Khi được nuôi với số lượng lớn, các loại cá cánh buồm với màu sắc đa dạng có thể tạo điểm nhấn và độ tương phản cho chiếc bể thủy sinh của bạn.
Tuyệt vời hơn là cá cánh buồm cũng là một trong những loài cá dễ chăm sóc nhất. Bạn chỉ cần cho chúng môi trường sống tốt là loài cá này sẽ sống khỏe và rất ít khi bị bệnh.
Bạn đang xem: Cá cánh buồm: cách chăm sóc, sinh sản và bạn cùng bể
Tuy vậy, loài cá này có một điểm trừ là đôi khi chúng có thể rỉa vây cá khác. Vậy nên bạn cần tránh nuôi chung chúng với các loài có bộ vây quá dài như là cá vàng.
Trong bài viết này mình sẽ chỉ bạn cách chăm sóc cá cánh buồm và mọi thông tin khác về loài cá này.
Về cá cánh buồm
Mọi loài cá cánh buồm như cánh buồm trắng, cánh buồm ngũ sắc, vây dài,… đều được lai tạo và chọn lọc từ cá cánh buồm đen (Gymnocorymbus ternetzi). Dù cho hình dáng và màu sắc có thể khác nhau nhưng mọi loài cá cánh buồm đều có môi trường sống yêu thích, chế độ ăn và tập tính giống nhau.
Loài cá này có nguồn gốc từ Paraguay, Đông Bắc Argentina và phía Nam Brazil. Bạn có thể dễ dàng thấy hàng đàn cá cánh buồm nếu có cơ hội được đến khu vực thượng nguồn sông Parana và Paraiba.
Cá cánh buồm thường thích sống tại những khu vực sông suối nhỏ, nơi không có ánh sáng mặt trời trực tiếp và dòng chảy chậm. Môi trường nước tự nhiên của chúng hơi ấm và có tính axit. Bạn có thể mô phỏng lại điều kiện như thế này để giúp cho cá có thể cảm thấy thoải mái nhất.
Cá cánh buồm có kích thước không quá lớn, nhưng cũng không quá bé, vào khoảng 4-6cm. Với kích thước này thì miệng cá cũng tương đối to, vậy nên bạn cần lưu ý khi muốn nuôi chung chúng với các loài cá bé hoặc tép.
Tuổi thọ
Cá cánh buồm có thể có tuổi thọ trung bình khoảng 3-5 năm, cá có thể sống lâu hơn tùy thuộc vào môi trường sống và chế độ ăn của chúng.
Bạn có thể giúp cho cá sống lâu hơn bằng cách cho cá ăn chế độ ăn đa dạng, giàu dinh dưỡng và cho cá môi trường sống sạch, ổn định.
Ngoại hình cá, kích thước và cách phân biệt cá đực, cái
Cá cánh buồm có thân hình thoi lớn. Cá cánh buồm đen sẽ có vây đen với hai sọc đen lớn bên thân. Các loại cá cánh buồm dạ quang sẽ có màu sắc trên thân cũng như màu mắt khá đa dạng, có thể là màu xanh lá, xanh dương, vàng, tím hoặc hồng.
Không giống như các loài cá đẻ con khác, cá cánh buồm đực và cái không có điểm khác nhau quá rõ ràng.
Vào thời điểm sinh sản, bạn có thể thấy bụng cá cái to và tròn hơn so với cá đực.
Cá đực thường sẽ bé hơn cá cái, có thể sẽ có vây dài và nhọn hơn.
Cách chăm sóc cho cá cánh buồm
Dưới đây là tổng quan cách bạn có thể chăm sóc cho cá cánh buồm được tốt nhất
Thông số nước để nuôi cá cánh buồm
Xem thêm : Kiến thức thú cưng
Cách tốt nhất để cho cá cánh buồm có thể sống khỏe mạnh là bạn phải cung cấp cho chúng môi trường sống tương đồng với môi trường sống ngoài tự nhiên của chúng nhất.
Ngoài tự nhiên loài cá này sống ở những con sông, suối có dòng chảy chậm và hơi mang tính axit.
- Nhiệt độ: 25°C – 28°C
- pH: 6.0-7.5
- Độ cứng: 60 – 160
Nếu bạn không muốn quá chú ý đến thông số nước thì cũng được bởi cá cánh buồm sống rất khỏe. Bạn chỉ cần đảm bảo nước bể luôn sạch và ổn định nhất có thể là được rồi.
Kích thước bể và số lượng cá nuôi
Bạn nên nuôi cá theo đàn ít nhất là 6 con trong bể có thể tích tối thiểu là 60 lít.
Nếu bạn muốn nuôi thêm các loài cá khác thì bạn sẽ phải cần bể lớn hơn rất nhiều. Bể nuôi càng lớn thì càng tốt.
Nếu nuôi trong bể quá bé thì cá sẽ dễ bị stress. Khi stress hoặc cảm thấy thoải mái thì cá cánh buồm sẽ có hành vi rỉa vây các loài cá khác. Nuôi cá cánh buồm với số lượng quá ít cũng có thể khiến cho cá có hành vi rỉa vây.
Bể cá nuôi cá cánh buồm cần có gì?
Bể nuôi cá cánh buồm sẽ không cần nhiều thứ quá đặc biệt.
Chúng thích nước sạch và chảy chậm vậy nên bạn hãy nhớ là không để dòng chảy của lọc quá lớn.
Bạn cũng nên nuôi thêm các loại cây cỡ lớn trong bể để mô phỏng môi trường sống tự nhiên của cá. Ngoài tự nhiên, cá cánh buồm thích bơi qua lại các loại cây này.
Như đã nhắc đến bên trên thì cá cánh buồm thích hoạt động ở khu vực nước râm, tránh ánh sáng trực tiếp từ mặt trời khi chúng sống tại các con sông và suối. Để có thể mô phỏng lại được như vậy bạn cần chỉnh cường độ sáng của đèn yếu lại. Hơn hết là cá sẽ nhìn đẹp hơn dưới ánh đèn yếu.
Bạn nên sử dụng các loại nền bể tối màu, chúng không chỉ mô phỏng lại môi trường sống tự nhiên của cá mà nền bể tối còn giúp làm nổi bật màu sắc của cá.
Cá cánh buồm không phải là loài cá hay trốn. Nhưng bạn vẫn nên thêm vào bể các loại lũa và đá để cá có thể tương tác và bơi xung quanh.
Cá cánh buồm ăn gì?
Cá cánh buồm là loài cá ăn tạp. Bạn sẽ không gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thức ăn để nuôi chúng bởi cá sẽ ăn bất kì loại thức ăn cho cá nào bạn có thể mua được. Ngoài ra chúng cũng thích ăn thực vật hoặc côn trùng nếu có cơ hội.
Khi nuôi cá cánh buồm bạn nên cung cấp cho chúng thực đơn với món chính là thức ăn khô cho cá có chất lượng tốt. Hiện nay các loại thức ăn cho cá chất lượng tốt có thể cung cấp protein, chất béo và chất xơ cho cá.
Mình thường dùng cám thái (link lazada) để cho các loại cá bé ăn.
Bạn cũng có thể cho cá ăn xen kẽ đồ ăn giàu protein như là artemia sấy khô (link lazada) để giúp cá lớn nhanh và lên màu đẹp.
Xem thêm : [Chi tiết] Cách làm nấm linh chi ngâm mật ong đơn giản
Tuy nhiên để cá có thể lên màu và tránh cho việc cá bị thiếu hụt chất về lâu dài bạn cần thỉnh thoảng cho cá ăn thêm thức ăn tươi sống hoặc đông lạnh như là trùn chỉ, bobo, trùn huyết hoặc artemia.
Cá cánh buồm có dữ không và bạn cùng bể
Cá cánh buồm không hề dữ tí nào. Chúng hầu như sẽ không bao giờ gây hấn với các loài cá khác, dù cho là cùng hoặc khác loài.
Tuy nhiên đôi khi cá cánh buồm sẽ bị thu hút bởi các bộ vây dài như của cá betta hoặc cá thần tiên. Vậy nên bạn chỉ nên nuôi chung cá cánh buồm với các loài cá vây ngắn hoặc bơi nhanh.
Dưới đây là các loài cá bạn có thể nuôi chung với cá cánh buồm:
- Cá cầu vồng
- Cá nana
- Cá sóc đầu đỏ
- Cá neon
- Cá sọc ngựa
- …
Cách nuôi cá cánh buồm sinh sản
Nuôi cá cánh buồm sinh sản sẽ tương đối dễ dàng, thách thức duy nhất sẽ là cá cánh buồm không phải là loài cá chăm con nên chúng sẽ ăn hết trứng nếu bạn không để ý.
Bạn chỉ cần một bể tầm 30 lít là được, thêm cây cối vào bên trong càng tốt để có thể che chắn được cho trứng.
Tiếp theo đó bạn cho một cặp cá đực và cái vào trong bể, cho chúng ăn chế độ ăn giàu protein.
Một khi con cái sẵn sàng đẻ trứng, con đực sẽ tiếp cận để có thể thụ tinh. Nếu mọi thứ ổn thì con cái sẽ đẻ hàng trăm trứng xuống dưới bể.
Trứng sẽ chìm dần xuống dưới đáy bể. Sau khi cá đẻ trứng bạn cần tách riêng cá bố mẹ ra để tránh trường hợp cá ăn mất trứng hoặc cá con.
Trứng cá sẽ nở trong vòng từ 1-2 ngày.
Xem thêm: Cách nuôi cá cánh buồm sinh sản
Cá cánh buồm có nhuộm không?
Cá cánh buồm dạ quang có được màu sắc là nhờ biến đổi gen, cá không hề được nhuộm màu. Cá có bản quyền thuộc sở hữu của công ty Spectrum Brands có trụ sở nằm tại nước Mỹ.
Nếu bạn nuôi cá cánh buồm sinh sản thành công thì cá con vẫn có được màu sắc giống như cá bố mẹ, không giống như các loại cá bị nhuộm màu khác.
Kết lại
Nuôi cá cánh buồm khá là dễ. Một khi bể của bạn đã được ổn định với hệ thống lọc nước tốt thì tất cả những gì bạn cần làm là cho chúng ăn đầy đủ là cá sẽ sống khỏe.
Chăm cá sẽ chỉ khó khăn khi bạn muốn nuôi cá cánh buồm sinh sản mà thôi.
Cá cánh buồm có thể giúp tăng thêm độ sinh động cho bể cá nhà bạn. Chúng là loài cá ưa hoạt động và đôi khi sẽ có hành vi rỉa vây, vậy nên bạn cần tránh nuôi chúng cùng các loài cá có vây quá dài hoặc bơi chậm.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp