Để được hỗ trợ một phần chi phí người khám, chữa bệnh, phải khám đúng tuyến và mang theo thẻ BHYT. Vậy bộ đội xuất ngũ có được hưởng bảo hiểm y tế không?
- Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật
- Có nên thắp hương ngày Rằm vào buổi tối và giờ vàng cúng các ngày Rằm 6 tháng đầu năm Quý Mão 2023 để chiêu tài lộc
- Lá giang là lá gì? 6 món ngon từ lá giang và những lưu ý phải biết khi dùng lá giang
- Vĩnh Phúc: Làm thế nào để tra cứu điểm thi vào 10 nhanh chóng?
- Bí quyết đơn giản để thoát khỏi tài khoản Microsoft trên Windows 11, 10
Bộ đội xuất ngũ có được hưởng bảo hiểm y tế không?
Bộ đội xuất ngũ có được hưởng bảo hiểm y tế không?
Bạn đang xem: Bộ đội xuất ngũ có được hưởng bảo hiểm y tế không?
Tại Công văn 1340/BYT-VPB1 năm 2023 về trả lời kiến nghị của cử tri gửi tới sau kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, Bộ Y tế có trả lời về quy định hỗ trợ bảo hiểm y tế cho bộ đội, công an nghĩa vụ đã xuất ngũ trở về địa phương như sau:
“Hiện nay theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí đóng bảo hiểm y tế cho đối tượng quân nhân, binh sĩ đang tại ngũ, chưa có quy định hỗ trợ bảo hiểm y tế cho bộ đội, công an nghĩa vụ đã xuất ngũ trở về địa phương. Đối với nhóm đối tượng này, có thể tham gia Bảo hiểm Y tế theo quy định tại Điều 12 của Luật Bảo hiểm y tế. Bộ Y tế sẽ nghiên cứu, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, trình cấp có thẩm quyền khi xây dựng Đề án Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi.”
Như vậy, hiện nay chỉ có các chế độ hỗ trợ BHYT dành cho quân đội phục vụ tại ngũ, trường hợp bộ đội xuất ngũ sẽ không được hỗ trợ với tư cách là đối tượng bộ đội mà sẽ được xét là người tham gia BHYT và được hỗ trợ chế độ người tham gia BHYT theo quy định.
Chế độ bảo hiểm cho bộ đội xuất ngũ thế nào?
Chế độ bảo hiểm cho bộ đội xuất ngũ thế nào?
Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự và phải trở về với thị trường lao động, một trong các quyền lợi mà các bộ đội xuất ngũ quan tâm là chế độ bảo hiểm dành cho bộ đội xuất ngũ. Trong đó có thể kể đến BHYT, BHXH, BHTN.
Về BHYT:
Do hiện nay vẫn chưa quy định hỗ trợ BHYT cho bộ đội xuất ngũ, vì thế bộ đội khi xuất ngũ sẽ được hưởng BHYT như các đối tượng tham gia BHYT bình thường. Trong đó, mức được hỗ trợ khi đi khám, chữa bệnh đúng tuyến và khác tuyến sẽ có sự chênh lệch nhất định.
Trường hợp khám, chữa bệnh đúng tuyến, tại Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2008 quy định người có thẻ BHYT khi đi khám, chữa bệnh được quỹ BHYT thanh toán chi phí khám, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
100% chi phí khám, chữa bệnh với đối tượng là bộ đội, công an, người có công với cách mạng, trẻ em dưới 06 tuổi, người thuộc hộ gia đình nghèo;…
100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám, chữa bệnh không đúng tuyến.
95% chi phí khám, chữa bệnh với người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng, thân nhân của người có công với cách mạng, người thuộc hộ gia đình cận nghèo…
80% chi phí khám, chữa bệnh đối với các đối tượng khác.
Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT thì được hưởng quyền lợi BHYT theo đối tượng có quyền lợi cao nhất.
Trường hợp khám, chữa bệnh trái tuyến, mức hưởng bảo hiểm y tế trái tuyến 2023 được đề cập tại Điều 22, 23 Luật Bảo hiểm y tế 2008, khoản 15, 16 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014. Cụ thể, người có BHYT tự đi khám, chữa bệnh BHYT không đúng tuyến, được cơ sở nơi tiếp nhận chuyển tuyến đến cơ sở khám, chữa bệnh khác thì được quỹ BHYT thanh toán như sau:
Xem thêm : Cách tìm nhóm chat trên Zalo mới nhất năm 2023
Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi quyền lợi, mức hưởng BHYT của đối tượng.
Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 100% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi của thẻ BHYT.
Tại bệnh viện tuyến huyện là 100% chi phí khám, chữa bệnh trong phạm vi quyền lợi, mức hưởng BHYT của đối tượng.
Lưu ý: Quy định trên không áp dụng đối với các người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo tham gia BHYT đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; người tham gia BHYT đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo khi tự đi khám, chữa bệnh không đúng tuyến.
Về BHXH:
Căn cứ vào khoản 2 Điều 7 Thông tư 95/2016/TT-BQP quy định trợ cấp xuất ngũ của binh sĩ như sau:
Binh sĩ khi xuất ngũ được trợ cấp xuất ngũ một lần, cứ mỗi năm phục vụ trong Quân đội (đủ 12 tháng) được trợ cấp bằng 02 tháng tiền lương cơ sở theo quy định của Chính phủ tại thời điểm xuất ngũ. Cụ thể:
Trợ cấp xuất ngũ một lần = Số năm phục vụ tại ngũ x 02 tháng tiền lương cơ sở
Trường hợp có tháng lẻ tính như sau:
Dưới 01 tháng không được hưởng trợ cấp xuất ngũ;
Từ đủ 01 tháng đến đủ 06 tháng được hưởng trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương cơ sở;
Từ trên 06 tháng đến 12 tháng được hưởng trợ cấp bằng 02 tháng tiền lương cơ sở.
Trường hợp binh sĩ được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cho xuất ngũ trước thời hạn được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự thì được hưởng chế độ trợ cấp xuất ngũ một lần theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 7 Thông tư 95/2016/TT-BQP.
Về BHTN:
Theo đó, những người lao động được quy định tại Khoản 1, Điều 43 của Luật này đang đóng BHTN được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
Người lao động đã chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp:
Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;
Xem thêm : Chi phí cố định – Đặc điểm, cách phân loại và công thức tính
Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.
Đã đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại Điểm a và Điểm b, Khoản 1, Điều 43 của Luật này cụ thể là bị tai nạn tại nơi làm việc và trong giờ làm việc hay trường hợp khác là bị tai nạn ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động; Đã đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại Điểm c, Khoản 1, Điều 43 của Luật này.
Người lao động đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định.
Người lao động chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng BHTN, trừ các trường hợp:
Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an.
Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên.
Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù.
Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng.
Chết.
Bộ đội xuất ngũ nếu muốn được hưởng BHTN thì ngoài đáp ứng các điều kiện như đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên trong 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động, chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ xin hưởng bảo hiểm. Có thể thấy, người xuất ngũ sẽ không đáp ứng được các điều kiện hưởng BHTN như trên, nên không được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Chế độ bảo hiểm y tế cho cựu chiến binh
Theo quy định hiện nay, cựu chiến binh sẽ được hưởng chế độ BHYT, cụ thể theo căn cứ quy định tại Khoản 6 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 cựu chiến binh thuộc đối tượng được nhà nước cấp thẻ BHYT trọn đời.
Khi sử dụng thẻ BHYT cựu chiến binh, khi đi khám, chữa bệnh đúng tuyến, sẽ được BHYT chi trả 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại Khoản 15 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014.
Trường hợp đi khám, chữa bệnh trái tuyến tại bệnh viện tuyến tỉnh, BHYT chi trả 100% chi phí điều trị nội trú.
Trường hợp đi khám, chữa bệnh trái tuyến tại bệnh viện tuyến trung ương, được BHYT chi trả 40% chi phí điều trị nội trú.
Như vậy, đối với đối tượng là cựu chiến binh sẽ được BHYT hỗ trợ trọn đời, tuy nhiên để nhận được hỗ trợ chi phí khám, chữa bệnh 100% thì cựu chiến binh cần đi khám, chữa bệnh đúng tuyến BHYT mà mình đã đăng ký. Trường hợp khám trái tuyến tại bệnh viện tỉnh sẽ được chi trả 100% chi phí điều trị nội trú hoặc 40% đối với tuyến trung ương.
Vấn đề “Bộ đội xuất ngũ có được hưởng bảo hiểm y tế không?” đã được chúng tôi giải đáp. Nếu quý độc giả còn vấn đề cần giải đáp hay có nhu cầu được tư vấn về soạn thảo hợp đồng, soạn đơn hay các vấn đề pháp lý khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua tổng đài: 1900.6199 để được hỗ trợ.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp