Trong lúc toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang quyết liệt vào cuộc với tinh thần Chống dịch như chống giặc, các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo tập trung đông người nếu không tuân thủ quy định của Chính phủ và Bộ Y tế dẫn đến lây lan dịch, bệnh trong cộng đồng sẽ bị xử lý nghiêm minh đúng theo quy định của pháp luật.
Đoàn viên, thanh niên huyện Thọ Xuân tăng cường tuyên truyền cho người dân tại các khu dân cư nâng cao ý thức phòng, chống dịch COVID-19.
Bạn đang xem: Trước pháp luật mọi người đều bình đẳng
Mấy ngày qua dư luận cả nước xôn xao về hoạt động của Hội thánh truyền giáo Phục Hưng ở quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh. Từ số người được phát hiện ban đầu, đến ngày 1-6, đã có hơn 200 trường hợp mắc COVID-19 liên quan đến chuỗi lây nhiễm này.
Chưa nói đến chuyện hoạt động đúng hay sai pháp luật, chỉ xét ở góc độ phòng, chống dịch, theo điều tra của cơ quan chức năng, nhóm truyền giáo này hoạt động không chấρ hành quу định về phòng, chống dịch COVID-19 của Chính phủ và ngành Y tế. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến lây lan dịch bệnh cho nhiều người.
Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an quận Gò Vấp đã quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội danh: Lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người liên quan đến Hội thánh truyền giáo Phục Hưng để tiến hành điều tra xử lý.
Ngay sau sự việc, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị đã lợi dụng sự việc này để kích động, chia rẽ, tuyên truyền, xuyên tạc chống phá Đảng, Nhà nước.
Việc khởi tố vụ án này là hoàn toàn đúng pháp luật, vì một số cá nhân liên quan đã không thực hiện phòng ngừa dịch bệnh theo đúng quy định của Chính phủ, Bộ Y tế và chính quyền địa phương như không đảm bảo giãn cách, không thực hiện 5K đầy đủ, không hợp tác khai báo để truy vết, không tự giác trong việc đi xét nghiệm Những việc này đã gây hậu quả rất nghiêm trọng cho cộng đồng.
Hiện nay cả hệ thống chính trị đã phải vào cuộc, các lực lượng chuyên trách đang căng mình ra rà soát, truy vết để khống chế dịch, bảo vệ sức khỏe cho Nhân dân. Việc khởi tố vụ án này không cản trở hay làm khó hoạt động của tổ chức tôn giáo. Trước pháp luật, mọi công dân đều bình đẳng, từ cán bộ đảng viên, chức sắc tôn giáo hay công dân.
Xem thêm : Phụ nữ mang thai có nên ăn trứng vịt lộn không?
Điều 16 Hiến pháp năm 2013 khẳng định: Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Bình đẳng trước pháp luật là một trong những nguyên tắc cơ bản, được thể chế hóa trong nhiều văn kiện quốc gia.
Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật phải bảo đảm tất cả mọi người đều có vị thế ngang nhau trước pháp luật và có quyền không bị phân biệt đối xử được thể hiện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; trong việc hưởng các quyền và thực hiện các nghĩa vụ.
Con người sinh ra có thể khác nhau về dân tộc, giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo và địa vị xã hội, nhưng đó không phải là căn cứ để pháp luật phân biệt trong việc hưởng các quyền và chịu trách nhiệm pháp lý. Bất kỳ tổ chức, công dân nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý bằng các chế tài theo quy định của pháp luật.
Theo Báo Thanh Hóa
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp