Giải đáp từ chuyên gia: Bón vôi cho đất nhằm mục đích gì?

1. Giải đáp từ chuyên gia: Bón vôi cho đất nhằm mục đích gì?

Bên cạnh cung cấp Canxi cho đất, việc bón vôi còn có thể cung cấp cho cây trồng những dưỡng chất mà phân bón không có. Do đó, để tận dụng hiệu quả của vôi bón đối với cây trồng và đất trồng, cũng như giải đáp được thắc mắc bón vôi cho đất nhằm mục đích gì, người trồng cần phải hiểu rõ tác dụng và cách sử dụng vôi bón. Dưới đây là một số công dụng nổi bật khi bón vôi cho đất.

1.1 Điều hoà pH cho đất

Tại sao phải bón vôi cho đất? Bón vôi cho đất nhằm mục đích gì? Vôi có khả năng tham gia vào quá trình điều hòa nồng độ pH trong đất trồng và làm tăng độ pH. Tuy nhiên, nâng độ pH quá nhanh có thể gây rối loạn dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng. Chính vì vậy, khi sử dụng vôi bón, mọi người cần chú ý đến liều lượng phù hợp để tránh hiện tượng này.

Đối với đất tốt, liều lượng bón vôi thường được duy trì ở mức 500kg/ha. Bên cạnh việc bón vôi, việc bổ sung phân hữu cơ cũng là yếu tố rất quan trọng để duy trì hàm lượng dinh dưỡng trong đất.

>> Xem thêm: Hướng dẫn trồng vải thiều ở Tây Nguyên cho bà con nông dân

1.2 Cung cấp đủ dưỡng chất cho cây

Vôi bột được xem là nguồn cung cấp Canxi quan trọng cho cây trồng. Thiếu Canxi có thể làm cây trở nên yếu ớt, dễ bị sâu bệnh tấn công hoặc đọt lá non bị biến dạng, quăn queo và dần chết khô.

Vậy bón vôi cho đất nhằm mục đích gì? Canxi có trong vôi giúp cây trồng giải độc, tăng khả năng chống chịu với điều kiện thời tiết bất lợi như nắng nóng, phèn, mặn,… Do đó, mọi người cần sử dụng vôi bột làm phân bón lót để bổ sung Canxi, tăng nguồn dinh dưỡng cho cây trong quá trình trồng trọt.

1.3 Gia tăng các hoạt động dinh dưỡng có trong đất trồng

Thêm vào đó, vôi còn có tác dụng giảm độc tố của các nguyên tố Al, Fe và Mn có trong đất. Đồng thời giúp bộ rễ cây trồng được phát triển mạnh mẽ hơn. Bón vôi cho đất trồng rau còn giúp đẩy nhanh quá trình phân giải của các chất hữu cơ trong đất, giúp cho nguồn dinh dưỡng có trong đất gia tăng nhanh chóng.

1.4 Giúp vi sinh vật trong đất trồng phát triển

Sau khi hiểu được việc bón vôi cho đất nhằm mục đích gì, có một số người cho rằng việc sử dụng vôi bón có thể gây hại cho hệ vi sinh vật trong đất trồng. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn chính xác. Nếu như mọi người sử dụng liều lượng vôi phù hợp, vôi còn giúp kích thích sự phát triển của vi sinh vật.

Như đã đề cập, vôi tham gia vào quá trình điều hòa độ pH trong đất. Vậy nên nếu điều chỉnh độ pH đúng cách thì vôi sẽ có tác dụng tích cực đối với hệ vi sinh vật trong đất. Nếu sử dụng vôi bón sai liều lượng hoặc cách sử dụng không đúng, vôi sẽ gây ra tác dụng ngược và làm chết hệ vi sinh vật trong đất.

1.5 Rửa mặn cho đất

Bón vôi cho đất nhằm mục đích gì? Bón vôi cho đất mặn có tác dụng giảm tác hại của đất trồng bị nhiễm mặn, mọi người cũng có thể sử dụng vôi rửa mặn. Vùng đất mặn có phèn có thể được bón vôi bằng cách rải một lớp vôi lên đất trồng, ngâm nước trong khoảng 1 đến 2 ngày, sau đó rút nước.

Việc này có thể giúp loại bỏ một phần mặn và phèn trong đất, tăng độ pH và cải thiện độ thoáng khí của đất. Nhờ đó, cây trồng sẽ có khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng tốt hơn, phát triển mạnh hơn.

>> Xem thêm: Chia sẻ kinh nghiệm về cách trồng quả na chất lượng, sai quả

1.6 Khử chua

Lý do tại sao người nông dân phải bón vôi cho đất? Tham khảo đến đây chắc hẳn thắc mắc bón vôi cho đất nhằm mục đích gì của mọi người đã được giải đáp phần nào. Sau một thời gian canh tác, đất trồng sẽ bị suy thoái và mất đi nhiều dinh dưỡng, dẫn đến giảm năng suất cây trồng.

Độ pH của đất cũng sẽ giảm xuống dưới 7 và gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cây. Việc bón vôi cho đất phèn sẽ có tác dụng khử chua hiệu quả nhờ vào Canxi giúp trung hòa đất.

1.7 Giảm nấm bệnh gây hại

Cuối cùng câu trả lời cho thắc mắc bón vôi cho đất nhằm mục đích gì chính là khi đất trồng bị chua do suy thoái, nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng của các loại nấm bệnh trong đất. Tuy nhiên, bón vôi là một trong những biện pháp hiệu quả để giúp ức chế sự phát triển của các loại nấm gây hại trong đất trồng.

2. Phân biệt 3 loại vôi cơ bản

Để hiểu rõ hơn vấn đề bón vôi cho đất nhằm mục đích gì, bạn cần hiểu rõ cá loại vôi cơ bản và công dụng của chúng. Hiện tại có 3 loại vôi cơ bản được sử dụng phổ biến cho đất trồng:

  • Vôi tôi (Ca(OH)2) và vôi nung (CaO): Loại vôi này sẽ tạo phản ứng mạnh khi hòa tan với nước, có tính sát khuẩn cao. Chúng được sử dụng để điều chỉnh độ pH của đất và giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh trong đất.
  • Bột đá vôi (CaCO3): Ngoài việc tìm lời giải đáp cho vấn đề bón vôi cho đất nhằm mục đích gì, mọi người nên tìm hiểu phản ứng của vôi khi gặp nước và khả năng tiêu diệt vi khuẩn để phân biệt đá vôi. Chúng sẽ có phản ứng khá kém, chủ yếu được sử dụng để cung cấp lượng Canxi cho đất và giúp giữ cho độ pH của đất ổn định.
  • Vôi Dolomite (CaMg(CO3)2): Khi tác dụng với đất, vôi Dolomite làm tăng độ pH chậm, có phản ứng nhẹ với nước và khả năng tiêu diệt vi khuẩn kém. Chủ yếu được sử dụng để cung cấp lượng Canxi và Magie cho cây trồng.

3. Hướng dẫn cách bón vôi cho đất hiệu quả

Khi đã hiểu rõ được việc bón vôi cho đất nhằm mục đích gì thì bón vôi cho đất trồng với liều lượng phù hợp và đúng cách sẽ giúp mang lại nhiều công dụng tuyệt vời cho cả đất trồng và cây trồng. Vậy bón vôi với liều lượng như thế nào là đúng cách? Mọi người có thể theo dõi những hướng dẫn chi tiết sau đây.

3.1 Bón vôi theo từng loại đất trồng

Ngoài việc nắm bắt và hiểu rõ bón vôi cho đất nhằm mục đích gì, để cải tạo lại đất trồng, mỗi loại đất sẽ cần một lượng vôi phù hợp để giúp đất trở nên tơi xốp và tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng.

Tuy nhiên, để xác định lượng vôi cần bón cho đất, bạn cần căn cứ vào độ pH của đất. Đất có độ chua cao sẽ cần bón nhiều vôi hơn so với đất có độ chua thấp. Đất sét cũng cần bón nhiều vôi hơn so với đất cát do thành phần dinh dưỡng và độ pH của đất sét thường thấp hơn.

3.2 Bón đúng liều lượng

Tiếp theo đó để có cách bón vôi cho đất hiệu quả, bạn cũng cần xác định độ pH của đất trồng vì đây là yếu tố rất quan trọng quyết định khả năng hấp thụ của đất trồng.

Mỗi loại đất sẽ có khả năng hấp thụ lượng dinh dưỡng trong đất khác hoàn toàn. Vậy nên liều lượng bón vôi cũng khác nhau tùy thuộc vào hàm lượng hữu cơ, dinh dưỡng trong đất. Dưới đây là thông tin về liều lượng bón vôi cho đất phù hợp với từng loại đất, giúp giải đáp vấn đề bón vôi cho đất nhằm mục đích gì:

Đất sét, nhiều chất hữu cơ:

  • Độ pH từ 3,5-4,5 cần bón khoảng 2 tấn vôi/ha.
  • Độ pH từ 4,6-5,5 cần bón 1 tấn vôi/ha.
  • Độ pH từ 5,6-6,5 cần bón 0,5 tấn vôi/ha.
  • Độ pH > 6,5 không cần bón vôi.

Đất cát, ít chất hữu cơ:

  • Độ pH từ 3,5-4,5 cần bón dưới 1 tấn vôi/ha.
  • Độ pH từ 4,6-5,5 cần bón dưới 0,5 tấn vôi/ha.
  • Độ pH từ 5,6-6,5 cần bón dưới 250 kg vôi/ha.
  • Độ pH > 6,5 không cần bón vôi.

>> Xem thêm: Bật mí cách chăm sóc vải thiều sau thu hoạch đơn giản, hiệu quả

3.3 Lựa chọn thời điểm

Việc tiến hành bón vôi đúng thời điểm cũng được xem là yếu tố cần lưu ý để cải tạo đất trồng một cách tốt nhất. Đồng thời giúp mọi người biết được bón vôi cho đất nhằm mục đích gì. Cụ thể:

  • Đối với những vườn cây chưa thu hoạch, mọi người có thể bón vôi vào bất kỳ thời điểm nào trong năm, tốt nhất là vào đầu mùa mưa.
  • Đối với các vườn cây ăn quả, lúc này mọi người nên bón vôi sau khi đã thu hoạch và kết hợp với một số biện pháp chăm sóc khác. Chẳng hạn như tỉa cành, bón phân, phòng trừ sâu bệnh hại,…
  • Đối với những khu vực thường xuyên có mưa và canh tác các loại cây ăn quả có múi hoặc các cây công nghiệp ngắn ngày. Mọi người nên bón vôi sau cơn mưa để mang lại hiệu quả cao nhất.
  • Đối với những cánh đồng trồng lúa nước, để khử phèn chua cũng như khử trùng cho đất trồng, bạn nên phun rắc vôi bột trước khi gieo sạ lúa từ 15 – 20 ngày.

3.4 Bón vôi đúng kỹ thuật

Chắc hẳn khi tham khảo đến phần nội dung cuối cùng này, bạn đã trả lời được thắc mắc bón vôi cho đất nhằm mục đích gì. Để đảm bảo đất trồng được hấp thụ chất dinh dưỡng tốt, quy trình bón vôi chuẩn bao gồm rải đều lượng vôi phù hợp với từng loại đất và sử dụng cuốc xới đào sâu vào đất khoảng 5 đến 10cm để trộn đều vôi với đất. Sau đó, hãy tưới nước để tạo độ ẩm cho đất giúp vôi hòa tan đều trong đất và phát huy tác dụng tốt nhất.

Đối với các loại cây ăn quả, cây trồng công nghiệp ngắn ngày hoặc tại các khu dân cư, khu vực chăn nuôi cần khử trùng, có thể sử dụng máy phun vôi bột để phun đều lượng vôi lên diện tích cây trồng. Nên phun vôi bột với khoảng cách cao và xa để đảm bảo phủ đều trên diện tích cây trồng.

4. Kết luận

Trên đây là những chia sẻ của Người Nhà Nông giải đáp chi tiết thắc mắc bón vôi cho đất nhằm mục đích gì cùng với tác dụng của vôi đối với đất trồng. Thêm vào đó, chúng tôi còn cung cấp các phương pháp bón vôi cho đất chuẩn và đúng cách nhất. Hy vọng mọi người có thể áp dụng thành công vào mùa vụ của mình để đem lại năng suất cao nhất!