Bột tàn mì là một nguyên liệu để làm ra nhiều món ăn. Nhưng có nhiều người vẫn chưa biết bột tàn mì là gì. Những công dụng và món ăn được chế biến từ bột tàn mì? Vì vậy nếu bạn còn băn khoăn về loại nguyên liệu này, Đức Phát sẽ chỉ ra những đặc điểm và công dụng của nó.
- Chữa viêm gan B bằng thuốc nam: Đã tìm ra cây thuốc làm âm tính virus HBV
- Văn bản thuyết minh là gì? Yêu cầu khi làm văn bản thuyết minh
- Bột ăn dặm Aptamil dành cho trẻ từ 4 tháng tuổi (Vị Gạo, Vị Ngô, Vị Ngô Chuối)
- UỐNG SỮA ĐẬU NÀNH BUỔI SÁNG NHƯ THẾ NÀO ĐỂ KHỎE VÀ ĐẸP?
- Fe + H2SO4 đặc nguội tạo ra phản ứng gì?
Xem thêm: Bột Báng Là Gì? Bột Báng Có Tác Dụng Gì?
Bạn đang xem: Bột Tàn Mì Là Gì? Những Công Dụng Và Món Ăn Làm Từ Bột Tàn Mì
Bột tàn mì là gì?
Bột tàn mì là bột gì? Nó thực tế là bột mì sau khi loại bỏ gluten. Nó có tên gọi tiếng Anh là wheat starch. Chất bột mịn, màu trắng và không có mùi thơm.
Gluten là một loại protein thường có trong các loại ngũ cốc. Gluten có thể gây ra một số vấn đề về sức khỏe nếu người sử dụng có bệnh lý hoặc mẫn cảm, dị ứng với thành phần này. Chính vì thế, việc loại bỏ gluten nhằm mục đích giúp những người có bệnh lý hoặc nhạy cảm có thể chế biến được các món ăn, món bánh làm từ bột mì mà không cần phải lo về gluten.
Cách phân biệt bột tàn mì
Bột tàn mì có hình dáng tương đối giống với các loại bột khác, đặc biệt là bột nếp rang. Do đó, bạn cần phân biệt chúng để sử dụng bột đúng cách.
- Bột tàn mì: Có màu trắng tinh, không có mùi thơm, chất bột rất mịn
- Bột nếp rang: Màu hơi ngà, có mùi thơm, bột hơi nhám và có cảm giác dính tay
Bột tàn mì có phải là bột năng không?
Bột năng được làm từ củ khoai mì (củ sắn). Còn bột tàn mì được làm từ bột mì và nguyên liệu làm ra bột mì là lúa mì. Bột năng có màu trắng đục, ngà hơn và độ kết dính cao hơn. Về mặt công dụng, bột năng thường sử dụng trong các món ăn để tăng độ dẻo, dính. Còn bột tàn mì để tăng độ dai. Hai loại bột này có cách sử dụng khác nhau và được ứng dụng trong những món ăn khác nhau.
Xem thêm: Quy trình sản xuất bột ngũ cốc sạch chất lượng cao
Công dụng của bột tàn mì
Bạn chưa biết về công dụng bột tàn mì? Hãy đọc để biết bột tàn mì là bột gì và có những công dụng nào nhé!
Tạo độ dai và cải thiện màu sắc
Công dụng đầu tiên là giúp món ăn có độ dai và màu trắng tinh. Vì vậy, bột được sử dụng cho các loại bánh như há cảo, bún, bánh phở, …
Tạo độ giòn, xốp
Xem thêm : Tin tức
Bột giúp những món như bánh pía, bánh bông lan, … giòn, xốp và có độ nở tốt hơn.
Tạo độ cứng cho nhân đậu xanh
Có nhiều món bánh có nhân đậu xanh. Trong đó, để nhân đậu xanh có sự kết nối tốt, không bị bở, vỡ, có độ cứng, người ta thường dùng bột trong quá trình sên nhân đậu xanh. Nó sẽ không làm ảnh hưởng đến hương vị của đậu xanh vì nó không có mùi thơm.
Cách bảo quản bột tàn mì
Bột tàn mì là nguyên liệu dạng bột khô. Vì vậy, để bảo quản, bạn cần đảm bảo bột được bảo quản ở môi trường khô, kín và thoáng khí. Bạn có thể cho bột vào lọ, hũ kín và để ở nơi thoáng mát. Nó không chỉ giúp bảo quản bột khỏi không khí, môi trường bên ngoài mà còn ngăn các con côn trùng, bọ tiếp xúc với bột. Đặc biệt, bạn không nên để bột ở trong ngăn mát tủ lạnh. Độ ẩm ở trong tủ lạnh khá cao sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng của bột.
Xem thêm: Bột yến mạch có tác dụng gì?
Thay thế bột tàn mì bằng bột gì
Bột tàn mì thay bằng bột mì được không? Bột gì thay thế bột tàn mì?
Điểm quan trọng của bột tàn mì là nó không có gluten như bột mì thông thường. Nếu bạn có thể hấp thụ gluten, bạn có thể thay bột tàn mì bằng bột mì. Nếu bạn không thể ăn bột mì và muốn thay thế bằng bột khác, bạn có thể tham khao một số loại bột sau đây:
- Bột hạnh nhân: Bột hạnh nhân không có gluten nhưng có một vị ngọt nhẹ rất đặc trưng của hạnh nhân. Mặc dù vậy, điểm yếu của bột hạnh nhân là nó chứa lượng calo cao hơn nhiều so với bột mì và bột tàn mì. Mỗi cốc bột hạnh nhân có thể chứa tới 640 calo. Bên cạnh đó, bột hạnh nhân còn chứa vitamin E và các khoáng chất như sắt, Canxi, Kali, đồng, ….
- Bột gạo lứt: Bột gạo lứt cũng được coi là một loại ngũ cốc và không có gluten. Bên cạnh đó, bột có vị thơm hấp dẫn của gạo lứt. Bột có hàm lượng dinh dưỡng cao khi chứa nhiều chất xơ, sắt, vitamin B, mangan và cả protein.
- Bột yến mạch: Bột yến mạch là một loại bột được làm bằng cách nghiền yến mạch. Bột yến mạch chứa nhiều dinh dưỡng như protein, mange, photpho, vitamin B và có chất chống oxy hóa.
- Bột ngô: Bột ngô có nhiều chất xơ và một số chất chống oxy hóa. Ngoài ra, bột ngô còn có khả năng giảm nguy cơ đục thủy tinh thể.
Xem thêm: Cách làm bánh bột mì đơn giản thơm ngon
Làm một số món ngon từ bột tàn mì
Bột tàn mì làm món gì? Bột tàn mì làm bánh gì? Dưới đây là một số món ngon có thể làm từ nó.
Há cảo hấp
Xem thêm : Ù tai, lỗ tai như có kiến bò, cải thiện bằng cách nào?
Há cảo là một món ăn rất nổi tiếng của Trung Quốc. Há cảo có lớp vỏ bên ngoài trắng ngà, dai dai, có độ trong, còn nhân bên trong là nhân thịt và tôm. Lớp vỏ của há cảo được làm bột tàn mì.
Cách làm há cảo bằng bột tàn mì, bạn hãy trộn nó với bột ngô. Sau đó cho nước sôi vào từ từ, đồng thời khuấy nhanh để hỗn hợp bột tan đều, không bị vón cục. Cho một muỗng dầu ăn vào khuấy đều. Cuối cùng, dùng tay nhào bột trong vài phút là có một khối bột mịn để làm vỏ bánh. Phần nhân được trộn nặn tùy theo hương vị và tỷ lệ mà bạn muốn. Khi đã có vỏ bánh và nhân bánh, bạn chỉ cần cho nhân vào vỏ và nặn để vỏ bọc kín nhân rồi hấp bánh.
Xem thêm: Bột năng là gì? Bột năng làm từ gì và dùng để làm gì?
Bánh hẹ tôm hấp
Bánh hẹ tôm hấp cũng có lớp vỏ bánh dai được làm từ bột tàn mì và nhân tôm thịt giòn, dai, ngọt bên trong. Bánh hẹ ngoài ra còn có hương thơm của hẹ nên rất đặc trưng và được nhiều người ưa thích.
Bánh phở
Phở bò, phở gà, phở xào… rất nhiều món phở ngon đã trở thành đặc sản. Đặc biệt, phở bò của Việt Nam được coi là món ăn quốc dân, nổi tiếng trên cả thế giới. Để làm các món phở này không thể thiếu bánh phở. Những bánh phở trắng, dai mềm vừa phải đều được làm từ bột tàn mì.
Để làm bánh phở, bạn trộn 400g bột tàn mì, 30g bột năng, 15g bột nếp, 1 lít nước và 1/4 thìa cà phê muối với nhau cho đến khi hỗn hợp tan hết rồi ngâm qua đêm. Sau khi ngâm xong, bạn hãy chắt nước đổ đi và đổ nước mới vào gạn lại. Bạn nên gạn vài lần nước để bột có độ dẻo phù hợp.
Đặt chảo lên bếp, phết một ít dầu ăn và cho hỗn hợp bột vào. Để đến khi bánh chín phồng lên thì vớt ra, đặt lên một miếng vải tròn.
Treo bánh phở lên giá phơi cho se mặt. Nếu bánh phở không bị dính tay khi sờ vào thì bạn có thể hạ xuống, cho lên thớt. Quét một lớp dầu mỏng lên bánh phở rồi đặt lớp bánh thứ hai, tiếp tục quét dầu và cho lớp bánh thứ ba lên. Cuối cùng cuộn tròn bánh lại rồi cắt là đã hoàn thành bước làm bánh phở.
Trên đây là những “tips” nho nhỏ về bột tàn mì. Bạn có nhu cầu mua máy nghiền bột siêu mịn vui lòng liên hệ hotline hoặc đến show room Đức Phát để được tư vấn.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp