CÁC HÌNH THỨC KỶ LUẬT LAO ĐỘNG

Căn cứ pháp luật:

– Bộ luật lao động năm 2019

  1. Khái niệm kỷ luật lao động

Kỷ luật lao động (“KLLĐ”) là tổng hợp các quy định về trách nhiệm, nghĩa vụ của người lao động (“NLĐ”) đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng lao động.

Trong quá tình lao động, người sử dụng lao động (“NSDLĐ”) có quyền ban hành những nguyên tắc, hình thức xử lý kỷ luật đối với những hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động để đảm bảo trật tự lao động tại đơn vị mình. Trên cơ sở đó, người lao động có trách nhiệm phải tuân thủ những quy định, nguyên tắc đó của người sử dụng lao động. Trường hợp người lao động không chấp hành các quy định đó cỏ thể chịu hình thức xử lý kỷ luật tương ứng với hành vi vi phạm của mình. Vậy xử lý kỷ luật lao động là gì?

Xử lý kỷ luật lao động là quá trình người sử dụng lao động xem xét và giải quyết về việc người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật bằng cách buộc họ phải chịu một trong các hình thức kỷ luật do nhà nước quy định.

  1. Các hình thức kỉ luật lao động

Theo Điều 124 BLLĐ năm 2019, các hình thức kỉ luật lao động bao gồm: Khiểnt rách; Kéo dài thời hạn ânng bậc lương không quá 6 tháng; Cách chức; Sa thải.

– Khiển trách

Là hình thức kỉ luật nhẹ nhất mà NSDLĐ áp dụng. HÌnh thức này mang tính chất nhắc nhở đối vứoi NLĐ nên thường được áp dụng khi NLĐ phạm lỗi lần đầu và mức độ nhẹ. Khi xử lí kỉ luật lao động đối với hình thức này, NSDLĐ có thể khiển trách bằng miệng hoặc bằng văn bản. Pháp luật không quy định cụ thể hành vi vi phạm kỉ luật nào sẽ bị xử lí ở hình thức này, bởi vậy NSDLĐ phải quy định cụ thể trong nội quy lao động của đơn vị mình những hành vi vi phạm kỉ luật có thể bị xử lí ở hình thức khiển trách. Thời giạn chấp hành kỉ luật hình thức khiển trách là 3 tháng. Sau 3 tháng chấp hành, NLĐ được xoá kỉ luật.

– Kéo dài thời hạn nâng lượng không quá 6 tháng.

Pháp luật không quy định cụ thể hành vi vi phạm kỉ luật nào sẽ bị xử lí ở hình thức này, bởi vậy NSDLĐ phải quy định cụ thể trong nội quy lao động của đơn vị mình những hành vi vi phạm kỉ luật có thể bị xử lí ở hình thức này.

Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương sau khi chấp hành được một nửa thời hạn nếu sửa chữa tiến bộ thì có thể được người sử dụng lao động xét giảm thời hạn.

– Cách chức

Pháp luật không quy định cụ thể hành vi vi phạm kỉ luật nào sẽ bị xử lí ở hình thức này, bởi vậy NSDLĐ phải quy định cụ thể trong nội quy lao động của đơn vị mình những hành vi vi phạm kỉ luật có thể bị xử lí ở hình thức này. Tuy nhiên, hình thức kỉ luật này chỉ áp dụng đối với NLĐ có chức vụ.

Thời gian để xoá kỉ luật cách chức là 03 năm kể từ ngày bị xứ lý, nếu người lao động không tiếp tục vi phạm.

– Sa thải là hình thức kỉ luật cao nhất và nặng nhất. Sa thải đồng nghĩa với việc NLĐ bị chấm dứt hợp đồng lao động. Đây là sự đơn phương chấm dứt hợp đồng từ phái NSDLĐ đối với NDLD có hành vi vi phạm kỉ luật.

2.1. Khiển trách

Đây là hình thức kỷ luật nhẹ nhất trong các hình thức xử lý kỷ luật mà người sử dụng lao động có thể áp dụng đối với người lao động; là hình thức mang tính chất nhắc nhở đối với người lao động vi phạm lỗi lần đầu nhưng ở mức độ nhẹ. Hình thức này được thực hiện dưới hai cách thức là khiển trách bằng miệng hoặc bằng văn bản tùy vào mức độ nặng hay nhẹ của hành vi vi phạm. Thông qua hình thức xử lý kỷ luật khiển trách, người sử dụng lao động muốn nhắc nhở, ngăn ngừa những hành vi vi phạm ở mức độ nặng hơn có thể xảy ra trong tương lai.

Tuy nhiên, pháp luật lao động hiện hành không quy định cụ thể về các hành vi vi phạm kỷ luật lao động nào sẽ áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách mà chỉ nêu nguyên tắc chung nhằm đảm bảo quyền tự chủ của người sử dụng lao động. Do vậy, để có căn cứ rõ ràng, cụ thể hơn trong việc áp dụng hình thức xử lý kỷ luật khiển trách đối với người lao động, người sử dụng lao động nên quy định cụ thể những hành vi vi phạm kỷ luật lao động sẽ bị xử lý ở hình thức khiển trách trong nội quy lao động của đơn vị mình.

Khác với việc nêu nguyên tắc chung về xử lý kỷ luật khiển trách đối với người lao động trong pháp luật lao động hiện hành, Pháp luật quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức đã quy định cụ thể hình thức xử lý kỷ luật khiển trách áp dụng đối với công chức có một trong các hành vi vi phạm:

– Có thái độ hách dịch, cửa quyền hoặc gây khó khăn, phiền hà đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong thi hành công vụ;

– Không thực hiện nhiệm vụ được giao mà không có lý do chính đáng;

– Gây mất đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;

– Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 03 đến dưới 05 ngày làm việc trong một tháng;

– Sử dụng tài sản công trái pháp luật;

– Xác nhận giấy tờ pháp lý cho người không đủ điều kiện;

– Vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tham những; thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ luật lao động; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác của pháp luật liên quan đến công chức.

2.2. Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng; cách chức

Hình thức kỷ luật này áp dụng đối với người lao động vi phạm ở lỗi nặng hơn so với hình thức kỷ luật khiển trách hoặc có những hành vi vi phạm đã được quy định trong nội quy lao động của đơn vị. Người sử dụng lao động căn cứ vào mức độ vi phạm kỷ luật của người lao động, tình hình thực tế của đơn vị và hoàn cảnh của người lao động để áp dụng hình thức kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng hoặc cách chức.

Trên thực tế, công việc của nhiều người lao động là khác nhau dẫn đến việc thực hiện nghĩa vụ cũng khác nhau, do vậy, pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể các hành vi vi phạm nào sẽ áp dụng hình thức kỷ luật này (chỉ đưa ra nguyên tắc chung nhằm đảm bảo quyền quản lý của chủ sử dụng lao động) cũng hợp lý và phù hợp với thực tế. Tuy nhiên, vì vậy, người sử dụng lao động nên quy định cụ thể hóa về các hành vi vi phạm sẽ áp dụng hình thức xử lý kỷ luật này trong nội quy lao động của đơn vị, làm cơ sở và căn cứ để xử lý kỷ luật đối với người lao động có hành vi vi phạm tương xứng.

2.3.Sa thải

Sa thải là hình thức kỷ luật nghiêm khắc nhất trong các hình thức kỷ luật mà người sử dụng lao động có quyền áp dụng đối với người lao động có hành vi vi phạm. Sa thải nhằm loại bỏ ra khỏi tập thể lao động những người lao động không có ý thức kỷ luật, vi phạm nghiêm trọng đến trật tự doanh nghiệp. Do đó khi bị sa thải người lao động sẽ không được tham gia quan hệ lao động đó nữa. Bản chất của sa thải là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động từ phía người sử dụng lao động đối với người lao động khi họ có hành vi vi phạm kỉ luật.

Đây là một hình thức đơn phương chấm dứt hợp đồng đặc biệt nên cần có những quy định riêng. Do sa thải là hình thức kỷ luật nặng nhất nhằm loại trừ người lao động có hành vi vi phạm ở mức lỗi nặng ra khỏi đơn vị; nên để bảo đảm việc xử lý kỷ luật người lao động đúng luật, cũng như tránh sự lạm quyền, pháp luật quy định những trường hợp người sử dụng lao động áp dụng hình thức kỷ luật sa thải với người lao động, bao gồm:

Một là, người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc;

Hai là, người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;

Bai là, người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm. Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xoá kỷ luật theo quy định;

Bốn là, người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày mà không có lý do chính đáng. Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm: thiên tai, hoả hoạn, bản thân, nhân thân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.