1. Những dấu hiệu khi bị bóng đè
Bóng đè hay còn có tên gọi khác là liệt tạm thời khi ngủ. Dấu hiệu khi bị bóng đè thường xuất hiện lúc chúng ta sắp tỉnh giấc hoặc ngay sau lúc vừa bước vào giấc ngủ với những biểu hiện sau:
Dấu hiệu khi bị bóng đề phổ biến nhất đó là mắt người bị bóng đè thường chuyển động nhanh, nhưng cơ thể mất khả năng kiểm soát vấn đề di chuyển, tính linh hoạt của tay, chân trong vài giây, thậm chí kéo dài đến vài phút.
Bạn đang xem: Tin tức
Trong hoặc sau khi tỉnh dậy từ bóng đè, một số người có biểu hiện nói mớ, mất nhận thức tạm thời.
Người bị bóng đè vẫn có khả năng nhận thức được các vấn đề, sự việc xung quanh, tuy nhiên không thể nói chuyện.
Dấu hiệu khi bị bóng đè khiến cơ thể rơi vào trạng thái bất động dù đang tỉnh táo khiến chúng ta xuất hiện cảm giác sợ hãi, ảo giác, thậm chí là việc hoang tưởng về cái chết.
Trong một số trường hợp, đối tượng bị bóng đè sẽ có cảm giác tức ngực, khó thở và có vật nặng đè lên ngực.
Cơ thể tiết nhiều mồ hôi so với bình thường, đầu và các cơ xuất hiện tình trạng đau nhức khó chịu.
Sau khi bị bóng đè, một số đối tượng có thể rơi vào trạng thái lo lắng, buồn bã và mỏi mệt.
Bóng đè thường gây nên những cảm giác khó chịu như mỏi mệt, lo sợ,…
2. Những đối tượng có nguy cơ cao bị bóng đè
Thực tế cho thấy, người có sức khỏe tốt, tinh thần vui vẻ, lạc quan rất ít khi gặp phải tình trạng này, hoặc dấu hiệu khi bị bóng đè của họ thường ít nghiêm trọng và nhanh chóng chấm dứt hơn. Trong khi đó, những đối tượng sau sẽ có nguy cơ cao bị bóng đè hơn:
Cơ thể thường xuyên rơi vào trạng thái ngủ rũ (đây là một dạng rối loạn thần kinh dẫn đến mất kiểm soát giấc ngủ và mức độ tỉnh táo).
Giấc ngủ không ổn định, xuất hiện vấn đề thường có cảm giác buồn ngủ vào ban ngày và mất ngủ vào ban đêm.
Xem thêm : Từ trái nghĩa với đoàn kết, Ý nghĩa và cách đặt câu với Đoàn Kết là gì?
Có tư thế nằm sấp khi ngủ là nguyên nhân phổ biến gây nên những triệu chứng bóng đè.
Bóng đè thường có nguy cơ cao xuất hiện ở những đối tượng: trầm cảm, rối loạn tiền đình, rối loạn cảm xúc, huyết áp tăng khi ngủ,…
Triệu chứng bóng đè thường xuất hiện phổ biến ở đối tượng thanh thiếu niên và người trẻ tuổi.
Tình trạng mất ngủ kéo dài cũng là nguyên nhân dẫn đến việc bị bóng đè khi ngủ.
Những người có tính chất công việc làm theo ca dẫn đến rối loạn đồng hồ sinh học gây mất ngủ, ngủ không theo giờ giấc ổn định, khoa học.
Tư thế ngủ là một trong những nguyên nhân làm xuất hiện tình trạng bóng đè
3. Cách xử lý khi bị bóng đè là gì?
Khi rơi vào trạng thái bóng đè, cần giữ cơ thể ở trạng thái thư giãn, kiểm soát cảm giác sợ hãi và xử lý theo một số phương pháp sau:
Thực hiện các cử động nhẹ
Việc cố gắng cử động khi bị bóng đè là điều vô cùng khó khăn. Tuy nhiên, nên cố gắng thực hiện một số hoạt động sau để có thể nhanh chóng thoát khỏi cảm giác tê cứng:
Vận động nhẹ nhàng ở các đầu ngón tay, ngón chân hoặc nắm chặt lòng bàn tay hết sức có thể.
Vận động cơ mặt bằng cách tạo ra các biểu hiện nhăn nhó và lặp lại nhiều lần liên tiếp.
Tập trung vào việc thở đều
Thở đều và giữ tâm trạng được bình tĩnh là một trong những yếu tố quan trọng để sớm kết thúc tình trạng bóng đè. Cảm giác sợ hãi, cố gắng vùng vẫy sẽ là gia tăng áp lực lên ngực, từ đó hình thành cảm giác như có vật đè nặng ở ngực.
Tạo những âm thanh nhỏ
Khi rơi vào tình trạng bóng đè, nếu đang nằm gần một người khác, cố gắng tạo tín hiệu để họ có thể đánh thức bạn bằng cách phát ra một số âm thanh từ cổ họng. Ngoài ra, có thể áp dụng phương pháp cố gắng ho khan để nhanh chóng thoát khỏi trạng thái bóng đè.
Giữ tâm trạng bình thản
Khi thực hiện các kỹ thuật nhưng không đem lại hiệu quả mà còn khiến mọi thứ tiến triển xấu hơn với ảo giác như bị đè nặng, lôi đi, xoay vòng,… thì chúng ta cần giữ tinh thần được ổn định, bình thản. Tuyệt đối tránh việc chống lại, vùng vẫy, chúng sẽ khiến cho cơ thể rơi vào uể oải kéo dài khi thức tỉnh.
Dấu hiệu khi bóng đè có thể nhanh chóng kết thúc nếu giữ được bình tĩnh và thực hiện một số cử động nhẹ
4. Phương pháp phòng ngừa tình trạng bóng đè
Bóng đè xuất hiện thường xuyên có thể khiến cơ thể rơi vào trạng thái uể oải, mệt mỏi, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, công việc và học tập. Do đó, cần duy trì một số thói quen sau để có thể hạn chế việc xuất hiện tình trạng bóng đè:
Ngủ đủ giấc mỗi ngày là yếu tố quan trọng giúp tinh thần luôn ổn định, ngăn ngừa tình trạng bóng đè.
Có thời gian nghỉ trưa từ 20 đến 40 phút để tinh thần được thư giãn, thoải mái.
Duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh, hợp lý; có khung giờ sinh hoạt, ngủ nghỉ khoa học; tránh việc thức quá khuya và dậy muộn vào ngày hôm sau.
Môi trường ngủ nghỉ nên được thiết kế thoáng mát, yên tĩnh; nhiệt độ phòng không được ở mức quá cao hoặc thấp.
Khi ngủ cần lựa chọn trang phục phù hợp, tránh bó sát hoặc thoát nhiệt kém.
Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe, tuy nhiên cần tránh tập luyện quá sức hoặc thực hiện trước khi ngủ.
Trước khi ngủ từ 3 đến 5 giờ, tránh việc sử dụng các chất kích thích có hại cho giấc ngủ như caffeine, trà,… hay ăn quá no.
Giữ cho tâm trạng luôn được vui vẻ, lạc quan, hạn chế việc căng thẳng, lo âu kéo dài.
Cần hạn chế những thói quen xấu gây ảnh hưởng đến giấc ngủ
Bóng đè kéo dài là nguyên nhân dẫn đến một số bệnh lý khác có liên quan đến hệ thần kinh. Do đó, dù không có khả năng đe dọa trực tiếp đến sức khỏe nhưng nếu kéo dài có thể dẫn đến những biến chứng không mong muốn. Để được hỗ trợ cụ thể thông tin về dấu hiệu khi bị bóng đè và các vấn đề liên quan khác, vui lòng liên hệ các chuyên gia tâm lý MEDLATEC thông qua số Hotline 1900 565656.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp