Tìm hiểu về khu tự trị trung quốc

frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen="">
Video các khu tự trị của trung quốc

Nếu là người yêu thích văn hóa Trung Quốc hoặc đang tìm kiếm cơ hội xin học bổng Trung Quốc chắc chắn bạn đã nghe qua khái niệm “khu tự trị”. Vậy khu tự trị là gì? Ở Trung Quốc có các khu tự trị nào?

Cùng Du học Nguyên Khôi tìm hiểu về 5 khu tự trị của Trung Quốc qua bài viết hôm nay bạn nhé!

Khu tự trị của Trung Quốc (自治区) là các đơn vị hành chính tương đương tỉnh và là nơi các sắc tộc thiểu số ở Trung Quốc được thể hiện rõ nét hơn. Nói một cách dễ hiểu thì khu tự trị chính là đơn vị hành chính quy tụ đông đảo các dân tộc thiểu số thay vì người Hán.

Theo hiến pháp Trung Quốc, các khu tự trị có quyền lập pháp, mức độ tự chủ cao hơn so với các khu hành chính cấp tỉnh khác.

dia-chinh-khu-tu-tri

Tính đến thời điểm hiện tại, Trung Quốc có tất cả 5 khu tự trị, bao gồm:

  • Khu tự trị dân tộc Choang – Quảng Tây
  • Khu tự trị dân tộc Duy Ngô Nhĩ – Tân Cương
  • Khu tự trị dân tộc Hồi – Ninh Hạ
  • Khu tự trị Nội Mông Cổ
  • Khu tự trị Tây Tạng

Để hiểu rõ hơn về các khu tự trị này, bạn hãy kiên nhẫn đọc tiếp phần thông tin phía dưới của Du học Nguyên Khôi nhé!

1. Khu tự trị dân tộc Choang – Quảng Tây

quang-tay(1)

Quảng Tây có tên đầy đủ là Khu tự trị dân tộc Choang Quảng. Tên tắt là “Quế”. Thủ phủ là tỉnh Nam Ninh.

Quảng Tây nằm ở phía nam Trung Quốc, giáp với Vân Nam phía tây, Quý Châu ở phía bắc, Hồ Nam ở phía đông bắc và Quảng Đông phía đông nam. Nó cũng có biên giới với Việt Nam phía Tây Nam (giáp các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh của Việt Nam) và Vịnh Bắc Bộ phía Nam.

Quảng Tây có bờ biển ngắn nằm bên Vịnh Bắc Bộ. Các hải cảng chính là Bắc Hải, Khâm Châu và Phòng Thành Cảng. Đây không chỉ là một cửa ngõ quan trọng trong công cuộc mở cửa đối ngoại vùng miền Nam Trung Quốc, đồng thời còn là thông đạo trên biển quan trọng và tiện lợi nhất từ Trung Quốc đến vùng Đông Nam Á.

Theo bước phát triển của hệ thống giao thông vận tải, Quảng Tây trở thành cầu nối giao lưu hợp tác giữa Trung Quốc và các nước trong khối ASEAN, cũng như trở thành nơi đầu tư đầy hấp dẫn cho các doanh nghiệp.

Quảng Tây có lịch sử phát triển lâu đời cùng nhiều danh thắng nổi tiếng. Theo thống kê, riêng tại Quảng Tây đã có 3 khu phong cảnh, 1 khu du lịch, 7 di tích lịch sử và 11 công viên cấp quốc gia. Nổi tiếng nhất có khu phong cảnh Ly Giang, đoạn từ Quế Lâm đến Dương Sóc, tập trung nhiều hang động đá vôi tuyệt đẹp, là một trong 4 danh thắng du lịch lớn nhất Trung Quốc. Ngoài ra, còn có các điểm du lịch nổi tiếng khác như: hố trời ở Bách Sắc, bãi biển Bắc Hải, thác nước biên giới Đức Thiên, rừng núi Đại Dao ….

Đặc biệt, trong những năm gần đây, Trung Quốc thực hiện chiến lược “đại khai phát miền Tây”, gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và thành lập khu mậu dịch tự do Trung Quốc – ASEAN giúp tăng cường cơ hội phát triển kinh tế của khu vực này. Bên cạnh đó cũng mở ra nhiều cơ hội, quỹ khuyến học cho học sinh các nước thuộc khối ASEAN muốn du học Trung Quốc tại Quảng Tây.

2. Khu tự trị dân tộc Duy Ngô Nhĩ – Tân Cương

tan-cuong-khu-tu-tri

Tân Cương (新疆) tên chính thức là Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương. Đây là một trong 5 khu vực tự trị tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Tân Cương là đơn vị hành chính cấp tỉnh lớn nhất của Trung Quốc với diện tích lên tới 1,6 triệu km². Do có diện tích lớn nên không khó hiểu khi Tân Cương có biên giới giáp với nhiều quốc gia. Có thể kể đến như Nga (giáp vùng Altai), Mông Cổ (giáp các tỉnh Bayan-Ölgii, Khovd, Govi-Altai), Kazakhstan (giáp các tỉnh Đông Kazakhstan và Almaty), Kyrgyzstan (giáp các tỉnh Osh, Naryn và Issyk-Kul), Tajikistan (giáp tỉnh tự trị Gorno-Badakhshan), Afghanistan (giáp tỉnh Badakhshan), Pakistan (giáp các lãnh thổ Azad Jammu và Kashmir và Gilgit-Baltistan) và Ấn Độ (giáp lãnh thổ liên bang Ladakh)…

Tân Cương nghĩa là ‘biên cương mới’, khu tự trị là nơi sinh sống của nhiều dân tộc khác nhau, mà dân tộc chính là Uyghur (Duy Ngô Nhĩ), với thiên nhiên là say lòng người, thấp thoáng những vùng thảo nguyên xanh, phủ sắc mỗi màu vừa phảng phất phong vị của núi rừng Thụy Sĩ, lại vương vấn một chút Trung Đông.

Đến Tân Cương bạn sẽ có cơ hội được thưởng thức nhiều hoa thơm trái ngọt. Bởi lẽ miền đất rộng lớn này có rất nhiều loại trái cây như táo, hạnh, lê và các loại dưa của vùng Trung Á. Đến đây vào mùa xuân hay những tháng mùa hè, bạn còn được ngắm hoa đào, hoa mận, hoa hạnh nở trắng cả một vùng cao nguyên rộng lớn.

3. Khu tự trị dân tộc Hồi – Ninh Hạ

ninh-ha(1)

Ninh Hạ (宁夏), tên đầy đủ Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ (宁夏回族自治区). Đây là một khu tự trị của người Hồi của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Ninh Hạ nằm ở cao nguyên Hoàng Thổ Tây Bắc với sông Hoàng Hà chảy qua. Thủ phủ của Ninh Hạ là Ngân Xuyên.

Ninh Hạ là một khu vực giàu văn hóa như khu vực phía nam sông Dương Tử, di sản văn hóa rực rỡ của nó thu được từ chiều dài của lịch sử. Trong thời đại của các triều đại nhà Đường và Hán (206 TCN – 907 SCN), Ninh Hạ là nơi kinh doanh và vận chuyển chính giữa những khu vực phía đông và phía tây của Trung Quốc cổ đại, tàn tích của Vạn Lý Trường Thành có thể được tìm thấy ở khu vực phía đông vùng đất nổi tiếng này.

Sở hữu chiều dài văn hóa, lịch sử nên du lịch cũng là điểm nhất ở khu tự trị này. Một trong những điểm du lịch chính ở Ninh Hạ là khu mộ Tây Hạ nổi tiếng, tọa lạc 30 km về phía tây Ngân Xuyên. Di tích 9 ngôi mộ của các vị hoàng đế Tây Hạ và 200 ngôi mộ khác năm trong khu vực 50-km². Những điểm đến nổi tiếng khác ở Ninh Hạ còn có Hạ Lan Sơn, 108 dagoba bí ẩn, chùa đôi of Baisikou và trạm nghiên cứu xa mạc ở Shapatou, núi Liupan, ​​Khu nghỉ dưỡng Sand Lake…

Ninh Hạ là địa danh không quá quen thuộc đối với khách du lịch, nhưng nếu có một lần đến đây, bạn sẽ bị thu hút bởi những người dân hiền hòa, thân thiện, không khí trong lành, hạ tầng văn minh, khung cảnh thiên nhiên nhẹ nhàng, hữu tình. Đến Ninh Hạ, bạn sẽ có dịp được thưởng thức trái cây đào, mận, lê và đặc biệt là kỷ tử tươi, Ninh Hạ là vùng trồng kỷ tử nức tiếng ở Giang Nam, Trung Quốc.

Bên cạnh đó, Ninh Hạ cũng là địa phương được chính quyền Trung Quốc đặc biệt quan tâm trong việc đầu tư đẩy mạnh phát triển giáo dục.

4. Khu tự trị Nội Mông Cổ

noi-mong

Khu tự trị thứ 4 của Trung Quốc chính là Nội Mông Cổ.

Nội Mông Cổ (内蒙古), tên chính thức là Khu tự trị Nội Mông Cổ, thường được gọi tắt là Nội Mông.

Nội Mông là một khu tự trị nằm ở phía bắc của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Nội Mông có biên giới quốc tế với nước Mông Cổ độc lập và Nga. Thủ phủ của Nội Mông là Hohhot. Các thành phố lớn khác bao gồm Bao Đầu, Xích Phong và Ordos.

hu tự trị Nội Mông Cổ là đơn vị hành chính cấp tỉnh có diện tích lớn thứ ba tại Trung Quốc với trên 1,2 triệu km². Đa số cư dân của khu tự trị Nội Mông Cổ là người Hán, trong khi người Mông Cổ là một thiểu số đáng kể.

Khu tự trị này chiếm 12% tổng diện tích toàn đất nước Trung Quốc và cũng là khu tự trị lớn nhất tại đất nước này. Cách thủ đô Bắc Kinh khoàng 500km, Nội Mông Cổ nổi tiếng với những thảo nguyên rộng lớn, có khí hậu mát mẻ quanh năm và cũng hấp dẫn khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới.

Nhắc đến Nội Mông Cổ là nhắc đến những loại hình du lịch có 1-0-2 trên thế giới. Có thể kể đến tuyến cáp treo giữa sa mạc Vọng Âm – nơi lạ lùng nhất thế giới có khí hậu mát lạnh vào mùa hè, những nhà bao ngắm sao trời giống như lều du mục – đặc trưng của vùng đất Mông Cổ hay trải nghiệm cưỡi lạc đà rong chơi trên sa mạc, ngâm mình trong dòng nước mát lạnh tại ốc đảo xanh rì Kubuqi,…

5. Khu tự trị Tây Tạng

tay-tang-tu-tri

Khu tự trị Tây Tạng (西藏自治区) là một đơn vị hành chính cấp tỉnh của Trung Quốc.

Tây Tạng có thủ phủ là Lhasa – Thánh địa hay Đất Phật, nằm ở phía Nam Trung Bộ khu tự trị Tây Tạng. Đây cũng chính là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của Tây Tạng.

Tây tạng cũng nổi tiếng với cung điện Potala – biểu tượng nổi tiếng khắp thế giới mang sức mạnh bí ẩn về chính trị và tôn giáo của khu tự trị này.

Tây Tạng cũng là 1 trong 5 khu tự trị phát triển du lịch bậc nhất tại Trung Quốc là vùng đất có văn hóa lâu đời và phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Không chỉ sở hữu núi cao, địa hình vùng đất này còn đa dạng với thung lũng sâu, sông băng và sa mạc quyến rũ những tín đồ mê dịch chuyển. Khu vực này có nền văn hóa độc đáo của riêng mình, và hầu hết du khách sẽ tìm thấy một số loại cây, cũng như động vật hoang dã và động vật bản địa khá kỳ lạ. Bước vào Tây Tạng, bạn sẽ cảm thấy như mình đã tìm thấy một thế giới hoàn toàn khác.

Chính bởi nét đặc sắc đó mà Tây Tạng đôi khi được mô tả như là “nóc nhà của thế giới”.