BHG – Nhà nước Đại Cồ Việt dưới thời nhà Đinh, tuy chỉ tồn tại trong 12 năm (968 – 980), trải qua 02 đời vua, nhưng trong quá trình tồn tại, bằng tổ chức quản lý và hoạt động cụ thể, Nhà nước Đại Cồ Việt thời Đinh đã có vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong tiến trình lịch sử Việt Nam. Đây là Nhà nước đại diện cho lợi ích và sức mạnh của cộng đồng các giáp, xã… tượng trưng cho sự đoàn kết, tập hợp các lực lượng vì mục đích độc lập, tự chủ và thống nhất.
- Giấy chuyển viện có thời hạn bao lâu?
- Lý do đầu tiên và quan trọng nhất khiến BTS được bổ nhiệm Đặc phái viên của Tổng thống: Rất nhiều nhóm nhạc sẽ 'failed' ngay từ bước này!
- Top 10 bộ phim kiếm hiệp Kim Dung xưa hay nhất
- Ngành Quản Lý Kinh Tế Là Gì? Cơ Hội Việc Làm Khi Ra Trường?
- 11 lợi ích của đậu tương và đậu nành
Đinh Tiên Hoàng – người có công đánh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước và trở thành hoàng đế đầu tiên của Việt Nam sau thời Bắc thuộc
Bạn đang xem: Nhà nước Đại Cồ Việt – Nhà nước quân chủ Trung ương tập quyền đầu tiên của Việt Nam
Đinh Tiên Hoàng (tên thật là Đinh Bộ Lĩnh), người làng Đại Hữu, châu Đại Hoàng (nay là thôn Văn Bòng, xã Gia Phương, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình), là con thứ của Thứ sử Đinh Công Trứ (Thứ sử Châu Hoan, kiêm Ngự phiên Đô đốc dưới thời Dương Đình Nghệ và Ngô Quyền); mẹ là Đàm Thị. Sau khi cha mất, Đinh Bộ Lĩnh cùng mẹ và đám gia nhân về quê Đại Hoàng sinh sống. Uy thế chính trị của cha đã tạo cho cậu thiếu niên Đinh Bộ Lĩnh một vị thế của “con nhà nòi”, dòng họ vọng tộc ở châu Đại Hoàng mà không một đứa trẻ nào ở vùng núi rừng này có được. Thuở nhỏ sống với mẹ ở Đàm Gia, thường cùng lũ trẻ chăn trâu chơi trò đánh nhau, lấy bông lau làm cờ. Nhờ có tài chỉ huy, lại có chí lớn nên được bạn bè kính phục. Với tài trí hơn người, Đinh Bộ Lĩnh được tôn làm Tù trưởng sách Đào Áo (nay thuộc các xã Gia Hưng, Gia Phú, Liên Sơn, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình).
Lễ hội Hoa Lư. Nguồn: ninhbinh.gov.vn
Sau khi Ngô Quyền mất (năm 944), triều đình rối ren, không có khả năng kiểm soát các địa phương xa xôi, Đinh Bộ Lĩnh đã cùng những người bạn thân thiết như Đinh Điền, Nguyễn Bặc tổ chức lực lượng, rèn vũ khí và chiếm giữ vùng đất Hoa Lư. Ông được nhân dân địa phương suy tôn và ủng hộ nhiệt liệt.
Trong khoảng thời gian từ năm 945 đến năm 950, Đinh Bộ Lĩnh đã toàn quyền làm chủ vùng đất Hoa Lư và khu vực xung quanh; sử cũ nói “Từ đây ai cũng sợ phục, phàm đi đánh đến đâu đều dễ như chẻ tre…”. Năm 951, lực lượng, thanh thế của Đinh Bộ Lĩnh đã khá mạnh, khiến Ngô Xương Ngập, Ngô Xương Văn lo sợ, đem quân đến đánh nhưng không thắng phải rút về.
Xem thêm : NaClO là chất điện li mạnh hay yếu
Nhà Ngô sụp đổ, tình hình đất nước rối loạn. Đinh Bộ Lĩnh quyết định tiến đánh các sứ quân. Bằng các biện pháp chính trị mềm dẻo – liên kết, hàng phục kết hợp với biện pháp quân sự cứng rắn – chinh phạt, Đinh Bộ Lĩnh đã lần lượt dẹp yên các sứ quân, chấm dứt cuộc “nội loạn” ở giữa thế kỷ X, thu non sông về một mối vào cuối năm 967.
Năm 968 Đinh Bộ Lĩnh trở thành vị hoàng đế đầu tiên của Việt Nam sau thời kỳ Bắc thuộc kéo dài.
Đinh Tiên Hoàng, người đặt nền móng sáng lập Nhà nước Đại cồ Việt – Nhà nước quân chủ Trung ương tập quyền đầu tiên của Việt Nam
Đinh Tiên Hoàng vị hoàng đế sáng lập triều đại nhà Đinh, nước Đại Cồ Việt trong lịch sử Việt Nam. Sự ra đời Nhà nước Đại Cồ Việt năm 968, đã chấm dứt tình trạng phân tán, cát cứ kéo dài, thống nhất đất nước. Đây là dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển của quốc gia dân tộc; giáng một đòn quyết định, chặn đứng mọi âm mưu chia rẽ đất nước của các thế lực cát cứ, phân tán tôn tại dai dẳng từ trước, hướng tới thống nhất, tập quyền, phù hợp với yêu cầu của lịch sử.
Việc đặt Quốc hiệu Đại Cồ Việt, xưng Hoàng đế và định niên hiệu là Thái Bình, một lần nữa khẳng định sự tự tin vào sức mạnh dân tộc, khát vọng về một đất nước thái bình, hưng thịnh của vua Đinh Tiên Hoàng.
Nhà nước Đại Cồ Việt dưới thời nhà Đinh, tuy chỉ tồn tại trong 12 năm (968 – 980), trải qua 02 đời vua, nhưng trong quá trình tồn tại, bằng tổ chức quản lý và hoạt động cụ thể, Nhà nước Đại Cồ Việt thời Đinh đã có vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong tiến trình lịch sử Việt Nam. Đây là Nhà nước đại diện cho lợi ích và sức mạnh của cộng đồng các giáp, xã… tượng trưng cho sự đoàn kết, tập hợp các lực lượng vì mục đích độc lập, tự chủ và thống nhất.
Với tổ chức bộ máy, chính sách đối nội, đối ngoại tuy sơ khai nhưng Nhà nước Đại Cồ Việt dưới thời nhà Đinh đã xác lập một thời kỳ mới về tổ chức quản lý đất nước trong lịch sử dân tộc – thời kỳ độc lập, tự chủ, xây dựng chế độ quân chủ tập quyền ở Việt Nam.
Xem thêm : Cách Chế Biến Trái Ca Cao Thơm Ngon, Hấp Dẫn
Sự phát triển kinh tế, từ nông nghiệp cho đến công thương nghiệp dưới thời nhà Đinh khá đều đặn và ngày càng đa dạng, đã tạo điều kiện nâng cao đời sống nhân dân, vừa củng cổ nhà nước quân chủ Trung ương tập quyền, vừa nâng cao sức chiến đấu của đất nước thời Nhà Đinh.
Nhà nước Đại Cồ Việt thời nhà Đinh đã tạo cơ sở ban đầu để các vương triều sau này bổ sung, củng cố và điều chỉnh cho phù hợp với sự phát triển của đất nước trong quá trình hình thành và xác lập chế độ phong kiến loại hình phương Đông ở nước ta. Đặc biệt, bằng những hoạt động đối nội và đối ngoại phù hợp, Nhà nước Đại cồ Việt thời nhà Đinh đã đưa lịch sử nước ta vào một thời kỳ phát triển mới chưa từng có (so với trước đó), khôi phục lại vị thế hiên ngang cho đất nước, cho dân tộc. Từ đây, đất nước của cộng đồng các dân tộc Việt, bằng sức sống bền bỉ và năng động của mình, đã vươn lên mạnh mẽ, đủ sức chống chọi với mọi âm mưu và hành động xâm lược của giặc ngoại xâm, giữ một vị trí quan trọng trong khu vực trước những biến động lớn đã từng xảy ra và còn tiếp diễn ở nhiều thế kỷ sau này.
Nhà nước Đại Cồ Việt dưới thời nhà Đinh ra đời, tồn tại, phát triển cùng với việc thiết lập triều đình riêng do một hoàng đế đứng đầu, có niên hiệu riêng, quản lý lãnh thố riêng biệt, là sự khẳng định mạnh mẽ nền độc lập, tự chủ của đất nước vừa mới được khôi phục sau hơon một thiên niên kỷ lệ thuộc vào phong kiến phương Bắc. Đây là Nhà nước mở đầu cho thời kỳ độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc.
Công lao, đóng góp to lớn của Đinh Tiên Hoàng trong tiến trình lịch sử dân tộc còn mãi muôn đời.
Theo Đề cương tuyên truyền của Ban Tuyên giáo Trung ương
[links()]
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp