Bệnh giảm bạch cầu ở mèo đang giết chết thú cưng của bạn một cách nhanh chóng. Khi mắc bệnh này, phần lớn mèo sẽ đột ngột bỏ ăn và bị suy nhược. Nguy hiểm nhất là trường hợp mèo mắc bệnh giảm bạch cầu nhưng không có bất kỳ biểu hiện nào. Điều này khiến cho chúng ta “không kịp trở tay” và mèo thường ra đi chỉ vài ngày sau khi mắc bệnh.
- Xanh lá phối với màu gì? 9 cách phối đồ nổi bật với màu xanh lá
- Cà phê đen bao nhiêu calo? Lợi ích của cà phê đen
- Mua bán, vận chuyển bao nhiêu ma túy thì sẽ đối diện với mức án tử hình?
- Cách đưa hàng hóa hư hỏng, hết hạn vào chi phí được trừ khi tính thuế
- Chuyên gia giải đáp có nên dùng 2 loại sữa rửa mặt hay không?
Như vậy, bệnh giảm bạch cầu ở mèo có chữa khỏi được không? Làm cách nào để phòng tránh? Để giải đáp những thắc mắc này, mời bạn xem qua những chia sẻ sau đây của PETPRO nhé.
Bạn đang xem: Kiến thức thú cưng
NGUYÊN NHÂN MÈO BỊ BỆNH GIẢM BẠCH CẦU
Giảm bạch cầu là bệnh lý phổ biến trên mèo ở mọi lứa tuổi. Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh bắt nguồn từ virus có khả năng lây lan mạnh.
Parvovirus
Tương tự với bệnh Parvo ở chó, bệnh giảm bạch cầu (FPV) trên mèo cũng do loại virus này gây ra. Các biểu hiện nhiễm Parvovirus trên mèo cũng không khác biệt nhiều so với chó. Nhưng riêng ở mèo, người ta ghi nhận lượng bạch cầu giảm nghiêm trọng và khiến chúng tử vong.
Giảm bạch cầu là bệnh gì?
Bệnh giảm bạch cầu ở mèo còn được gọi là bệnh Parvo, hoặc bệnh Carre ở mèo. Thực chất, đây là một dạng bệnh viêm ruột truyền nhiễm, mất điều vận ở mèo.
Vì sao mèo bị bệnh giảm bạch cầu?
Bệnh giảm bạch cầu có tính truyền nhiễm mạnh nên khả năng lây lan cao. Vì vậy, mèo cưng của bạn có thể bị nhiễm bệnh từ các nguồn như:
Tiếp xúc qua dịch tiết, chất thải của chó hoặc mèo bị bệnh
Virus Parvo tồn tại trong dịch tiết, phân, nước tiểu, nước bọt của chó mèo bị bệnh. Nên khi mèo cưng của bạn tiếp xúc với những chất này, chúng sẽ bị lây nhiễm ngay.
Tiếp xúc từ vết cắn
Các “boss” rất thích dùng miệng để chơi đùa với nhau. Nên nếu có bé đang mang virus thì tất cả những bé còn lại đều có nguy cơ nhiễm bệnh.
Virus tồn tại lâu trong môi trường
“Sát thủ” Parvo gây bệnh giảm bạch cầu ở mèo có thể trú ẩn ở bất cứ đâu. Tiêu biểu như trong đệm ngủ, chăn màn, hoặc đồ chơi của “boss”. Nếu bạn không thường xuyên vệ sinh khu vực nơi ở cho bé, tức là bạn đang tạo cơ hội cho virus phát triển.
BỆNH GIẢM BẠCH CẦU Ở MÈO CÓ CHỮA KHỎI ĐƯỢC KHÔNG?
Xem thêm : Big Name Story: Một thế kỷ đối đầu giữa Coca Cola và Pepsi
Rất nhiều bạn đã hỏi PETPRO rằng: liệu có thể chữa khỏi bệnh giảm bạch cầu cho mèo được không? Câu trả lời là được nhưng rất khó và khá tốn kém vì thời gian hồi phục lâu.
Bởi vì thông thường, tỷ lệ mèo bị chết do căn bệnh này là rất cao. Cơ hội mèo sống sót sau bệnh còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố nếu phát hiện sớm, cơ hội cứu sống bé mèo của bạn cũng sẽ cao hơn.
Triệu chứng của bệnh giảm bạch cầu ở mèo
Mèo bị bệnh giảm bạch cầu có thể có biểu hiện hoặc không. Biểu hiện của bệnh thường được chia thành 4 loại.
Thể quá cấp
Ở thể quá cấp, mèo bị giảm bạch cầu đột ngột. Chỉ trong 24h, mèo có cảm giác đau vùng bụng, suy nhược cơ thể trầm trọng, tỷ lệ sống rất thấp.
Chính vì những biểu hiện bất ngờ và nhanh chóng như vậy, người ta thường nhầm bệnh này với hiện tượng trúng độc ở mèo.
Thể cấp tính
Đây là thể bệnh khiến mèo chết nhanh chỉ sau thời gian ngắn nhiễm virus. Bé thường có biểu hiện sốt cao, bỏ ăn, lừ đừ, lông xù và bẩn. Kiểm tra niêm mạc thấy mắt của bé nhợt nhạt, thiếu sức sống.
Bên cạnh đó, thể giảm bạch cầu quá cấp còn khiến cho bé mèo bị rối loạn tiêu hóa trầm trọng. Hiện tượng tiêu chảy, nôn mửa liên tục làm bé mất sức và mất nước. Bệnh giảm bạch cầu ở mèo trưởng thành khi tiến triển nặng, bé có biểu hiện khát nhưng không thể uống nước. Sau đó vài ngày, mèo cưng rơi vào trạng thái hôn mê và tỷ lệ tử vong lên đến 80%.
Thể ẩn tính
Trường hợp bệnh nhẹ, mèo thường sốt nhẹ, ăn ít. Nếu trong giai đoạn này, mèo được cứu chữa kịp thời, cơ thể sẽ được hình thành miễn dịch lâu dài.
Thể thần kinh
Triệu chứng của bệnh giảm bạch cầu thể thần kinh thường gặp ở mèo con sơ sinh. Nguyên nhân chủ yếu là do virus được lây truyền từ mèo mẹ. Những bé mèo nhiễm bệnh không thể điều hòa vận động. Vì vậy, cơ thể bé luôn trong trạng thái yếu ớt, cơ hội sống rất thấp.
THỜI GIAN Ủ BỆNH GIẢM BẠCH CẦU Ở MÈO
Mèo bị bệnh FPV thường có biểu hiện sau 2 – 3 ngày từ khi nhiễm bệnh. Một số trường hợp bệnh sẽ ủ đến 7 ngày.
LÀM SAO PHÒNG BỆNH GIẢM BẠCH CẦU CHO MÈO?
Giảm bạch cầu là một căn bệnh nguy hiểm và khó lường. Chính vì vậy, bạn cần chủ động giúp mèo cưng phòng tránh ngay từ bây giờ. Vậy Chúng ta phải làm sao để giữ cho mèo luôn khỏe mạnh?
Tiêm vắc xin
Xem thêm : Chính sách thực lực của mỹ là gì
Vắc xin phòng bệnh FPV cực kỳ hiệu quả trong việc bảo vệ mèo cưng. Vì vậy, nếu mèo của bạn vẫn chưa tiêm phòng loại vắc xin này thì hãy đưa bé đến PETPRO ngay.
Đối với mèo con, bạn nên đưa bé đi tiêm ngừa khi bé đạt 8 – 10 tuần tuổi. Lịch trình tiêm vắc xin giảm bạch cầu mèo gồm ba giai đoạn:
– Mèo con tầm 8 – 10 tuần tuổi
– Mũi hai cách mũi một tầm 4 tuần
– Mũi ba nên tiêm khi bé mèo đã đủ 16 tuần
Bên cạnh việc tiêm vắc xin, bạn cần kết hợp một số biện pháp bảo vệ mèo cưng như sau.
Không thả rông mèo
Mèo được thả rông sẽ có nguy cơ nhiễm nhiều bệnh hơn thông thường. Nguyên nhân là vì các bé thường xuyên tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Chúng cũng rất thích “kéo bầy đàn” để vui chơi. Như vậy sẽ làm tăng khả năng mắc bệnh giảm bạch cầu ở mèo. Ngoài ra còn có các bệnh lý nguy hiểm khác như bệnh dại.
Thường xuyên cho mèo đi thăm khám sức khỏe
Thú cưng cũng là một thành viên trong gia đình. Hơn nữa, thành viên này lại còn rất đáng yêu và thân thiết với chúng ta. Chính vì vậy, việc chăm sóc sức khỏe cho thú cưng cũng rất quan trọng.
Trước hết, để phòng bệnh phổ biến trên mèo, bạn cần cho bé tiêm phòng đầy đủ các loại bệnh ngay khi đủ tuổi. Bên cạnh đó, bạn cũng cần quan tâm, để ý đến bé nhiều hơn. Trong trường hợp phát hiện bé có những dấu hiệu của bệnh giảm bạch cầu ở mèo, hãy nhanh chóng đưa bé đến Bệnh Viện Thú-Y PETPRO ngay.
Chúc bạn và mèo cưng một ngày tốt lành!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp