Theo truyền thuyết, ngày 23 tháng Chạp Âm lịch hàng năm là ngày ông Công ông Táo (còn gọi là Táo quân) cưỡi cá chép vàng lên trời báo cáo với Ngọc hoàng tất cả những điều tai nghe mắt thấy ở trần gian. Với mong ước các vị Táo quân báo cáo những lời hay, ý đẹp với Ngọc Hoàng, hàng năm vào ngày 23 tháng Chạp, mỗi gia đình đều chuẩn bị lễ cúng long trọng, tiễn ông Công ông Táo về trời.
Cúng ông Công ông Táo vào thời điểm nào tốt nhất năm 2023?
Bạn đang xem: Cúng ông Công ông Táo năm 2023 vào ngày nào đẹp, tốt nhất?
Năm 2023, Tết ông Công ông Táo vào thứ Bảy ngày 14/1/2023. Theo phong tục cổ truyền, lễ cúng ông Công ông Táo thường được cúng vào giờ Ngọ (11h-13h) ngày 23 tháng Chạp.
Tuy nhiên, do những yếu tố khách quan như công việc, học tập nên không phải nhà nào cũng có thể cúng Táo quân đúng ngày.
Theo các chuyên gia văn hóa, lễ cúng ông Công ông Táo có thể thực hiện vào nhiều thời điểm khác nhau. Điều quan trọng nhất là lòng thành của gia chủ chứ không phải làm cho có lệ.
Các chuyên gia cũng lưu ý không nên cúng ông Công ông Táo quá sớm, nên cúng trong khoảng thời gian từ 16 tháng Chạp đến 23 tháng Chạp. Cũng không nên cúng muộn hơn 23h ngày 23 tháng Chạp. Bởi mỗi năm chỉ có một ngày Ngọc Hoàng nghe các Táo báo cáo, do đó Táo quân cần phải lên thiên đình đúng giờ để kịp vào chầu.
Một số khung giờ đẹp cúng ông Công ông Táo năm 2023:
Ngày 18 tháng Chạp: Tí (23h-1h); Dần (3h-5h); Mão (5h-7h); Ngọ (11h-13h); Mùi (13h-15h); Dậu (17h-19h).
Xem thêm : Uống nước ngọt sau sinh mổ – Những điều mẹ bầu cần lưu ý
Ngày 20 tháng Chạp: Sửu (1h-3h); Thìn (7h-9h); Ngọ (11h-13h); Mùi (13h-15h); Tuất (19h-21h); Hợi (21h-23h). Trong đó, giờ Ngọ ngày 20 tháng Chạp là giờ Tốc hỷ, khung giờ đẹp nhất để cúng Táo quân, hứa hẹn cả năm mới gặp nhiều may mắn, dữ hóa lành.
Ngày 23 tháng Chạp: Thìn (7h-9h), Tị (9h-11h), tốt nhất là trước 12 giờ trưa. Đặc biệt, trong ngày 23 tháng Chạp năm Nhâm Dần, giờ Thìn là giờ Tốc hỷ, rất thích hợp để tiến hành nghi lễ cúng tiễn ông Táo về trời.
Văn khấn ông Công ông Táo đầy đủ nhất 2023
Bài cúng ông Công ông Táo theo sách Văn khấn cổ truyền Việt Nam
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Con lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương
Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Tín chủ chúng con là: … Ngụ tại: …
Xem thêm : Cảnh báo nguy hiểm: trộn vitamin b1 vào kem dưỡng da!
Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương, tín chủ con thành tâm kính bái.
Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.
Cúi xin tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.
Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lễ cầu xin, mong tôn thần phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Những điều cần lưu ý khi cúng ông Công ông Táo
Theo quan niệm dân gian, lễ cúng ông Công ông Táo cũng nên được thực hiện ở nơi trang trọng, sạch sẽ. Một số gia đình có bàn thờ ông Táo riêng, điều này sẽ giúp lễ cúng trang nghiêm hơn.
Cỗ cúng ông Công ông Táo thì tùy thuộc vào điều kiện, gia chủ có thể lễ chay hay mặn đều được. Lễ chay gồm có cau trầu, nước và hoa quả. Lễ mặn gồm giò chả, chân giò, xôi và các món ăn cổ truyền khác. Tuy nhiên, có một số loại thịt cần kiêng không đem cúng như các món làm từ vịt, chim, ngỗng, trâu, dê, chó…
Có rất nhiều người theo thói quen thường cầu xin được làm ăn phát đạt, tấn tài tấn lộc. Tuy vậy, Táo Quân lên thiên đình là để trình báo việc lớn nhỏ của hạ giới với Ngọc Hoàng nên các gia đình chỉ nên khấn và cầu xin Táo Quân báo cáo điều tốt của gia đình với Ngọc Hoàng.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp