Vấn đề sức khỏe luôn là mối quan tâm hàng đầu của các mẹ bầu đặc biệt là đối với sản phụ có những dấu hiệu bất thường, trong đó có triệu chứng bụng căng cứng. Nhiều mẹ bầu lo lắng rằng tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Cùng tìm hiểu xem bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 5 có nguy hiểm không và cần làm gì để khắc phục tình trạng này nhé!
Nguyên nhân bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 5
Trong quá trình mang thai, mẹ bầu sẽ phải trải qua nhiều sự thay đổi trong cơ thể. Đặc biệt vào tháng thứ 5 của thai kỳ, cơ thể mẹ bầu sẽ có những thay đổi rõ rệt về ngoại hình. Những thay đổi có thể cảm nhận thông qua biểu hiện như da mặt, âm hộ, quầng vú sẫm màu, ngực mẹ bầu to hơn, bụng bắt đầu có những vết rạn da, tăng cân nhanh, xuất hiện tình trạng bụng căng cứng,… Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 5?
Bạn đang xem: Nguyên nhân bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 5 mẹ bầu cần biết
Khung xương thai nhi đang phát triển
Khi mang thai đến tháng thứ 5, kích thước khung xương của thai nhi phát triển nhiều hơn, em bé bắt đầu đạp và xoay người nhiều hơn vì vậy mà mẹ bầu có cảm giác vùng bụng của mình bị căng cứng. Các mẹ không cần lo lắng về vấn đề này bởi điều này thai nhi đang phát triển khỏe mạnh trong bụng mẹ.
Do trọng lượng của cơ thể mẹ bầu
Xem thêm : Hạt tải điện trong kim loại là gì? Electron là gì?
Bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 5 có thể do ảnh hưởng bởi thể trạng và cân nặng của mẹ bầu. Nhiều thai phụ có thể trạng nhỏ, gầy, bụng ít mỡ thì những cơn căng cứng bụng sẽ xuất hiện sớm hơn những thai phụ có thể trạng to, lớn hơn. Cũng có một số trường hợp mẹ bầu chỉ cảm nhận được cảm giác căng cứng bụng nhiều trong 3 tháng cuối thai kỳ.
Tử cung lớn dần
Trong 3 tháng đầu tiên, thai nhi còn nhỏ nên phần lớn các mẹ sẽ không cảm nhận được. Tuy nhiên, khi bước vào giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai, thai nhi phát triển và lớn dần vì vậy tử cung cũng phải lớn dần để thích nghi với thai nhi. Sự thay đổi này khiến cho diện tích khoang chậu ở giữa bàng quang và trực tràng tăng lên, gây áp lực cho tử cung, tử cung gây áp lực lên thành bụng vì vậy mà mẹ bầu có cảm giác bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 5.
Do mẹ bầu bị táo bón
Táo bón cũng là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu có cảm giác bụng bị căng cứng. Trong quá trình mang thai, nồng độ hormone progesterone tăng cao ảnh hưởng đến tiêu hóa của thai phụ. Ngoài ra, do chế độ ăn ít chất xơ cũng khiến mẹ bầu đối mặt với tình trạng táo bón.
Tình trạng bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 5 có nguy hiểm không?
Hiện tượng bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 5 khá phổ biến, bất kỳ thai phụ nào cũng có thể đối mặt với tình trạng này trong suốt quá trình của thai kỳ. Vậy hiện tượng này có nguy hiểm không và có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Xem thêm : Lá kinh giới miền nam gọi là gì
Theo ý kiến của các chuyên gia sản khoa cho biết, hiện tượng căng cứng bụng chỉ là thoáng qua, có thể kéo dài khoảng từ 30 giây đến 2 phút, sẽ không khiến mẹ bầu cảm thấy quá đau đớn nên mẹ bầu không cần lo lắng quá nhé. Tuy nhiên nếu mẹ bầu xuất hiện những biểu hiện sau thì nên liên hệ với bác sĩ để được chẩn đoán và xử lý kịp thời vì có thể mẹ bầu có nguy cơ sảy thai, sinh non rất nguy hiểm:
- Triệu chứng bụng căng cứng diễn ra quá mức, mức độ càng nặng, có thể kéo dài từ 2 – 3 tiếng.
- Tần suất cơn gò xuất hiện nhiều hơn 5 lần trong 1 tiếng đồng hồ.
- Mẹ bầu bị nôn mửa liên tục.
- Vùng chậu cảm giác bị áp lực dồn nén từ tử cung xuống.
- Âm đạo ra máu hoặc rỉ ối, vỡ ối.
- Đau rát khi mẹ bầu đi tiểu.
Nên làm gì khi bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 5?
Nhìn chung, bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 5 thường không có gì nghiêm trọng, chỉ ảnh hưởng tạm thời đến sinh hoạt của sản phụ vào thời điểm đó. Để giảm bớt tình trạng này, mẹ bầu nên:
- Uống nhiều nước và nghỉ ngơi khi bị căng cứng bụng để ngăn ngừa tình trạng cơ thể mẹ bầu bị mất nước, tạo điều kiện cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
- Mẹ bầu không được nhịn tiểu vì điều này sẽ khiến bàng quang bị đẩy và sẽ xuất hiện những cơn gò.
- Tắm nước ấm để cơ thể thư giãn và giảm đau hiệu quả.
- Tạo thói quen tập thể dục nhẹ nhàng để tăng cường sức khỏe.
- Bỏ thói quen xoa bụng hàng ngày.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu đầy đủ, đặc biệt bổ sung chất xơ trong khẩu phần ăn. Chia nhỏ bữa ăn giúp cơ thể dễ hấp thu và tiêu hóa hơn, ngăn ngừa tình trạng táo bón.
- Uống sữa ấm hoặc nước ấm để thư giãn và bổ sung nước cho cơ thể.
- Làm việc nhẹ nhàng và thực hiện chế độ nghỉ ngơi hợp lý.
- Thực hiện thăm khám ngay nếu có dấu hiệu bất thường.
Trên đây là toàn bộ thông tin về bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 5. Tình trạng bụng căng cứng khi mang thai là hết sức bình thường, nếu mẹ bầu xuất hiện thêm những triệu chứng bất thường kể trên, hãy liên hệ với bác sĩ ngay để được thăm khám và chữa trị kịp thời nhé!
Xem thêm:
- Cơn gò tử cung là gì? Cách nhận biết cơn gò tử cung cho phụ nữ mang thai
- Tại sao bụng bầu căng cứng và cách khắc phục hiệu quả
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp