1. Khái niệm ngân hàng thương mại
2. Bản chất của ngân hàng thương mại
3. Chức năng của Ngân hàng thương mại
3.1 Chức năng trung gian tín dụng
Ngân hàng thương mại là cầu nối giữa người thừa vốn và người thiếu vốn.
Chức năng này đem lại lợi ích cho các chủ thể như sau:
Bạn đang xem: Các chức năng của ngân hàng thương mại năm 2023
– Đối với khách hàng: là người gửi tiền, họ sẽ thu lợi từ nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của mình dưới hình thức tiền lãi, an toàn tiền gửi, tiện ích. Với người đi vay, giúp cho các chủ thể trong nền kinh tế thoả mãn cầu vốn tạm thời thiếu hụt trong quá trình sản xuất kinh doanh, đồng thời tiết kiệm chi phí, thời gian, tiện lợi, an toàn và hợp pháp.
– Đối với ngân hàng, chức năng này là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển ngân hàng thông qua lợi nhuận từ chênh lệch lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi, đồng thời nó là cơ sở để ngân hàng thương mại tạo bút tệ góp phần tăng qui mô tín dụng cho nền kinh tế.
– Đối với nền kinh tế, chức năng này giúp điều hoà vốn tiền tệ từ nơi tạm thời dư thừa đến nơi tạm thời thiếu hụt góp phần phát triển sản xuất kinh doanh thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
3.2 Chức năng trung gian thanh toán
3.3 Chức năng tạo tiền
Vô hình chung các ngân hàng đều hướng tới mục tiêu chạy theo lợi nhuận và thực hiện chức năng tạo tiền cho nền kinh tế thông qua hoạt động tín dụng và thanh toán. Thông qua chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động được để cho vay. Số tiền đó sau đó được đưa trở lại nền kinh tế thông qua mua hàng và những người có số dư tài khoản tiếp tục chi tiêu thông qua những thứ như thanh toán bằng thẻ tín dụng.
3.4 Chức năng thủ quỹ
4. Phân loại ngân hàng thương mại
4.1 Dựa vào hình thức sở hữu
Dựa vào hình thức sở hữu thì ngân hàng được chia thành 5 loại:
1. Ngân hàng thương mại quốc doanh:
Ngân hàng được thành lập từ 100% nguồn vốn nhà nước. Hiện nay trong xu hướng kinh tế hội nhập, các ngân hàng quốc doanh có nhiều chính sách để tăng vốn, tăng giá trị ngân hàng như phát hành trái phiếu, cổ phần hóa ngân hàng. Đây là hình thức ngân hàng giữ vai trò quan trọng trong chuỗi mắc xích các ngân hàng của nước ta. Vì có 100% vốn thuộc ngân sách nhà nước, các ngân hàng này hoạt động dưới sự quản lý của Nhà nước và ngoài các hoạt động thông thường, các ngân hàng này còn phải thực hiện các nhiệm vụ mà nhà nước giao cho. Một số ngân hàng thương mại quốc doanh:
– Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank)
– Ngân hàng ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)
– Ngân hàng công thương Việt Nam (Vietinbank)
– Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)
2. Ngân hàng thương mại cổ phần
Ngân hàng thương mại cổ phần được thành lập từ việc góp vốn kinh doanh của các cổ đông, doanh nghiệp. Trong đó mỗi cá nhân hay công ty chỉ được sở hữu một số lượng cổ phần giới hạn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Một số ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam:
– Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB)
– Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á (DongA Bank)
– Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông (OCB)
– Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (MB Bank)
3. Ngân hàng liên doanh:
Xem thêm : Dưa hấu bao nhiêu calo – Có nên ăn thường xuyên không?
Ngân hàng này được thành lập theo hình thức góp vốn liên doanh giữa ngân hàng Việt Nam và ngân hàng nước ngoài, trong đó tỷ lệ góp của đối tác nước ngoài không quá 50%, trụ sở làm việc chính ở Việt Nam và dưới sự quản lý của pháp luật Việt Nam. Một số ngân hàng liên doanh ở Việt Nam:
– Ngân hàng Việt Nga (VRB)
– Indovina Bank Limited (IVB)
– Vinasiam Bank (VSB)
– Vid Public Bank (VID)
4. Ngân hàng 100% vốn nước ngoài:
Ngân hàng có số vốn 100% từ nguồn vốn nước ngoài, được thành lập dựa trên những quy định của pháp luật Việt Nam, có đầy đủ các quyền như một ngân hàng cung cấp các dịch vụ cho thị trường Việt Nam, thời gian hoạt động không quá 99 năm. Một số ngân hàng thương mại vốn 100% nước ngoài ở Việt Nam:
– Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC
– Ngân hàng TNHH một thành viên Hongleong
– Ngân hàng TNHH một thành viên ANZ
– Ngân hàng TNHH một thành viên Standard Chartered
5. Ngân hàng chi nhánh nước ngoài:
Ngân hàng được thành lập 100% vốn nước ngoài theo luật pháp nước ngoài và được phép hoạt động tại Việt Nam. Một số ngân hàng chi nhánh nước ngoài ở Việt Nam:
– Citibank
– Bangkok Bank
– Shinhan Bank
– Deutsche Bank
4.2 Dựa vào chiến lược kinh doanh
1. Ngân hàng thương mại bán buôn:
Những ngân hàng này nhắm tới đối tượng khách hàng là những doanh nghiệp, công ty tài chính lớn, các tập đoàn kinh tế, rất ít khi có giao dịch với khách hàng cá nhân. Danh mục sản phẩm dịch vụ của các ngân hàng này thường không đa dạng nhưng giá trị từng giao dịch rất lớn.
2. Ngân hàng thương mại bán lẻ:
Là những ngân hàng cung cấp dịch vụ cho tập khách hàng cá nhân, các công ty vừa và nhỏ. Các ngân hàng thường hướng tới đa dạng hóa danh mục sản phẩm dịch vụ để đáp ứng được những nhu cầu của khách hàng. Giá trị mỗi giao dịch thường không lớn nhưng có số lượng giao dịch cao.
Xem thêm : Tin tức
3. Ngân hàng thương mại vừa bán buôn vừa bán lẻ:
Những ngân hàng thực hiện cả hai hoạt động vừa bán buôn vừa bán lẻ nghĩa là tập khách hàng mục tiêu của những ngân hàng này là tất cả các dạng khách hàng.
Ngoài ra còn có dạng ngân hàng khác như: Ngân hàng đầu tư, ngân hàng phát triển, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác.
4.3 Dựa vào tính chất hoạt động
1. Ngân hàng chuyên doanh: là loại ngân hàng chỉ hoạt động chuyên về một lĩnh vực nhất định như nông nghiệp, xuất nhập khẩu, đầu tư…
2. Ngân hàng kinh doanh tổng hợp: là loại ngân hàng hoạt động ở tất cả các lĩnh vực kinh tế và thực hiện gần như tất cả các nghiệp vụ phát sinh mà một ngân hàng được phép thực hiện theo quy định của pháp luật.
5. Các hoạt động của ngân hàng thương mại
Căn cứ tại Điều 98 Luật tổ chức tín dụng 2010 quy định về các hoạt động của ngân hàng thương mại, cụ thể như sau:
” 1. Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác.
2. Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn trong nước và nước ngoài.
3. Cấp tín dụng dưới các hình thức sau đây:
a) Cho vay;
b) Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác;
c) Bảo lãnh ngân hàng;
d) Phát hành thẻ tín dụng;
đ) Bao thanh toán trong nước; bao thanh toán quốc tế đối với các ngân hàng được phép thực hiện thanh toán quốc tế;
e) Các hình thức cấp tín dụng khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
4. Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng.
5. Cung ứng các phương tiện thanh toán.
6. Cung ứng các dịch vụ thanh toán sau đây:
a) Thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước bao gồm séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thư tín dụng, thẻ ngân hàng, dịch vụ thu hộ và chi hộ;
b) Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế và các dịch vụ thanh toán khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.”
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp