Dòng chảy trong chuỗi cung ứng hàng hóa?
Dòng chảy biểu hiện cho việc lưu thông. Sử dụng “dòng chảy” ở đây nhằm mục đích thể hiện các phương thức để đưa hàng hóa lưu thông một cách nhanh chóng trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp.
Bạn đang xem: Các “dòng chảy” trong chuỗi cung ứng hàng hóa
Vậy những phương thức đó bao gồm những phương thức nào?
Cùng ALS tìm hiểu thông qua bài viết chi tiết dưới đây.
Dòng chảy trong chuỗi cung ứng?
Theo định nghĩa của Cooper and Ellram (1993) thì dòng chảy trong chuỗi cung ứng bao gồm:
– Dòng Hàng Hóa (Physical Flow),
– Dòng Thông tin (Information Flow)
– Dòng Tiền (Monetary Flow)
Trong giới hạn của bài viết này, chúng ta sẽ chỉ tìm hiểu về dòng chảy hàng hóa trong chuỗi cung ứng. Các khái niệm về dòng chảy thông tin, dòng tiền sẽ được ALS đề cập chi tiết hơn trong các bài viết tới đây.
Dòng chảy hàng hóa ở đây thể hiện cách thức, bao gồm tất cả các hoạt động từ xử lý yêu cầu của khách hàng đến lựa chọn chiến lược phân phối và phương tiện vận chuyển, sao cho hàng hóa đến được với khách hàng.
Chúng ta có 6 mô hình “dòng chảy hàng hóa” khác nhau để đưa hàng hóa từ nhà sản xuất đến khách hàng cuối cùng (Tham khảo mô hình của Sunil Chopra (2017)) bao gồm:
– Dòng chảy hàng hóa trực tiếp từ nhà máy sản xuất đến người tiêu dùng
Xem thêm : Hậu quả của việc suy giảm đa dạng sinh học
– Dòng chảy hàng hóa từ nhà máy sản xuất đến thẳng người tiêu dùng thông qua các trung gian
– Dòng chảy hàng hóa thông qua nhà kho của đơn vị phân phối
– Dòng chảy hàng hóa thông qua kho nhà phân phối kết hợp giao hàng chặng cuối
– Dòng chảy hàng hóa tại nơi lưu trữ sản xuất/phân phối
– Dòng chảy hàng hóa thông qua đơn vị bán lẻ
Chi tiết về từng mô hình dòng chảy hàng hóa này sẽ được trình bày chi tiết dưới đây.
1. Dòng chảy hàng hóa trực tiếp từ nhà máy sản xuất đến người tiêu dùng
Mô hình dòng chảy hàng hóa này được áp dụng bởi 1 số tập đoàn lớn như Amazon, Nordstrom. Theo đó, các doanh nghiệp sẽ tiếp nhận thông tin về các đơn hàng từ các đơn vị bán lẻ (có thể là cá nhân/tổ chức) sau đó tổ chức giao hàng trực tiếp tới tay khách hàng cuối cùng.
Với hình thúc này, hàng hóa bỏ qua khâu lưu trữ tại các đơn vị bán lẻ, phân phối.
Tên gọi khách của mô hình này ở VN hay gọi là Dropshipping.
2. Dòng chảy hàng hóa từ nhà máy sản xuất đến thẳng người tiêu dùng thông qua các trung gian
Với mô hình này, hàng hóa (dạng bán thành phẩm) sau khi sản xuất xong sẽ được đến một trung tâm lưu trữ được gọi là In-Transit Merge. Trung tâm này có khả năng tiếp nhận nhiều sản phẩm từ các địa điểm khác nhau sau đó lắp ráp và hoàn thiện tại đây trước khi được giao trực tiếp đến tay người dùng cuối.
Phương thức này ra đời đã giúp tiết kiệm chi phí vận chuyển, tiết kiệm thời gian hoàn thành sản phẩm, thời gian giao hàng một cách đáng kể.
Chúng ta có thể thấy khá rõ mô hình này qua cách thức sản xuất các loại máy tính, may bay, điện thoại, thiết bị nha khoa, linh kiện …
Xem thêm : Số tự nhiên nhỏ nhất
Bạn đọc có thể tìm hiểu chi tiết về mô hình phân phối của DELL – Đại điện tiêu biểu nhất cho mô hình này.
3. Dòng chảy hàng hóa thông qua nhà kho của đơn vị phân phối
Hàng tồn kho theo mô hình này sẽ được lưu trữ ở một khu vực riêng được gọi là Intermediate warehouses. Đây có thể được coi là kho chung của những đơn vị phân phối, bán lẻ. Hàng hóa tại đây sẽ được đóng gói và gửi thẳng đến cho người tiêu dùng cuối.
Amazon là đơn vị tiêu biểu áp dụng mô hình này. Doanh nghiệp này có hơn 110 kho quy mô lớn trên toàn câu, 64 kho tại khắp các bang ở Mỹ. Mỗi kho đều là những trung tâm lớn, từ đây hàng hóa được gửi thẳng cho khách hàng.
4. Dòng chảy hàng hóa thông qua kho nhà phân phối kết hợp giao hàng chặng cuối
Đây là hình thức hàng hóa được chuyển từ kho hàng của nhà phân phối hoặc các nhà bán lẻ đến người tiêu dùng. Quá trình vận chuyển được thực hiện bởi chính chủ kho hàng và nhà bán lẻ – Những người bán hàng trực tiếp.
Chúng ta thường gọi mô hình này bằng khái niệm Last Mile Delivery – Giao hàng chặng cuối
5. Dòng chảy hàng hóa tại nơi lưu trữ sản xuất/phân phối
Đối với phương thức này, hàng hóa được chứa trong kho của nhà máy sản xuất hoặc nhà phân phối. Sau đó, khách hàng tự đến những địa điểm này để lấy hàng.
Siêu thị Metro (trước đây) ở Việt Nam là doanh nghiệp tiêu biểu cho mô hình này. Các siêu thị của đơn vị này đều nằm ở những vị trí “đắc địa” dễ dàng cho khách hàng tới mua hàng.
6. Dòng chảy hàng hóa thông qua đơn vị bán lẻ
Có thể nói đây là phương thức giao hàng quen thuộc nhất tại Việt Nam.
Người tiêu dùng sẽ trực tiếp tới các kênh phân phối để mua hàng.
Mô hình chính là cách mua truyền thông ở các chợ truyền thống, cửa hàng tiện lợi, siêu thị, … hiện nay.
Hy vọng, bài viết trên đã giúp bạn đọc thêm hiểu rõ hơn về dòng chảy trong chuỗi cung ứng, các mô hình phân phối, đưa hàng hóa tới tay người tiêu dùng. Nếu có thêm những thắc mắc hay tư vấn cần giải đáp về những mô hình nói trên, đừng ngần ngại, liên hệ ngay với các chuyên gia của chúng tôi để nhận được hỗ trợ sớm nhất.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp