Thủ tục tố tụng dân sự được thực hiện để bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân…trong tranh chấp dân sự nếu có xuất hiện. Trình tự thủ tục để tiến hành khởi kiện tố tụng dân sự khá phức tạp. Để biết tố tụng dân sự có mấy giai đoạn? Xin mời quý khách cùng tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây.
- 100+ tên con trai họ Dương hay ấn tượng và ý nghĩa nhất hiện nay
- Phụ nữ sinh mổ có được uống sữa đậu nành không?
- Hướng dẫn chọn size áo ngực ĐÚNG CHUẨN kích thước
- Cơm rang bao nhiêu calo? Bật mí cách ăn cơm rang không lo béo dành cho các bạn
- Tiết kiệm điện năng là gì? tại sao phải tiết kiệm điện năng?
Xem thêm: >> Luật tố tụng dân sự là gì? Dịch vụ Luật sư đại diện tố tụng dân sự >> Tìm hiểu về Bộ luật tố tụng dân sự >> Thẩm quyền và trách nhiệm khi áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án
Bạn đang xem: Tố tụng dân sự có mấy giai đoạn?
Tố tụng dân sự có mấy giai đoạn?Tố tụng dân sự có mấy giai đoạn?
Khi các quyền và lợi ích của các chủ thể dân sự bị xâm phạm thì tùy ở những mức độ khác nhau mà pháp luật xử lý và bảo hộ quyền, lợi ích chính đáng của các chủ thể. Tuy nhiên, quyền, lợi ích chính đáng của các chủ thể đó phải không trái pháp luật, được Nhà nước bảo vệ và được gọi là quyền, lợi ích hợp pháp.
Thủ tục tố tụng dân sự được hiểu là trình tự, thủ tục khởi kiện để Tòa án nhân dân giải quyết các vụ án về tranh chấp kinh doanh, thương mại, tranh chấp đất đai, quyền thừa kế… Thì thời hạn chuẩn bị xét xử là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý.
- Đối với những vụ án kinh doanh, thương mại và lao động được quy định tại Điều 29 và Điều 31 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 là những vụ án phát sinh từ các quan hệ rất nhạy cảm, đòi hỏi phải giải quyết kịp thời. Nên thời hạn chuẩn bị xét xử đối với các vụ án này là 02 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án.
- Còn đối với các vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì Chánh án tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 02 tháng đối với vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 25 và Điều 27 Bộ luật tố tụng dân sự và 01 tháng đối với vụ án kinh doanh, thương mại và lao động quy định tại Điều 29 và Điều 31 Bộ luật tố tụng dân sự.
Đặc điểm của pháp luật tố tụng dân sự hiện nay
Xem thêm : Luật An ninh mạng có hiệu lực từ 1/1/2019
Cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự là Tòa án nhân dân và cũng là cơ quan duy nhất có thẩm quyền đặc biệt này. Các tổ chức, cá nhân tham gia phiên tòa phải tuân thủ nội quy phiên tòa và chấp hành án khi đã có hiệu lực.
- Nội dung được quy định chủ yêu trong Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
- Các quan hệ pháp luật dân sự được giải quyết tại Tòa án chỉ áp dụng trong phạm vi các vụ việc được quy định trong Bộ luật dân sự năm 2015.
Các giai đoạn của tố tụng dân sự
Trong tố tụng dân sự gồm có 6 giai đoạn như sau:
⇒ Giai đoạn 1: Gửi đơn khởi kiện trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết.
⇒ Giai đoạn 2: Tòa án sẽ phân công thẩm phán xem xét đơn khởi kiện. Trong vòng 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải ra một trong các quyết định sau đây:
- Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện
- Thủ tục thụ lý vụ án.
- Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện.
- Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền của Tòa án.
Xem thêm : Goong – Giải pháp thay thế Google APIs
⇒ Giai đoạn 3: Trong vòng 05 ngày, nếu đơn yêu cầu đủ điều kiện thụ lý thì Tòa án sẽ thông báo nộp lệ phí để tiến hành thụ lý. Trong vòng 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý, Tòa án sẽ báo cho đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp về việc đã thụ lý đơn yêu cầu giải quyết.
⇒ Giai đoạn 4: Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Nếu hòa giải thành công thì ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Nếu hòa giải không thành thì đưa vụ án ra xét xử.
⇒ Giai đoạn 5: Trong vòng 01 tháng để chuẩn bị xét đơn yêu cầu, Tòa án yêu cầu bổ sung tài liệu, chứng cứ, ra các quyết định đình chỉ xét đơn, trưng cầu giám định, định giá tài sản, mở phiên tòa giải quyết việc dân sự… Nếu chưa có kết quả giám định, định giá tài sản thì có thể kéo dài thời gian chuẩn bị xét đơn yêu cầu nhưng không vượt quá 01 tháng.
⇒ Giai đoạn 6: Mở phiên tòa sơ thẩm xét xử. Phiên tòa phải được tiến hành đúng địa điểm cũng như thời gian đã được ghi trong quyết định đưa vụ án ra tiến hành xét xử hoặc được ghi trong giấy báo mở lại phiên tòa nếu phải hoãn phiên tòa.
⇒ Giai đoạn 7: Nếu không có kháng cáo thì bản án có hiệu lực. Ngoài ra, nếu có kháng cáo thì vụ án được đem xét xử phúc thẩm và đưa ra phán quyết phúc thẩm, bản án có hiệu lực nhưng nếu Quyết định bản án có hiệu lực bị kháng cáo, kháng nghị thì thực hiện thủ tục Giám đốc thẩm/ Tái thẩm.
PHAN LAW VIETNAM Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn Liên hệ Văn phòng Luật Sư
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp