Mỗi doanh nghiệp luôn có một kỳ vọng phát triển nhất định, và những kỳ vọng này sẽ đi theo một lộ trình dài qua nhiều năm, hoặc qua nhiều thập kỷ. Để rút ngắn thời gian hoàn thành mỗi kỳ vọng phát triển, doanh nghiệp cần hoạch định rõ ràng, chi tiết từng bước đi trên con đường chinh phục. Cụ thể hoạch định là gì? Các bước trong quy trình hoạch định gồm những gì? Mời bạn cùng TalentBold khám phá câu trả lời ngay trong bài viết hôm nay.
1. Hoạch định là gì?
Hoạch định là tiến trình nhà quản trị thực hiện việc định hướng, xác định mục tiêu cho tổ chức. Từ đó thiết lập các bước đi chi tiết trong tương lai nhằm đạt được mục tiêu kỳ vọng đặt ra.
Bạn đang xem: Hoạch định là gì? Các bước trong quy trình hoạch định
Hoạch định được hình thành dựa trên điều kiện sẵn có của tổ chức ở hiện tại, chứ không phải là những nền tảng phi thực tế. Đó là quyết định của tổ chức về con đường phát triển tốt nhất, phù hợp nhất trong số những con đường phát triển khả thi.
2. Vai trò của hoạch định
Tất cả các doanh nghiệp đều phải thực hiện công việc hoạch định này, vì vai trò của hoạch định luôn gắn liền sự phát triển của tổ chức:
Định hướng cho doanh nghiệp trong công tác tổ chức, điều hướng quản trị
Định hướng, xác định và lựa chọn mục tiêu hoạt động tốt nhất cho doanh nghiệp
Phân tích, lựa chọn biện pháp giải quyết cũng như dự phòng rủi ro mọi vấn đề trong quản trị doanh nghiệp
Nâng cao sự chủ động cho doanh nghiệp khi ứng phó những biến động thị trường, biến động nhân sự, biến động tiêu thụ…
Liên kết hiệu quả năng lực phối hợp hoạt động giữa các cá nhân, các phòng ban
- Cập nhật tình hình triển khai, kết quả đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh nhanh chóng nhờ những tiêu chí đã được hoạch định đầy đủ.
3. Ví dụ về hoạch định
Cụ thể trong hoạt động sản xuất kinh doanh, một doanh nghiệp kinh doanh may mặc, muốn xuất khẩu hàng sang Mỹ – một thị trường nổi tiếng khắt khe về các quy định sản phẩm – cần hoạch định một lộ trình cụ thể, tác động đến nhiều khía cạnh khác nhau.
Xác định tiêu chuẩn sản phẩm may mặc theo yêu cầu của chính phủ M
Tìm hiểu thủ tục tiêu chuẩn cho sản phẩm may mặc xuất từ Việt Nam qua Mỹ
Tạo dựng uy tín thương hiệu thông qua những đơn hàng lớn ở những quốc gia lớn ở nhiều châu lục như Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc…
Liên tục sở hữu những chứng nhận hàng may mặc chất lượng cao từ các tổ chức uy tín thế giới đáp ứng yêu cầu phía nhà nhập khẩu Mỹ.
Cử phái đoàn tham gia các hội chợ hàng may mặc quốc tế có sự tham gia của các đối tác Mỹ
Xem thêm : Trị huyết trắng bằng rau diếp cá có thực sự hiệu quả?
Tập trung vào những định hướng đó, chỉ sau 14 tháng, doanh nghiệp đã xuất khẩu thành công đơn hàng đầu tiên qua Mỹ. Giá trị chưa lớn nhưng đây là mục tiêu đầu tiên trong hoạch định chinh phục thị trường Mỹ kéo dài 10 năm. Và mục tiêu đầu tiên hoàn thành sớm hơn kế hoạch đặt ra đến 8 tháng, một thành tích rất đáng khen.
4. Phân loại hoạch định
Hiện nay có rất nhiều nội dung mang tên “hoạch định”, để phân loại, chúng ta có thể dựa theo những tiêu chí sau:
4.1. Phân loại theo quy mô hoạch định
Hoạch định vĩ mô thường dành cho nhà nước, cho chính phủ như hoạch định chính sách kinh tế, chính sách tài chính tiền tệ…
Hoạch định vi môi dành cho doanh nghiệp, tổ chức như hoạch định nguồn nhân lực, hoạch định tiêu thụ, hoạch định sản xuất kinh doanh…
4.2. Phân loại theo lĩnh vực ngành nghề
Hoạch định tài chính tiền tệ
Hoạch định nhân sự
Hoạch định nguyên vật liệu
Hoạch định sản xuất
Hoạch định phân phối tiêu thụ….
4.3. Phân loại hoạch định theo thời gian
Trên 5 năm là hoạch định dài hạn
01 – 05 năm là hoạch định trung hạn
Dưới 01 năm là hoạch định ngắn hạn
4.4. Phân loại theo mức độ hoạt động
+ Hoạch định chiến lược bao gồm những hoạch định áp dụng quy mô toàn doanh nghiệp. Nhóm hoạch định này đều là những mục tiêu dài hạn do ban lãnh đạo thiết lập, cùng với đó là các đường lối, cách thức hành động chung nhất để đạt mục tiêu, chứ không nêu cụ thể từng bước chi tiết phải làm. .
+ Hoạch định tác nghiệp có vai trò hỗ trợ cho hoạch định chiến lược. Hoạch định tác nghiệp sẽ xác định trước các bước công việc chi tiết dựa trên đường lối, cách thức hành động mà hoạch định chiến lược vạch ra. Như vậy, mức độ triển khai của hoạch định tác nghiệp luôn chi tiết nội dung từng bước tiến hành.
5. Các bước trong quy trình hoạch định
Một quy trình hoạch định, dù là loại hoạch định nào, đều cần trải qua 05 bước:
Bước 1 : Xác định tầm nhìn và sứ mệnh
Mỗi doanh nghiệp mỗi tầm nhìn, mỗi định hướng sứ mệnh khác nhau. Tầm nhìn xác định mục tiêu để tập thể cùng hướng đến, sứ mệnh giúp doanh nghiệp biết được con đường đúng đắn mình cần đi khi chinh phục mục tiêu. Ví dụ : Tầm nhìn là chinh phục thị trường Châu Âu, sứ mệnh là luôn đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu.
Bước 2 : Phân tích tình hình thực tế trong và ngoài doanh nghiệp
Xem thêm : Chu kỳ sản xuất là gì? Tất cả những thông tin bạn cần biết về chu kỳ sản xuất
Đây là bước để doanh nghiệp nhận ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức mà mình sẽ phải đối mặt khi thực hiện mục tiêu. Do đó, việc phần tích cần tiến hành toàn diện từ phân tích thị trường, nội bộ ngành nghề, mức độ cạnh tranh, năng lực hiện tại của doanh nghiệp… Biết được mình là ai, mình đang ở đâu sẽ giúp các định hướng triển khai trong hoạch định sát thực tế và có độ khả thi cao.
Bước 3 : Thiết lập mục tiêu trong hoạch định
Phân tích chuẩn xác, công tâm là bước quan trọng cho giai đoạn tiếp theo, xây dựng các mục tiêu dài hạn. Hoạch định sẽ có nhiều mục tiêu cần chinh phục theo trình tự thời gian. Mục tiêu khác nhau, doanh nghiệp sẽ có những bước chinh phục khác nhau. Điều quan trọng là mục tiêu cần chuẩn xác, hỗ trợ đắc lực cho việc hoàn thành hoạch định tổng thể.
Bước 4 : Triển khai thực hiện các bước chinh phục mục tiêu
Quá trình triển khai các bước có thể mất vài tháng đến vài năm, phía doanh nghiệp cần quy định cụ thể khoảng thời gian hoàn thành từng bước, kèm theo đó là những nội dung:
Tiêu chí đánh giá hoàn thành các bước
Tần suất kiểm tra tình hình triển khai, kịp thời điều chỉnh theo tình hình thực tế
Nguồn lực phục vụ triển khai : chi phí, nhân lực, phòng ban, nhân sự chịu trách nhiệm điều phối…
Phương án dự phòng cho những biến động lớn
Chính sách khen thưởng khi hoàn thành xuất sắc mỗi bước triển khai…
Bước 5 : Giám sát tổng thể chiến lược
Mỗi bước triển khai đều bố trí nhân sự giám sát, theo dõi liên tục, và thiết lập báo cáo gửi về ban lãnh đạo. Ngoài ra, ở cấp độ vĩ mô, ban quản trị doanh nghiệp, những người trực tiếp hoạch định và quyết định triển khai cần
Nắm bắt sự thay đổi liên tục từ các báo cáo gửi về
Cập nhật tình hình thực tế trong ngoài doanh nghiệp
Kiểm tra mức độ phù hợp của mục tiêu so với biến động thực tế, điều chỉnh nếu thấy cần thiết.
Thế giới biến đổi không ngừng, việc kiểm tra giám sát cũng cần thực hiện liên tục mới có thể ứng phó kịp thời,đảm bảo mục tiêu trong hoạch định được hoàn thành theo đúng kế hoạch.
Công tác hoạch định mang đến sự chủ động trong doanh nghiệp theo những hướng mà hoạch định hướng đến. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp không chỉ hoạch định một lần, cũng không chỉ hoạch định cho một bộ phận mà luôn có sự dung hòa, đan xen hoạch định đa dạng, đáp ứng kịp thời mọi biến động. Các bước trong quy trình hoạch định mà quân sư TalentBold đề cập trên đây chính là khung sườn chung nhất được áp dụng cho mọi yêu cầu hoạch định, mỗi doanh nghiệp khi triển khai sẽ có bước áp dụng cụ thể khác nhau, tùy theo điều kiện và kỳ vọng đặc thù.
– Chi tiết liên hệ: Talentbold – We bold your talents Hotline: 077 259 1080 Mail: sales@talentbold.com Add: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp