Bột lọc làm từ củ gì? Ứng dụng của bột lọc trong chế biến thực phẩm

Bột lọc làm từ củ gì? Chắc hẳn khi nhắc đến bột lọc ít nhiều gì chúng ta cũng đã từng nghe qua. Vậy bạn có bao giờ thắc mắc bột lọc là bột gì, bột lọc và bột năng giống nhau không hay bột năng được chế biến như thế nào? Mọi thắc mắc của bạn sẽ được làm sáng tỏ từ máy đóng gói An Thành trong bài viết dưới đây nhé.

Bột lọc là gì? Bột lọc làm từ củ gì?

Bột lọc là nguyên liệu thường dùng để tạo độ dẻo, độ sệt trong nhiều món ăn, trong làm bánh và nhiều công dụng khác. Bột lọc tùy theo mỗi vùng miền sẽ được gọi với nhiều cái tên khác nhau như miền Bắc gọi là bột sắn, bột đao; miền Nam hay gọi là bột năng; bột lọc là phương ngữ được người miền Trung thường xuyên sử dụng.

Từ tên gọi trên chắc hẳn bạn đã tìm thấy lời giải cho thắc mắc bột lọc và bột năng giống nhau không, thực chất đây chỉ là tên gọi khác ở mỗi vùng miền. Vậy bột lọc làm từ củ gì? Bột lọc chủ yếu làm từ bột được lấy từ củ khoai mì hay còn gọi là củ sắn. Củ sắn sau khi thu hoạch được làm sạch và chế biến thành bột mịn, khô tơi tương tự như các loại bột mì, bột bắp thông thường.

Bột lọc có màu trắng tinh khiết, mịn và mang những tính chất điển hình về độ dẻo dai và độ nhớt cao. Bột lọc có tính kết dính tốt, không có mùi chua và quá trình chiết xuất thường không sử dụng hóa chất độc hại.

Sau khi biết được bột lọc làm từ củ gì, chúng ta cùng tìm hiểu thêm về cách làm ra bột lọc được tiến hành như thế nào sau đây nhé.

  • Sơ chế củ sắn: Củ sắn sau khi thu hoạch rửa sạch, lột vỏ, ngâm nước lạnh khoảng 2 giờ sau đó vớt ra và rửa thật kỹ.
  • Làm bột: Dùng bàn mài mài củ sắn thành bột nhuyễn, sau đó đem hòa với nước sạch (5kg củ sắn cho 10 lít nước) rồi lọc bột bằng một tấm vải dày. Phần nước sau khi lọc bột để lắng khoảng 1 giờ sẽ thu được bột kết tinh dưới đáy.
  • Phơi nắng: Lấy phần bột kết tinh dưới đáy đem phơi khô dưới nắng to. Sau khi phơi nắng khoảng 2 ngày bột sẽ khô lại thành cục. Dùng máy xay xay nhuyễn thành bột mịn và dùng rây lọc lấy bột mịn.
  • Thành phẩm: Sau khi lọc qua rây ta sẽ thu được bột lọc thành phẩm dạng bột mịn, tơi và có màu trắng đục. Bảo quản bột lọc bằng cách cho vào hộp, đậy kín nắp và để nơi khô thoáng.

Ứng dụng bột lọc đúng cách trong từng loại món ăn

Tùy vào từng món ăn mà bột lọc được gia giảm lượng sử dụng khác nhau. Chẳng hạn như với các món bánh, chả, miến… trong quá trình chế biến cần điều chỉnh lượng bột và nước vừa đủ để nhào bột không quá cứng cũng không quá mềm hoặc chảy nhão.

Với các món súp, lagu, chè, sốt… cần độ sánh sệt, trước khi sử dụng bạn hãy pha bột lọc với ít nước ra chén nhỏ cho bột tan hết rồi đổ vào món ăn đang nấu. Sau đó cho từ từ ở khâu sắp kết thúc món ăn đến khi đạt độ sánh mong muốn thì dừng lại. Hãy nhớ không cho bột trực tiếp vào canh hay súp móng để tránh bột bị vón cục.

Khi dùng bột lọc làm trân châu, cần trộn với lượng nước phù hợp, nhào nặn đều tay và lâu để bột dẻo mịn, có thể cho thêm các loại bột ca cao, milo để tăng thêm hương vị.

Lưu ý khi sử dụng bột lọc cho trẻ em, người lớn tuổi, người tiểu đường hay béo phì. Do bột lọc chứa lượng tinh bột cao, ít chất xơ và protein nên nếu sử dụng quá nhiều và thường xuyên có thể gây béo lên và làm tăng lượng đường trong máu.

7 loại gia vị có lợi cho sức khỏe bạn nên thêm vào chế độ ăn

Một số món ngon từ bột lọc

  • Bánh bột lọc: Bánh bột lọc có lớp vỏ dai và trong, nhân đậu xanh hoặc tôm thịt được tẩm ướp đậm đà, khi ăn chấm cùng nước mắm cay ngọt rất kích thích vị giác. Để bánh có độ trong đẹp mắt, khi luộc bánh nổi lên thì vớt ra ngâm với nước lạnh, sau đó áo bên ngoài bánh lớp mỡ hành để bánh không bị dính và có mùi thơm hấp dẫn.
  • Bánh đúc: Bánh đúc được chế biến từ các nguyên liệu gồm bột gạo và bột lọc, có nhân thịt xào cùng nấm tai mèo nêm nếm gia vị đậm đà. Bánh khi chín có độ mềm, dẻo, ăn kèm nước mắm mặn ngọt sẽ vô cùng ngon miệng.
  • Bánh da lợn: Bánh da lợn nhiều lớp có mùi thơm lá dứa, được làm từ bột lọc vừa dẻo vừa dai, cộng thêm vị bùi bùi của đậu xanh. Với nhiều người đây là món ngon mang hương vị tuổi thơ mê mẩn một thời.
  • Hạt trân châu: Hạt trân châu là topping dùng kèm với trà sữa được nhiều người yêu thích bởi độ dẻo dai ngọt ngào rất dễ gây nghiện. Màu sắc của hạt trân châu thay đổi tùy theo thành phần thêm vào, tuy nhiên nguyên liệu chính vẫn là bột lọc. Trân châu đen thược được trộn thêm ca cao, ngâm với đường đen còn trân châu trắng được làm từ bột lọc nguyên chất hoặc từ bột rau câu dẻo có độ giòn dai khác biệt.

Công dụng của bột lọc trong chế biến thực phẩm

Bột lọc được dùng làm thành phần chính cho các loại bánh như: Bánh đúc, bánh da lợn, bánh phu thê, bánh giò… Ngoài ra nó còn được dùng để làm bánh canh, sợi miến, hủ tiếu, mì sợi, há cảo… nhờ độ dẻo dai, mang đến cảm giác ngon miệng cho mọi người khi thưởng thức.

Bột lọc được sử dụng làm gia vị cho các món ăn phong cách Á, Âu như súp, lagu, món xào cho đến các món chè hay các loại nước sốt kèm theo thức ăn bởi chúng có độ mịn, sánh và kết dính. Sử dụng bột lọc trong nấu nướng tạo cho món ăn có độ sánh đặc, khiến người dùng cảm thấy như thưởng thức một món ăn nhẹ nhưng vẫn no lâu.

Bột lọc được dùng làm nguyên liệu trong chế biến các món cá viên, chả cá, xúc xích, nem, chả lụa… để tạo độ dai, giòn hay dùng làm bột khoai, bột báng để nấu chè, làm hạt trân châu dẻo, thạch củ năng, thạch khoai môn trong trà sữa giúp tăng độ ngon miệng khi thưởng thức.

Bột lọc có thể dùng thay thế bột bắp vì chúng có sự giống nhau về độ sánh đặc và kết dính. Tuy nhiên bột lọc có tính dẻo và dai nhiều hơn so với bột bắp, do đó chỉ nên sử dụng tạm thời để thay thế trong trường hợp thiếu hụt nguyên liệu trong chế biến.

Cách thức phân biệt bột lọc với các loại bột khác

Do có vẻ ngoài khá giống với nhiều loại bột thông dụng khác, vì vậy một vài đặc điểm nổi bật để phân biệt bột lọc mà chúng ta có thể lưu ý như sau:

Bột lọc với bột mì

Bột mì là bột được xay từ lúa mì, bột mì có màu sẫm và mịn hơn, khi tác dụng với nước bột mì không có độ sánh như bột lọc nhưng giãn nở và có độ xốp. Bột lọc khô, thô và không mịn như bột mì, hòa bột lọc với nước ta có hỗn hợp sánh và dễ kết dính. Đây là đặc điểm dễ nhận biết nhất với hai loại bột này.

Bột lọc với bột bắp

Bột bắp được làm từ tâm trắng của hạt bắp nên có độ trắng hơn bột mì. So với bột lọc, bột bắp mịn, nhẹ và tơi hơn. Bột bắp được dùng để làm đặc, tạo độ kết dính trong các món ăn, các món bánh và thường được cho ở công đoạn cuối khi thức ăn gần chín. So sánh bột lọc với bột bắp dễ dàng nhận thấy bột lọc có độ kết dính và độ đặc cao hơn bột bắp nhiều lần.

Bột lọc với bột nếp

Bột nếp là loại bột được sản xuất trực tiếp từ nếp vì thế có đặc tính dẻo, dai hơn bột lọc rất nhiều. Bột nếp thường được dùng làm bánh trôi, bánh ít, bánh dày, bánh gai, bánh rán…

Bột lọc với bột gạo

Bột gạo được xay từ gạo, có màu trắng đục đặc trưng. Một đặc điểm dễ phân biệt giữa hai loại bột này chính là bột gạo khá thô và khô chứ không mềm mịn, không dẻo và dai như bột lọc. Bột gạo được sử dụng khá rộng rãi trong nhiều món ăn như bánh canh, bánh xèo, bánh đúc, bánh ướt…

Bột lọc với bột sắn dây

Bột sắn dây được làm từ củ sắn dây, nó có hình dạng viên cục nhỏ, chỉ cần quan sát bằng mắt thường rất dễ nhận biết. Về công dụng thì cả hai cũng được ứng dụng với mục đích khác nhau. Nếu bột lọc được dùng trong làm bánh hay nấu nướng thì bột sắn dây lại là nguyên liệu phổ biến trong các bài thuốc đông y, trong làm đẹp hoặc sử dụng hằng ngày giúp thanh nhiệt, giải độc, ngừa lão hóa và hỗ trợ tốt cho tiêu hóa. Bột sắn dây có thể hòa với nước nguội hoặc khuấy chín trong nước nóng để dùng trực tiếp.

Bột lọc với bột củ năng

Do bột lọc còn được gọi là bột củ năng, dẫn đến nhiều người hay nhầm tưởng bột lọc làm từ củ năng. Thế nhưng điều này hoàn toàn không phải, bột củ năng mới được làm từ củ năng (còn gọi là củ mã thầy). Loại củ này có hình tròn nhỏ, màu đen ruột trắng và có ít bột. Bột củ năng màu trắng, không dai, thường dùng chế biến bánh lọt và ăn kèm với nước cốt dừa.

Bảo quản bột lọc với máy đóng gói dạng bột

Không chỉ bột lọc mà tất cả các loại bột khi đưa ra thị trường đến tay người tiêu thì khâu đóng gói là vô cùng cần thiết. Máy đóng gói bột không chỉ phát huy tác dụng bảo quản hàng hóa trong quá trình lưu kho, vận chuyển mà còn giúp bảo quản, ổn định chất lượng sản phẩm đến tay người dùng.

Hơn nữa sử dụng máy đóng gói còn tăng tính thẩm mỹ, sản phẩm có vẻ ngoài bắt mắt, hấp dẫn và thu hút. Bên cạnh đó nó còn giúp tiết kiệm thời gian và chi phí nhân công hiệu quả. Bởi thế không chỉ các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ mà với nhiều doanh nghiệp, máy đóng gói dạng bột là thiết bị không thể thiếu.

Công ty An Thành là đơn vị chuyên cung cấp các loại máy đóng gói dạng bột chất lượng cao. Với nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực chuyên môn, chúng tôi tự hào được các doanh nghiệp và khách hàng tin tưởng.

Các loại máy móc tại đây được sản xuất bằng công nghệ tiên tiến nhất và đều trải qua quá trình kiểm tra nghiêm ngặt. Bởi thế khi mua hàng tại An Thành, quý khách hoàn toàn yên tâm về giá cả, chất lượng sản phẩm và cả những ưu đãi cho người dùng.

Qua bài viết trên, hi vọng đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về bột lọc, giải đáp thắc mắc bột lọc làm từ củ gì hay cách thức phân biệt bột lọc với các loại bột khác. Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu về các loại máy đóng gói dạng bột, hãy liên hệ ngay với An Thành để được cung cấp thêm nhiều thông tin cụ thể về sản phẩm nhé.