Phòng tạm giam như thế nào? [Cập nhập 2023]

frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen="">
Video buồng phòng tạm giam như thế nào

Trong quá trình điều tra tội phạm, cơ quan chức năng có quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn nếu nhận thấy là cần thiết, trong đó có biện pháp tạm giam, tạm giữ. Thời hạn tạm giam bi can để điều tra sẽ không vượt quá 2 tháng đối với trường hợp tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 3 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 4 tháng đối với tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Vậy thì chúng ta đã hiểu về Tạm giam là gì? Phòng tạm giam như thế nào? hay chưa. Qua nội dung bài viết dưới đây hãy cùng Luật ACC đi tìm hiểu kỹ về vấn đề này.

Quy Dinh Ve Nha Tam Giu Trai Tam Giam Nhu The Nao

Phòng tạm giam như thế nào?

1. Tạm giam là gì?

Tạm giam được hiểu là một biện pháp ngăn chặn được áp dụng trong Tố tụng hình sự, khi bị áp dụng biện pháp ngăn chặn này thì người bị tạm giam se bị cách ly tạm thời khỏi xã hội trong một thời gian nhất định, bị hạn chế một số quyền con người, quyền công dân như quyền tự do đi lại, cư trú…

Tại Điều 119 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có quy định về các trường hợp sẽ bị áp dụng biện pháp tạm giam, đó là:

– Bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng theo quy định của Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017;

– Bị can, bị cáo về tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định phạt tù trên 2 năm khi có đủ căn cứ xác định đối tượng đó thuộc trong các trường hợp sau dây:

+ Trước đó đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn nhưng vẫn vi phạm;

+ Không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định được lý lịch của bị can;

+ Có hành vi bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã hoặc có dấu hiệu bỏ trốn;

+ Tiếp tục phạm tội hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội;

+ Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật, tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đò vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án, đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác và người thân thích của họ;

+ Bị can, bị cáo về tội ít nghiêm trọng quy định phạt tù đến 2 năm nếu họ vẫn tiếp tục phạm tội hoặc bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã.

2. Quy định về thời hạn tạm giam

Tại Điều 173 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định cụ thể như sau:

– Thời hạn tạm giam bi can để điều tra sẽ không vượt quá 2 tháng đối với trường hợp tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 3 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 4 tháng đối với tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.

– Nếu vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, cần phải kéo dài thời gian điều tra và không có căn cứ thay đổi hay hủy bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết hạn tạm giam, cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn tạm giam.

Theo đó, việc tạm giam được quy định như sau:

– Đối với trường hợp tội phạm ít nghiêm trọng thì có thể được gia hạn tạm giam 1 lần không quá 1 tháng;

– Đối với tội phạm nghiêm trọng thì có thể gia hạn tạm giam 1 lần không quá 2 tháng;

– Đối với tội phạm rất nghiêm trọng thì có thể gia hạn tạm giam không quá 3 tháng;

– Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thì có thể gia hạn tạm tam hai lần, mỗi lần không vượt quá 4 tháng.

3. Phòng tạm giam như thế nào?

Phòng tạm giam hay còn được gọi là buồng tạm giam là nơi người bị tạm giam thực hiện chế độ ở, ngủ, được bố trí trong cơ sở giam giữ. Buồng tạm giam phải đáp ứng các điều kiện nhất định.

Theo đó phòng tạm giam được xác định là một phần trong tổ chức trại tạm giam được quy định trong điểm a khoản 2 điều 14 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam, cụ thể như sau: “Trại tạm giam có phân trại tạm giam, khu giam giữ, buồng tạm giam, buồng tạm giữ, buồng giam người đang chờ chấp hành án phạt tù, buồng giam người bị kết án tử hình, buồng kỷ luật…”.

Tại điều 14 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam có quy định: “Buồng tạm giữ, buồng tạm giam trong nhà tạm giữ, trại tạm giam được thiết kế, xây dựng kiên có, có khóa cửa, có phương tiện kiểm soát an ninh, đủ ánh sáng, bảo đảm sức khỏe của người bị tạm giữ, người bị tạm giam, vệ sinh môi trường, an toàn phòng cháy, chữa cháy, phù hợp với đặc điểm khí hậu của từng địa phương và yêu cầu công tác quản lý giam giữ”.

Ngoài ra, luật này cũng quy định chỗ nằm tối thiểu của một người bị tạm giữ, tạm giam là 2m2, được bố trí sàn nằm và có chiếu. Có khóa cửa, phương tiện kiểm soát an ninh nhằm quản lý, kiểm soát chặt chẽ hoạt động của người bị tạm giam, hạn chế quyền đi lại của họ kể cả trong phạm vi trại giam.

Người tạm giam phải ở trong phòng tạm giam và sẽ chỉ được ra ngoài khi có lệnh của thủ trưởng cơ sở giam giữ để thực hiện lệnh trích xuất và một số oạt động khác.

Người tạm giam sẽ chỉ được mang theo những đồ dùng cá nhân cần thiết vào phòng tạm giam. Đặc biêt theo nguyên tắc, tuyệt đối không giam giữ chung buồng những người trong cùng một vụ án đang trong giai đoạn điều tra, truy tố hay xét xử.

4. Có được vào thăm người bị tạm giam không?

Tại điểm d khoản 1 Điều 9 Luật Thi hành tạm giam, tạm giữ năm 2015 thì người bị tạm giam được quyền gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự.

Theo đó, thân nhân của người bị tạm giam sẽ được xác định gồm những người sau đây: Ông, bà nội, ông bà ngoại, bố mẹ đẻ, bố mẹ nuôi, bố mẹ vợ/chồng, vợ/chồng của người bị tạm giam, anh/chị/em ruột, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể của người bị tạm giam, cháu ruột.

Thân nhân sẽ được gặp người bị tạm giam một lần/tháng, trường hợp tăng thêm số lần gặp hoặc người gặp không phải là thân nhân thì phải báo cáo với cơ quan đang thụ lý vụ án đồng ý, thời gian thăm sẽ không quá 1 giờ.

Với nội dung bài viết trên đây, Luật ACC đã giải thích cụ thể thắc mắc “Phòng tạm giam như thế nào?” để mọi người cùng tham khảo và nắm bắt. Nếu còn vướng mắc gì về vấn đề này hay muốn dùng các dịch vụ tại Luật ACC. Hãy liên hệ với chúng tôi qua:

Hotline 1900.3330

Website accgroup.vn

Email [email protected]