Ngày nay, để phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế, con người đã không ngừng khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách quá mức. Chính vì vậy, việc bảo vệ đa dạng sinh học trở nên vô cùng cấp thiết. Luật ACC xin gửi đến quý bạn đọc bài viết về Các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học? (Cập nhật 2023).
1. Bảo vệ đa dạng sinh học là gì?
Đa dạng sinh học là sự phong phú về gen, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên.
Bạn đang xem: Các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học? [Cập nhật 2023]
Bảo vệ đa dạng sinh học là việc bảo vệ sự phong phú của các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, đặc thù hoặc đại diện; bảo vệ môi trường sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của loài hoang dã, cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên; nuôi, trồng, chăm sóc loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; lưu giữ và bảo quản lâu dài các mẫu vật di truyền.
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến đa dạng sinh học
– Ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí;
– Hoạt động khai thác của con người;
– Biến đổi khí hậu.
3. Các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học
– Bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên bằng cách xây dựng hệ thống khu bảo tồn bao gồm: vườn quốc gia, khu dự trữ tự nhiên, khu bảo tồn loài – sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh quan.
– Phát triển bền vững các hệ sinh thái tự nhiên bao gồm hệ sinh thái tự nhiên trên vùng đất ngập nước tự nhiên, hệ sinh thái sự nhiên trên vùng núi đá vôi và vùng đất chưa sử dụng không thuộc hệ sinh thái rừng.
– Bảo vệ và phát triển bền vững các loài sinh vật:
+ Ưu tiên bảo vệ các loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm;
+ Thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học bao gồm: Cơ sở nuôi, trồng loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; cơ sở cứu hộ loài hoang dã; cơ sở lưu giữ giống cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật và nấm đặc hữu, nguy cấp, quý, hiếm có giá trị đặc biệt về khoa học, y tế, kinh tế, sinh thái, cảnh quan, môi trường hoặc văn hóa – lịch sử; cơ sở lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền.
+ Kiểm soát các loài ngoại lai xâm hại.
– Bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên di truyền bao gồm: quản lý, tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ nguồn gen; lưu giữ, bảo quản mẫu vật di truyền; đánh giá nguồn gen; quản lý thông tin về nguồn gen; bản quyền tri thức truyền thống về nguồn gen; quản lý rủi ro do sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen gây ra;
– Hợp tác quốc tế về đa dạng sinh học:
+ Trao đổi thông tin , dự báo tình hình, biến động về đa dạng sinh học;
+ Phối hợp quản lý hành lang đa dạng sinh học, tuyến di cư xuyên biên giới của các loài; bảo vệ các loài di cư;
Xem thêm : Số nguyên tố là gì? Kiến thức cơ bản về số nguyên tố
+ Tham gia các chương trình bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học, các chương trình, dự án bảo vệ các loài di cư và bảo vệ hành lang đa dạng sinh học.
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của Luật ACC về Các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học? [Cập nhật 2023]. Trong quá trình tìm hiểu, nếu quý bạn đọc còn có thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website hoặc Hotline để được hỗ trợ giải đáp.
CÔNG TY LUẬT ACC
Tư vấn: 1900.3330
Zalo: 084.696.7979
Fanpage: : ACC Group – Đồng Hành Pháp Lý Cùng Bạn
Mail: [email protected]
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp