Bộ phim có âm thanh đầu tiên trong lịch sử điện ảnh thế giới

Video bộ phim có tiếng đầu tiên trên thế giới

Hãng phim Warner Bros – một trong những hãng phim lớn của điện ảnh Mỹ thế kỷ XX, ra mắt bộ phim The Jazz Singer vào ngày 23/10/1927, bộ phim có âm thanh đầu tiên – tiếng nói và tiếng nhạc trong lịch sử điện ảnh.

bo phim co am thanh dau tien 2
Bộ phim the Jazz Singer là bộ phim có âm thanh đầu tiên

Bộ phim có âm thanh đầu tiên ra đời năm nào?

Đầu thế kỷ XX là giai đoạn vươn lên của nhiều nền điện ảnh trên thế giới như Liên Xô, Mỹ, Đức… Tuy nhiên, trong giai đoạn này, các bộ phim được sản xuất ra mới chỉ dừng ở thể loại phim câm, nghĩa là chỉ có hình ảnh mà không có tiếng động. Phải đến năm 1926, hãng Warner Bros của Hollywood mới cho ra đời bộ phim Don Juan và lần đầu tiên phần nhạc được ghép trực tiếp vào cuộn phim. Hệ thống Vitaphone (dùng âm thanh ghi trên các đĩa tiếng riêng) cho phép gắn kèm âm thanh vào một số đoạn phim ngắn mà hãng Warner Bros đưa ra đã bắt đầu gây được sự chú ý của khán giả.

Đến năm 1927, Warner Bros đã ra mắt công chúng bộ phim The Jazz Singer, được coi là khúc dạo đầu đẹp đẽ của thể loại phim có âm thanh, dù phần thoại và nhạc chỉ được đưa vào một số phút cảnh trong phim.

The Jazz Singer trở thành bộ phim có âm thanh đầu tiên trong lịch sử điện ảnh. Bộ phim The Jazz Singer đã mang lại thành công vang dội trên trường quốc tế khi đạt doanh thu $3.5 triệu tại các phòng vé. Điều này đã mở ra một thời đại mới của âm thanh trong điện ảnh.

Từ điểm bắt đầu là The Jazz Singer, hàng loạt các bộ phim hoạt hình với công nghệ ngày càng hiện đại ra đời. Nổi bật là các bộ phim được coi là huyền thoại như Doraemon, Conan,… với sự lan tỏa về câu chuyện và hình ảnh khá lớn. Bạn có thể tham khảo:

  • Sống ảo bằng cách ghép ảnh đầu Nobita và Xuka
  • Cách tạo ảnh nền đôi cực kỳ dễ thương dành cho các cặp đôi

Bộ phim có âm thanh đầu tiên được chuyển thể từ một vở kịch

bo phim co am thanh dau tien 3
Bộ phim The Jazz Singer tại các phòng vé

Ngày 25/4/1917, Samson Raphaelson – một người xuất thân từ khu Đông Hạ của thành phố New York (Mỹ) và là sinh viên của trường Đại học Illinois – có mặt tại một buổi diễn vở nhạc kịch Robinson Crusoe, Jr. ở thành phố Champaign, bang Illinois. Ngôi sao của vở diễn là chàng ca sỹ 30 tuổi Al Jolson – một người Do Thái sinh tại Nga.

Raphaelson vô cùng ấn tượng với phần trình diễn sinh động của Jolson khi Jolson xuất hiện với bộ mặt được bôi đen (hóa trang thành người da đen), và nhanh chóng chuyển từ hòa nhập vào khán giả sang hòa nhập vào bài hát.

Một vài năm sau, khi theo đuổi sự nghiệp văn chương chuyên nghiệp, Raphaelson đã viết tuyển tập The Day Of Atonement (tạm dịch: Ngày đền tội), trong đó có truyện ngắn nói về một thanh niên Do Thái tên là Jakie Rabinowitz, dựa theo cuộc đời thực của Al Jolson.

Truyện ngắn này được đăng trên tạp chí Everybody’s số tháng 1/1922. Raphaelson sau đó chuyển thể tác phẩm này thành một vở kịch sân khấu có tên là The Jazz Singer với ngôi sao George Jessel trong vai chính. Vở diễn ra mắt công chúng trên sân khấu Broadway tháng 9/1925 và gặt hái thành công vang dội với 303 suất diễn.

Hãng Warner Bros giành được bản quyền vở kịch vào ngày 4/6/1926 và muốn ký hợp đồng với George Jessel để ông thể hiện lại vai diễn này trên phim có lời thoại. Nhưng việc thương thảo với Jessel đổ bể.

Lý do đầu tiên là về vấn đề tài chính, Jessel yêu cầu được tăng thù lao, nhưng Warner Bros không thể đáp ứng. Lý do thứ hai mang yếu tố phân biệt chủng tộc. Alfred A.Cohn – tác giả kịch bản chuyển thể điện ảnh – đã thay đổi đoạn kết khác hoàn toàn với vở kịch gốc, khi cho vai nam chính trở thành một nghệ sỹ hài bôi mặt để giả người da đen và điều này đã khiến Jessel nổi cơn tam bành.

Cuối cùng định mệnh đã trao lại vai này cho Al Jolson – người đã truyền cảm hứng đầu tiên cho The Jazz Singer. Ngày 26/5/1927, Jolson nhận vai diễn và ký hợp đồng 75.000 USD cho 8 tuần đóng phim.

Kinh phí sản xuất The Jazz Singer là 422.000 USD – một số tiền lớn vào thời điểm bấy giờ, đặc biệt là đối với hãng Warner Bros vì hãng này hiếm khi bỏ ra quá 250.000 USD để làm phim, nhất là khi hãng lại đang trong tình trạng eo hẹp về tài chính.

Harry Warner, người đồng sáng lập hãng, thậm chí đã ngừng lĩnh lương, cầm cố trang sức của vợ và chuyển gia đình vào sống trong một căn hộ nhỏ để có tiền sản xuất The Jazz Singer.

Dù nhiều bộ phim dùng âm thanh trước đó cũng có lời thoại, nhưng tất cả đều là các đoạn thoại ngắn. Tương tự, hai bộ phim đầu tiên của hãng Warner Bros có sử dụng âm thanh Vitaphone là Don Juan (chiếu tháng 8/1926) và The Better Ole (chiếu tháng 10/1926). Hai bộ phim này chỉ có nhạc nền bằng nhạc cụ được đồng bộ hóa và các hiệu ứng âm thanh.

The Jazz Singer hội tụ tất cả những thứ đó, cộng thêm nhiều trường đoạn hát cùng một số lời thoại được đồng bộ hóa. Al Jolson hát 6 bài, gồm 5 bản nhạc jazz nổi tiếng và bài Kol Nidre.

Alan Crosland được chọn là đạo diễn phim The Jazz Singer. Ông là người đã có kinh nghiệm đạo diễn hai bộ phim có âm thanh Vitaphone Don Juan và Old San Francisco. Trong khi đó, George Groves – một người Anh, trước đó từng tham gia làm phim Don Juan – được giao phụ trách phần thu âm của bộ phim này.

Việc tạo nên các bộ phim hoạt hình ứng dụng công nghệ chuyển động. Tuy nhiên, công nghệ này không chỉ còn ở trong đoàn phim mà giờ có thể ứng dụng Cách tạo ảnh động 3D từ ảnh tĩnh chất lừ trên chính chiếc điện thoại hoặc máy tính bảng của mình.

Trong cả bộ phim The Jazz Singer chỉ có 2 phút nói chuyện được khớp đồng bộ, còn phần lớn hoặc toàn bộ thoại được ứng tác trình bày bằng bảng phụ đề chuẩn trong các phim câm của kỷ nguyên đó. Nhưng chỉ cần như thế, The Jazz Singer đã mở ra một chương mới trong lịch sử điện ảnh.

bo phim co am thanh dau tien 1
Một phân cảnh trong bộ phim The Jazz Singer

Thành công của The Jazz Singer được tiếp nối bằng một bộ phim khác của Warner Bros. The Lights of New York (1928) là bộ phim đầu tiên mà toàn bộ phần hình ảnh và âm thành được đồng bộ hóa. Hệ thống Vitaphonecũng nhanh chóng bị thay thế bằng các hệ thống ghi âm thanh trực tiếp trên phim như Movietone của hãng Fox Pictures, Phonofilm của DeForest hay RCA Photophone.

Năm 1929, hãng Warner Bros đã không tiếc tiền của và công sức khi cho ra đời bộ phim màu với phần tiếng xuyên suốt đầu tiên là On With The Show. Nhưng thực sự gây được tiếng vang lại là bộ phim thứ hai Gold Diggers Of Broadwaykhi nó thống lĩnh mọi bảng xếp hạng và giữ vị trí cao cho đến tận năm 1939.

Cho đến cuối thập niên 20 của thế kỷ XX, hầu như tất cả các bộ phim của Hollywood đều đã có tiếng. Âm thanh nhanh chóng giúp các bộ phim trở nên hấp dẫn và lôi cuốn khán giả hơn, đồng thời cũng đưa các hãng phim nhỏ tới chỗ phải đóng cửa vì không đủ vốn chi phí cho hệ thống thu âm cho các bộ phim. Âm thanh cũng là một trong các lý do giúp điện ảnh Mỹ vượt qua cuộc đại suy thoái và bước vào thời kỳ hoàng kim.

Tính trong thập niên 20 của thế kỷ XX, mỗi năm các hãng phim Mỹ (phần lớn tập trung ở Hollywood và tiểu bang California) đã cho ra đời chừng 800 bộ phim điện ảnh, chiếm 82% sản lượng phim toàn cầu. Cùng với những bộ phim lớn là sự xuất hiện của hàng loạt siêu sao như Greta Garbo, Clark Gable, Katharine Hepburn hay Humphrey Bogart… Họ nổi danh không chỉ ở trong phạm vi nước Mỹ mà còn được hâm mộ trên khắp các châu lục.

Gợi ý bạn iPad gen 10 wifi để có trải nghiệm hình ảnh và âm thanh trong mỗi bộ phim trọn vẹn nhất.

image 866e63738a

Để được tư vấn chi tiết hơn về các sản phẩm Apple mới nhất cùng loạt chương trình khuyến mại, bạn có thể liên hệ qua hotline 1900.6626 và website https://shopdunk.com/ hoặc ghé qua cửa hàng ShopDunk gần nhất để trải nghiệm và đưa ra đánh giá cho riêng mình nhé.

iPhone 15 Series mới ra mắt đang là cơn sốt của nhiều người dùng yêu công nghệ, đặc biệt dòng sản phẩm iPhone 15 Pro dự kiến sẽ là sản phẩm bùng nổ doanh số của nhà Apple. Giá điện thoại iPhone 15 Pro chỉ từ 22.999.000đ đến 34.999.000đ, bạn có thể giảm tới 2 triệu đồng qua cổng thanh toán và được hỗ trợ 1.5 triệu đồng khi đổi máy cũ. Hãy nhanh tay mua ngay để được mua trả góp với lãi suất 0%.