Việc xác định và bảo vệ biên giới quốc gia đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, từ đó làm cơ sở phát triển đất nước và cuộc sống của người dân. Vậy biên giới quốc gia là gì? Biên giới quốc gia của Việt Nam được định nghĩa như thế nào? Hãy cùng ACC tìm hiểu các thông tin có liên quan để giải đáp biên giới quốc gia là gì trong bài viết dưới đây nhé.
1. Biên giới quốc gia là gì?
Biên giới quốc gia là ranh giới xác định lãnh thổ quốc gia và bất khả xâm phạm. Biên giới quốc gia gồm biên giới trên bộ, biên giới trên biển (nếu đó là quốc gia có biển), biên giới vùng trời và biên giới lòng đất.
Bạn đang xem: Biên giới quốc gia là gì? (Cập nhật 2024)
Theo Luật Biên giới Quốc gia 2003 thì “Biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đường và mặt thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
2. Bộ phận cấu thành biên giới quốc gia
Đường biên giới quốc gia được cấu thành bởi:
- Đường biên giới quốc gia trên đất liền
Xem thêm : [Giải đáp] Sữa rửa mặt cerave dùng cho bà bầu được không?
Biên giới quốc gia trên đất liền (bao gồm cả biên giới trên các sông, suối, hồ biên giới) là biên giới phân chia chủ quyền lãnh thổ đất liền của một quốc gia với một quốc gia khác.
Biên giới quốc gia trên đất liền được hoạch định và phân giới, cắm mốc thông qua đàm phán thương lượng giữa các quốc gia có chung biên giới; kết quả này được ghi nhận bằng văn kiện pháp lý về phân giới cắm mốc, trong đó có một Phần và một Điều chính mô tả chi tiết vị trí của mốc quốc giới, cọc dấu (nếu có), hướng đi của đường biên giới và địa hình đường biên giới đi qua.
- Đường biên giới trên biển
Theo Điều 2, Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 thì “chủ quyền của quốc gia ven biển được mở rộng ra ngoài lãnh thổ và các vùng nội thủy tới một vùng biển tiếp giáp với chúng dưới tên gọi là lãnh hải và có bề rộng không vượt quá 12 hải lý”.
Đường biên giới trên biển là đường vạch ra để phân định vùng lãnh hải của quốc gia với vùng biển tiếp liền mà quốc gia ven bờ có quyền chủ quyền hoặc với nội thủy, lãnh hải của quốc gia khác có bờ biển đối diện hay kề bên bờ biển của quốc gia này.
- Đường biên giới trên không
Xem thêm : Thực tiễn là động lực của nhận thức vì?
Vùng trời quốc gia là khoảng không gian bên trên đất liền và lãnh hải 12 hải lý tính từ đường cơ sở xác định năm 1982. Hội nghị quốc tế về hàng không họp tại Pari ghi nhận trong văn bản của Hội nghị ngày 13/10/1919 nêu rõ rằng “ Các quốc gia ký kết công nhận rằng mỗi quốc gia có chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt đối với vùng trời thuộc phạm vi lãnh thổ của mình”.
- Đường biên giới bên trong lòng đất
Là một bộ phận của biên giới quốc gia, được xác định theo một phương thẳng đứng dựa theo các đường biên giới trên đất liền và trên biển, kéo dài đến tâm của trái đất. Trong thực tiễn quốc tế, giới hạn trừu tượng này được các quốc gia mặc nhiên thừa nhận.
3. Biên giới quốc gia của Việt Nam
Việt Nam có biên giới đất liền với Lào, Campuchia và Trung Quốc.
- Đường biên giới đất liền Việt Nam – Trung Quốc với tổng số chiều dài 1449,566 km, trong đó đường biên giới trên đất liền là 1065,652 km, đường biên giới nước là 383,914 km. Đường biên giới dài tiếp giáp 7 tỉnh tại Việt Nam.
- Biên giới Việt – Lào dài 2337,459 km đi qua 10 tỉnh biên giới của Việt Nam.
- Biên giới trên đất liền Việt Nam – Campuchia có chiều dài khoảng 1.137km, khởi đầu tại cột mốc số 0 ở vị trí là giao điểm đường biên giới ba nước Việt Nam – Campuchia – Lào và kết thúc tại bờ Vịnh Thái Lan tiếp giáp giữa tỉnh Kiên Giang (Việt Nam) và tỉnh Kampot (Campuchia) là cột mốc mang số hiệu 314. Đường biên giới dài tiếp giáp 10 tỉnh tại Việt Nam.
Trên đây là một số thông tin liên quan để tìm hiểu Biên giới quốc gia là gì. Hy vọng đây là những thông tin bổ ích đối với bạn. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.
- Email: [email protected]
- Hotline: 1900 3330
- Zalo: 084 696 7979
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp