VnDoc xin giới thiệu bài Đặt câu với thành ngữ bốn biển một nhà? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Tiếng Việt 5. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Bạn đang xem: Đặt câu với thành ngữ bốn biển một nhà?
Đặt câu với thành ngữ bốn biển một nhà
Câu hỏi: Đặt câu với thành ngữ bốn biển một nhà?
Lời giải:
Tất cả thiếu nhi trên toàn thế giới đều là anh em bốn biển một nhà.
Ý nghĩa:
Câu thành ngữ “Bốn biển một nhà” có nghĩa là người ở khắp nơi đoàn kết như người trong một gia đình, thống nhất về một mối. Mọi người từ khắp năm châu bốn biển cùng đồng lòng, đoàn kết như anh em trong một gia đình. Chúng ta nên đùm bọc thương yêu như thể anh em bốn biển một nhà.
Hướng dẫn soạn bài – Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Hữu nghị – Hợp tác
Giải câu 1 (Trang 56 SGK tiếng việt 5 tập 1)
Xếp những từ có tiếng hữu cho dưới đây thành hai nhóm a và b: hữu nghị, hữu hiệu, chiến hữu, hữu tình, thân hữu, hữu ích, hữu hảo, bằng hữu, bạn hữu, hữu dụng.
a) Hữu có nghĩa là “bạn bè”. M: hữu nghị
b) Hữu có nghĩa là “có”. M: hữu ích
Trả lời:
a) Hữu có nghĩa là “bạn bè”: hữu nghị, chiến hữu, thân hữu, hữu hảo, bằng hữu, bạn hữu.
b) Hữu có nghĩa là “có”: hữu hiệu, hữu tình, hữu ích, hữu dụng.
Giải câu 2 (Trang 56 SGK tiếng việt 5 tập 1)
Xếp các từ có tiếng hợp cho dưới đây thành hai nhóm a và b: hợp tình, hợp tác, phù hợp, hợp thời, hợp lệ, hợp nhất, hợp nhất, hợp pháp, hợp lực, hợp lí, thích hợp.
a) Hợp có nghĩa là “gộp lại” (thành lớn hơn). M: hợp tác
b) Hợp có nghĩa là “đúng với yêu cầu, đòi hỏi… nào đó”. M: thích hợp
Trả lời:
a) Hợp có nghĩa là “gộp lại” (thành lớn hơn): Hợp tác, hợp nhất, hợp lực.
b) Hợp có nghĩa là “đúng với yêu cầu, đòi hỏi…nào đó”: Hợp tình, phù hợp, hợp thời, hợp lệ, hợp pháp, hợp lí, thích hợp.
Giải câu 3 (Trang 56 SGK tiếng việt 5 tập 1)
Xem thêm : Ý nghĩa và nguồn gốc ra đời Hội Cựu chiến binh Việt Nam
Đặt một câu với mỗi từ ở bài tập 1 và một câu với mỗi từ ở bài tập 2.
Trả lời:
– Với những từ ở bài tập 2, học sinh có thể đặt một trong các câu sau:
+ Nhóm a:
- Chăm lo vun đắp tình hữu nghị với nhân dân các nước là việc nhân dân ta luôn quan tâm.
- Là bộ đội – bác ấy rất yêu mến các chiến hữu của mình.
- Bữa tiệc có đủ mặt họ hàng thân hữu.
- Tình bằng hữu thật cao quý.
- Là bạn hữu, chúng ta phải giúp đỡ lẫn nhau.
+ Nhóm b:
- Bảo vệ môi trường là một việc làm hữu ích.
- Thuốc này rất hữu hiệu.
- Phong cảnh núi Ngự, sông Hương thật hữu tình.
- Tôi mong mình là người hữu dụng đối với xã hội.
– Với những từ ở bài tập 2, học sinh có thể đặt một trong các câu sau:
+ Nhóm a:
- Các nước trong khu vực đều mong muốn hòa bình hợp tác.
- Các tổ chức riêng lẻ ấy giờ đã hợp nhất.
- Phải đồng tâm hợp lực mới dễ thành công.
+ Nhóm b:
- Ông ấy giải quyết mọi việc đều hợp tình hợp lí.
- Công việc này rất phù hợp với em.
- Suy nghĩ của anh ấy thật hợp thời.
- Các lá phiếu bầu đều phải hợp lệ.
- Mọi việc làm đều phải hợp pháp.
- Khí hậu Đà Lạt thật thích hợp với sức khỏe của tôi.
Giải câu 4 (Trang 56 SGK tiếng việt 5 tập 1)
Đặt câu với một trong những thành ngữ dưới đây:
a) Bốn biển một nhà.
b) Kề vai sát cánh.
c) Chung lưng đấu sức.
Trả lời:
a) Nên đùm bọc thương yêu như thể anh em bốn biển một nhà.
b) Trong mọi công việc chung, chúng tôi luôn kề vai sát cánh với nhau.
c) Trong mọi thử thách khó khăn, họ chung lưng đấu sức sướng khổ cùng nhau.
Tham khảo thêm cách soạn khác bài Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Hữu nghị – Hợp tác
Câu 1. Xếp những từ có tiếng hữu cho dưới đây thành hai nhóm a và b: hữu nghị, hữu hiệu, chiến hữu, hữu tình, thân hữu, hữu ích, hữu hảo, bằng hữu, bạn hữu, hữu dụng.
a) Hữu có nghĩa là “bạn bè”. M: hữu nghị
b) Hữu có nghĩa là “có”. M: hữu ích
Trả lời:
a) Hữu có nghĩa là bạn bè. Gồm có: hữu nghị, chiến hữu, thân hữu, hữu hảo, bằng hữu.
b) Hữu có nghĩa là có. Gồm các từ: hữu hiệu, hữu tình, hữu ích, hữu dụng.
Xem thêm : Hợp đồng lao động hết hạn có phải thông báo cho công ty
Câu 2. Xếp các từ có tiếng hợp cho dưới đây thành hai nhóm a và b: hợp tình, hợp tác, phù hợp, hợp thời, hợp lệ, hợp nhất, hợp nhất, hợp pháp, hợp lực, hợp lí, thích hợp.
a) Hợp có nghĩa là “gộp lại” (thành lớn hơn). M: hợp tác
b) Hợp có nghĩa là “đúng với yêu cầu, đòi hỏi… nào đó”. M: thích hợp
Trả lời:
a) Hợp có nghĩa là “gộp lại” (thành lớn hơn). Gồm các từ: hợp tác, hợp nhất, hợp lực.
b) Hợp có nghĩa là “đúng với yêu cầu, đòi hỏi… nào đó”. Gồm các từ: hợp tình, phù hợp, hợp thời, hợp lệ, hợp pháp, hợp lí, thích hợp.
Câu 3. Đặt một câu với mỗi từ ở bài tập 1 và một câu với mỗi từ ở bài tập 2.
Trả lời:
– Buổi giao lưu văn nghệ giữa Việt Nam và Cu-ba thể hiện tình hữu nghị giữa hai quốc gia.
– Buổi dã ngoại do nhà trường tổ chức hôm nay thật hữu ích.
– Loại thuốc trị ho của bác sĩ cho thật là hữu hiệu.
– Bạn cần mặc trang phục phù hợp với thời tiết mùa đông.
– Để có bài tập làm văn hay, em phải dùng từ ngữ thích hợp cho từng câu văn.
Câu 4. Đặt câu với một trong những thành ngữ dưới đây:
a) Bốn biển một nhà.
b) Kề vai sát cánh.
c) Chung lưng đấu sức.
Trả lời:
a) Tất cả các dân tộc trên thế giới đều là anh em bốn bể một nhà.
b) Những người lính cùng kề vai sát cánh trong chiến đấu chống quân xâm lược.
c) Những người bạn thân thiết sẽ luôn cùng nhau chung lưng đấu sức để vượt qua mọi khó khăn, thử thách.
–
Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Đặt câu với thành ngữ bốn biển một nhà? Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết Tiếng Việt 5, Tập làm văn lớp 5, Kể chuyện lớp 5, Luyện từ và câu lớp 5, Cùng em học Tiếng Việt lớp 5.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp