khí quản, trẻ bị hở hàm ếch…
- Trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản (GERD).
- Trẻ chậm phát triển, có bất thường về thần kinh như mắc hội chứng Down, bại não, teo cơ tủy…
- Trẻ sinh non, từng được can thiệp bởi các biện pháp y tế như mở khí quản, đặt ống thông mũi, dạ dày…
Sặc sữa vào phổi ở trẻ có nguy hiểm không?
Có. Sặc sữa vào phổi ở trẻ khi không được sơ cứu nhanh chóng và đúng cách, trẻ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm. Ở trường hợp nhẹ, trẻ có thể bị nhiễm trùng phổi, viêm phổi, viêm phổi tái phát nhiều lần do chất lỏng tích tụ trong phổi… Ở trường hợp nặng, trẻ có thể tử vong. (2)
Chẩn đoán trẻ bị sặc sữa vào phổi
Khi nhận thấy các dấu hiệu trẻ bị sặc sữa vào phổi, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và hỗ trợ điều trị sớm, kịp thời. Ngoài các thăm khám lâm sàng, bác sĩ có thể thực hiện thêm một số xét nghiệm như:
- Chụp X-quang, siêu âm phổi – màng phổi, chụp CT ngực;
- Nội soi khí phế quản;
- Chụp X-quang có thuốc cản quang Barium đường tiêu hóa.
>>>Xem thêm: Cách xử lý trẻ sơ sinh bị sặc sữa an toàn, hiệu quả
Xử trí khi sặc sữa vào phổi ở trẻ sơ sinh
Khi nhận thấy trẻ có các dấu hiệu sặc sữa, mẹ cần ngừng cho trẻ bú ngay lập tức, đỡ trẻ ngồi dậy để trẻ có thể ho, tự tống các chất sặc ra khỏi đường thở. Đồng thời, mẹ dùng khăn mềm lau sạch sữa và các chất sặc ở vùng miệng, mũi và các bộ phận khác.
Xem thêm : 9 truyền thuyết đô thị kinh dị của Hàn Quốc khiến nhiều người ám ảnh
Trẻ bị sặc sữa vào phổi cần được hút sạch sữa và các chất sặc bên trong miệng, mũi và đường thở bằng các thiết bị chuyên dụng một cách nhanh chóng. Trường hợp không có sẵn các dụng cụ hút phù hợp, mẹ có thể hút chúng bằng miệng. Khi hút, mẹ hút hết chất sặc ở miệng trước, sau đó mới hút mũi.
Tiếp đó, mẹ vỗ lưng cho trẻ để kích thích trẻ khóc và tự thở: Đặt trẻ nằm sấp trên đùi, đầu thấp hơn ngực; Lấy tay vỗ liên tục khoảng 5 cái với lực vừa đủ vào khu vực giữa hai vai của trẻ theo chiều hướng xuống dưới; Lật người trẻ về tư thế nằm ngửa một cách nhẹ nhàng và từ từ. Nếu trẻ khóc òa lên và tự thở được, trẻ đã an toàn. (3)
Tuy nhiên nếu trẻ vẫn không có biến chuyển tốt, mẹ cần ấn ngực cho trẻ: Để trẻ ở tư thế nằm ngửa, đầu thấp hơn ngực; Dùng ngón trỏ và ngón giữa ấn một lực vừa phải vào phần xương ức của trẻ theo chiều hướng xuống dưới liên tiếp 5 lần. Thực hiện kết hợp, 5 lần vỗ lưng rồi 5 lần ấn ngực đến khi trẻ thở được. Bố mẹ đưa trẻ đến bệnh viện để được kiểm tra và hỗ trợ ngay sau đó.
Phòng ngừa trẻ sặc sữa vào phổi
Phòng ngừa sặc sữa vào phổi cho trẻ là vấn đề luôn được các bậc phụ huynh quan tâm. Dưới đây là một số biện pháp giúp giảm nguy cơ trẻ sặc sữa vào phổi, bố mẹ nên chú ý:
- Cho trẻ bú đúng tư thế, ở không gian yên tĩnh tránh để trẻ phân tâm khi bú.
- Không cho trẻ bú khi trẻ đang ho, khóc, cười, ngủ.
- Lựa chọn bình sữa có kích thước lỗ núm vú cao su phù hợp.
- Dùng 2 ngón tay để kiểm soát dòng sữa chảy ra ở trẻ bú mẹ.
- Cho trẻ bú với lượng sữa vừa phải, không bắt ép trẻ uống quá nhiều sữa, hối thúc trẻ.
Để biết thêm thông tin về cách chăm sóc trẻ và những vấn đề về sức khỏe khác của trẻ, bạn có thể liên hệ Khoa Nhi, bệnh viện đa khoa Tâm Anh theo địa chỉ:
Trên đây là những thông tin hữu ích về dấu hiệu trẻ bị sặc sữa vào phổi và các xử lý đúng cách khi trẻ gặp phải tình trạng này. Khi cho trẻ bú và chăm sóc trẻ, bố mẹ nên chú ý quan sát kỹ các biểu hiện của trẻ để có phản ứng kịp thời khi trẻ bị sặc sữa.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp