Giải đáp: Sau khi uống sắt không nên ăn gì?

Sắt là nguyên tố vi lượng đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành hồng cầu. Cơ thể thiếu sắt có thể gây ra tình trạng thiếu máu, sức khỏe giảm sút, mệt mỏi, xanh xao, thiếu năng lượng. Bên cạnh việc bổ sung sắt qua chế độ ăn uống hàng ngày, nhiều người lựa chọn sử dụng thực phẩm chức năng để cung cấp thêm cho cơ thể loại khoáng chất này. Vậy sau khi uống sắt không nên ăn gì? Cùng tìm hiểu nhé!

Tầm quan trọng của việc bổ sung sắt cho cơ thể

Sắt tham gia vào quá trình tạo máu và có nhiều trong thịt đỏ, trứng, đậu, vừng, lạc và các loại rau có màu xanh đậm. Sắt được cung cấp do các thức ăn từ động vật sẽ dễ hấp thu hơn so với nguồn sắt từ thực vật. Lượng vitamin C và protein trong chế độ ăn uống cũng có thể giúp tăng khả năng hấp thu sắt, ngược lại tanin và phytate cản trở hấp thu sắt.

Đối với phụ nữ khi mang thai, nhu cầu sắt tăng cao nên chế độ ăn hàng ngày không thể đáp ứng đủ. Vì vậy, phụ nữ mang thai nên bổ sung viên sắt (30 – 60 mg sắt nguyên tố/ngày) hoặc viên đa vi chất theo chỉ định của bác sĩ. Tình trạng thiếu sắt dẫn đến thiếu máu ở mẹ bầu, ảnh hưởng đến mức tăng cân của mẹ khi mang thai cũng như cân nặng của trẻ sơ sinh.

Sau khi uống sắt không nên ăn gì?Sắt rất quan trọng đối với cơ thể, nên bổ sung sắt từ các thực phẩm tự nhiên

Sau khi uống sắt không nên ăn gì?

Mọi người nên hạn chế ăn những thực phẩm dưới đây sau khi uống sắt để không làm giảm khả năng hấp thụ của sắt.

Các loại rau củ chứa nhiều chất xơ

Nhìn chung, các loại rau chứa nhiều chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp nhuận tràng, chống táo bón và phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng. Tuy nhiên, ăn nhiều rau củ chứa chất xơ ngay sau khi bổ sung sắt có thể gây tác dụng ngược, không có lợi cho quá trình hấp thu sắt.

Lý do là khi chất xơ được đưa vào ruột, nó sẽ kết hợp với sắt để tạo thành một phức hợp phân tử lớn, không tan, không thể hấp thụ được. Càng nhiều chất xơ trong ruột thì càng ít chất sắt được hấp thụ. Vì vậy, tốt nhất mọi người nên uống sắt cách thời điểm ăn các loại rau củ chứa nhiều chất xơ khoảng hai tiếng, để chất xơ được đào thải ra khỏi dạ dày và ruột non mà không ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ sắt của cơ thể.

Sau khi uống sắt không nên ăn gì? 1Sau khi uống sắt không nên ăn những thực phẩm chứa nhiều chất xơ

Thực phẩm không nên bổ sung khi uống sắt: Trà, cà phê

Các thành phần của trà và cà phê có chứa caffein và tanin là một loại polyphenol gây ức chế sự hấp thụ sắt. Ngoài ra, một số loại đồ uống khác cũng chứa tanin như bia, rượu cũng nên hạn chế khi bổ sung sắt.

Canxi và thực phẩm chứa canxi

Canxi và sắt là hai chất cạnh tranh hấp thu với nhau. Do đó, mọi người không nên bổ sung canxi hoặc tiêu thụ thực phẩm chứa canxi cùng lúc với sắt. Một số thực phẩm chứa canxi mà mọi người nên hạn chế ăn ngay sau khi bổ sung sắt như: Tôm, cua, sữa…

Đồ ăn cay, nóng

Đồ ăn cay nóng có thể làm tăng hấp thu nước và tăng hoạt động của dạ dày. Lúc này, có thể mẹ bầu thường cảm thấy nóng nực, thậm chí bị táo bón, khó tiêu. Vì vậy, nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm cay nóng như ớt, gừng, hạt tiêu…

Sau khi uống sắt không nên ăn đồ ăn cay nóng

Sau khi bổ sung sắt nên ăn gì?

Ngoài những nhóm thực phẩm không nên ăn sau khi bổ sung sắt thì có thể bổ sung thêm những thực phẩm có lợi như bổ sung vitamin C bằng các loại trái cây hoặc nước ép như cam, chanh, bưởi, xoài. Chúng giúp tăng cường hấp thu sắt và cải thiện tình trạng táo bón khi bổ sung sắt.

Hướng dẫn bổ sung sắt hiệu quả nhất

Để bổ sung sắt cho cơ thể một cách hiệu quả nhất, bạn cần lưu ý một số điều sau:

Lựa chọn sắt dễ hấp thụ

Bạn nên ưu tiên chọn các loại sắt sinh học. Vì loại sắt này được cơ thể hấp thụ dễ dàng và nhanh hơn so với sắt vô cơ. Ngoài ra, sắt sinh học không gây ra các tác dụng phụ như bốc hỏa, nổi mụn, táo bón hay buồn nôn cho thai phụ.

Tuân thủ đúng liều lượng

Bất kỳ chất dinh dưỡng nào cũng phải được uống đúng liều lượng theo chỉ dẫn. Bạn tuyệt đối không được uống nhiều hơn với mong muốn rút ngắn thời gian bổ sung sắt.

Thời điểm uống hợp lý

Thời điểm tốt nhất để bổ sung sắt là khi bụng đói. Các chuyên gia khuyên bạn nên bổ sung sắt vào buổi sáng để tối đa hóa lợi ích của chúng. Điều này là do hàm lượng sắt trong cơ thể thấp nhất vào thời điểm này. Tuy nhiên, đối với những người thường xuyên bị kích ứng đường tiêu hóa khi bổ sung sắt, nên chọn loại sắt dễ hấp thu như Ferroli. Sắt sinh học Ferroli có thể uống sau bữa ăn, vẫn có thể hấp thu tối đa mà không bị ảnh hưởng bởi thức ăn.

giai-dap-sau-khi-uong-sat-khong-nen-an-gi4.jpgBổ sung sắt khi bụng đói là thời điểm tốt nhất

Không nên bổ sung sắt vào buổi tối, vì sắt bổ sung sẽ bị lắng đọng ở thận, gan, dạ dày và các cơ quan khác do không được tiêu hóa hết. Uống bổ sung sắt vào ban đêm cũng có thể gây căng thẳng cho các cơ quan này, nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến táo bón, bốc hỏa, nghiêm trọng hơn là viêm gan, suy thận, loét dạ dày.

Đặc biệt, nếu trẻ đang uống bổ sung sắt thì không nên uống vào buổi tối. Vì một số dạng sắt có trong si rô hoặc chất lỏng dễ làm hỏng men răng và gây sâu răng ở trẻ em.

Hy vọng qua nội dung bài viết bạn đã được giải đáp thắc mắc sau khi uống sắt không nên ăn gì? giúp cho cơ thể hấp thụ sắt một cách tối ưu. Chúc bạn sức khỏe!