Kinh doanh bao gồm việc cung cấp các hàng hoá, dịch vụ mà mọi người mong muốn hoặc cần, nhằm tìm kiếm lợi nhuận hoặc phi lợi nhuận. Các doanh nghiệp có thể bị thua lỗ, nhưng điều đó không có nghĩa là doanh nghiệp sẽ bị sụp đổ hoàn toàn. Lợi nhuận mà hoạt động kinh doanh mang lại có thể là doanh thu, cổ phiếu, trao đổi hàng hoá/ dịch vụ qua lại.
Kinh doanh là gì?
“Kinh doanh là kiếm tiền bằng cách phụng sự xã hội thông qua sản phẩm, dịch vụ tốt lành của mình” – TS Giản Tư Trung – Người sáng lập Trường Doanh Nhân đầu tiên trong lịch sử kinh thương Việt Nam.
Bạn đang xem: Kinh doanh là gì? Đặc điểm và các loại hình kinh doanh hiện nay
Kinh doanh (Business) được xem là các hoạt động mua bán, sản xuất, cung ứng, đầu tư hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích là tạo ra lợi nhuận và phụng sự xã hội. Trong kinh doanh, các tổ chức thường xây dựng một mô hình kinh doanh bài bản, quản trị tài chính, tiếp thị, quảng bá sản phẩm, cung cấp các dịch vụ, tạo ra giá trị phù hợp cho khách hàng. Kinh doanh có thể được thực hiện bởi một cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ, tập đoàn lớn, họ đóng góp rất lớn vào việc phát triển kinh tế và sự thịnh vượng của một quốc gia.
Với sự bùng nổ của cuộc cách mạng 4.0, các doanh nghiệp ngày nay càng có nhiều cơ hội để phát triển và hội nhập với quốc tế, cùng không ít những thách thức. Doanh nghiệp với sự kết hợp của hiện đại, cổ điển, công nghệ, tin tức sẽ tạo ra được những ý tưởng kinh doanh độc đáo, tìm ra những hướng phát triển hiệu quả và bền vững trên một thị trường kinh doanh cạnh tranh như hiện nay.
Đặc điểm của kinh doanh
- Đáp ứng nhu cầu của con người và phụng sự xã hội
- Giao dịch trong nhiều giao dịch
- Trao đổi hàng hóa/ dịch vụ
- Kỹ năng kinh doanh
- Doanh số, lợi nhuận
- Người bán và người mua
- Không chắc chắn, rủi ro
- Tiếp thị và phân phối hàng hóa
- Kết nối với sản xuất
Đáp ứng nhu cầu của con người và phụng sự xã hội
Hoạt động kinh doanh với mục tiêu chính là kiếm tiền thông qua việc phục vụ nhu cầu của con người và phụng sự xã hội. Bằng cách xác định những mong muốn, kỳ vọng của con người, các doanh nhân sẽ phân tích, hiểu rõ hoạt động đó sẽ mang lại lợi ích gì cho cộng đồng, xã hội.
Giao dịch trong nhiều giao dịch
Giao dịch trong nhiều giao dịch có nghĩa là một sản phẩm trước khi đến tay người tiêu dùng đều phải qua nhiều giao dịch khác nhau, như sản xuất, phân phối, tiếp thị và quảng cáo, bán hàng, các dịch vụ sau bán hàng,…
Trao đổi hàng hóa/ dịch vụ
Trong kinh doanh, các hoạt động đều có liên quan trực tiếp/ gián tiếp đến việc trao đổi hàng hóa/ dịch vụ để đổi lấy tiền hoặc các giá trị tương đương.
Kỹ năng kinh doanh
Kỹ năng kinh doanh là yếu tố bắt buộc phải có đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào, đặc biệt là các doanh nhân. Muốn trở thành một doanh nhân xuất sắc để chèo lái và đưa doanh nghiệp đến thành công, một cá nhân cần trang bị những phẩm chất, kỹ năng, kiến thức cần thiết để điều hành doanh nghiệp.
Doanh số, lợi nhuận
Nếu doanh nghiệp không có doanh số, lợi nhuận, doanh nghiệp đó khó có thể tồn tại lâu dài. Mục tiêu chủ chốt nhất trong kinh doanh là kiếm lợi nhuận, đây cũng là yếu tố tiên quyết để một doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển bền vững.
Người bán và người mua
Người bán và người mua giống như bên cung và bên cầu, nếu không có nhu cầu, hoạt động kinh doanh ấy không có ý nghĩa. Chính vì vậy, người bán và người mua là 2 yếu tố cốt lõi để tạo nên một giao dịch kinh doanh.
Không chắc chắn, rủi ro
Quá trình kinh doanh sẽ gặp phải rất nhiều trở ngại và thách thức, đặc biệt là trong một thị trường nhiều biến động như hiện nay. Một số rủi ro như hỏa hoạn, trộm cắp, khủng hoảng truyền thông, nhu cầu tiêu dùng thay đổi,…
Tiếp thị và phân phối hàng hóa
Ngày nay, nếu không có các hoạt động tiếp thị, Marketing,… sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp sẽ khó tiếp cận phổ biến hơn đến khách hàng. Chính vì vậy, đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng mà doanh nghiệp cần thực hiện trong quá trình triển khai các hoạt động kinh doanh.
Kết nối với sản xuất
Kinh doanh có liên quan chặt chẽ đến quá trình sản xuất hàng hóa/ dịch vụ. Kết nối với sản xuất cho phép doanh nghiệp tương tác trực tiếp với quá trình tạo ra chúng, bao gồm việc đầu tư vào công nghệ, nguyên liệu, quản lý chất lượng,…
Các loại hình kinh doanh phổ biến hiện nay
Kinh doanh dịch vụ
Kinh doanh dịch vụ có nghĩa là hoạt động kinh doanh không tạo ra hàng hóa hữu hình, mà bán gói dịch vụ cho khách hàng, như kinh doanh spa, sức khỏe, du lịch, tư vấn tâm lý,…
Trong thời đại nhu cầu, kỳ vọng và mức sống của con người ngày càng cao, những doanh nghiệp hoạt động với hình thức kinh doanh này phải trở nên chuyên nghiệp và thấu hiểu tâm lý khách hàng nhất có thể.
Kinh doanh bán lẻ
Kinh doanh bán lẻ là loại hình kinh doanh phổ biến nhất trên thị trường hiện nay. Hình thức này đưa sản phẩm, hàng hóa từ nhà cung cấp, nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Kinh doanh bán lẻ hướng tới đối tượng khách hàng cá nhân, mua bán hàng hóa với số lợi nhuận thấp.
Phổ biến nhất phải kể đến như các cửa hàng tạp hóa, cửa hàng tiện lợi, siêu thị, trung tâm thương mại,… Hình thức kinh doanh bán lẻ bao gồm đa dạng các loại sản phẩm. Tùy vào quy mô đó tập trung vào loại sản phẩm nào, ví dụ như cửa hàng bán vật liệu xây dựng hoặc điện thoại/ laptop sẽ khác với một tạp hóa bán tổng hợp nhiều loại hàng.
Kinh doanh sản xuất
Kinh doanh sản xuất tức là những doanh nghiệp tạo ra sản phẩm, rồi đưa sản phẩm đó cho các đại lý, nhà phân phối, hoặc cũng có thể bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Chẳng hạn như các công ty thời trang sản xuất các sản phẩm dành cho thương hiệu của mình như Juno, Vascara, hay các doanh nghiệp sản xuất điện thoại như Apple, Samsung,…
Các mô hình kinh doanh phổ biến
Mô hình kinh doanh B2B
Mô hình kinh doanh B2B (Business-to-Business) là hình thức kinh doanh mà trong đó, các doanh nghiệp tập trung vào việc bán hàng, cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp khác thay vì tiếp cận trực tiếp với người tiêu dùng cuối cùng. Với mô hình này, các giao dịch thường xảy ra giữa các công ty, tổ chức hoặc tổ chức phi lợi nhuận.
Các giao dịch thường có quy mô lớn và liên quan đến các đơn hàng với giá trị lớn. Thông thường, quy trình mua hàng trong mô hình B2B phức tạp hơn và có thể kéo dài trong thời gian dài, đòi hỏi các bước thương thảo, xem xét hợp đồng kỹ lưỡng và chi tiết về cung cấp sản phẩm/ dịch vụ.
Mô hình kinh doanh B2C
Mô hình kinh doanh B2C (Business-to-Consumer) là hình thức kinh doanh mà trong đó, doanh nghiệp tập trung vào việc bán hàng, cung cấp dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng. Trong mô hình này, các giao dịch thường xảy ra giữa doanh nghiệp và cá nhân.
Với mô hình kinh doanh B2C, sản phẩm/ dịch vụ được tạo ra hoặc cung cấp nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng cá nhân. Các giao dịch thường có quy mô nhỏ hơn và liên quan đến mua sắm trực tuyến hoặc tại các cửa hàng bán lẻ. Thông thường, quy trình mua hàng trong mô hình B2C đơn giản hơn và có thể xảy ra nhanh chóng.
Mô hình kinh doanh C2C
Mô hình kinh doanh C2C (Consumer-to-Consumer) là hình thức kinh doanh mà trong đó người tiêu dùng tương tác và thực hiện giao dịch trực tiếp với nhau thông qua một nền tảng hoặc môi trường trực tuyến. Trong mô hình này, các cá nhân sử dụng nền tảng trung gian để bán/ mua hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ từ nhau.
Với mô hình kinh doanh C2C, người tiêu dùng trở thành cả người bán và người mua. Họ có thể đăng thông tin về sản phẩm/ dịch vụ của mình trên các trang website, ứng dụng di động hoặc các sàn giao dịch thương mại điện tử.
Mô hình kinh doanh C2B
Mô hình kinh doanh C2B (Consumer-to-Business) là hình thức kinh doanh trong đó, người tiêu dùng đóng vai trò là người bán và cung cấp sản phẩm/ dịch vụ cho các doanh nghiệp. Trong mô hình này, người tiêu dùng tạo ra giá trị và các doanh nghiệp mua sản phẩm/ dịch vụ đó từ họ.
Với mô hình kinh doanh này, người tiêu dùng tạo ra giá trị thông qua các hoạt động như viết bài đánh giá sản phẩm, tạo nội dung truyền thông, tham gia khảo sát hoặc cung cấp các dịch vụ chuyên môn. Các doanh nghiệp sau đó tận dụng giá trị này để cải thiện sản phẩm, dịch vụ hoặc chiến lược kinh doanh của mình.
Các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh phổ biến
Kinh doanh lĩnh vực Bán lẻ
Bán lẻ là lĩnh vực kinh doanh mà các doanh nghiệp bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng. Đây là một ngành rộng lớn và bao gồm nhiều loại hình kinh doanh như siêu thị, cửa hàng đồ điện tử, cửa hàng thời trang, cửa hàng thực phẩm, các mô hình bán lẻ trực tuyến,…
Kinh doanh lĩnh vực Tài chính
Lĩnh vực dịch vụ tài chính bao gồm các hoạt động như ngân hàng, bảo hiểm, quỹ đầu tư, tư vấn tài chính, dịch vụ tài chính cá nhân. Các công ty trong lĩnh vực này cung cấp các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến tiền tệ, đầu tư, vay nợ, bảo hiểm, quản lý tài chính,…
Kinh doanh lĩnh vực Công nghệ thông tin
Các công ty trong lĩnh vực này có thể cung cấp phần mềm, phần cứng, dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật, lưu trữ đám mây, phân tích dữ liệu, các giải pháp công nghệ thông tin khác,…
Kinh doanh lĩnh vực Dược phẩm và chăm sóc sức khỏe
Lĩnh vực dược phẩm và chăm sóc sức khỏe liên quan đến hoạt động sản xuất, phân phối và bán các sản phẩm y tế, dược phẩm. Các công ty trong ngành này có thể sản xuất thuốc, thiết bị y tế, dược phẩm, sản phẩm chăm sóc cá nhân và cung cấp dịch vụ y tế.
Kinh doanh vận tải
Xem thêm : Bột Cần Tây
Lĩnh vực sản xuất và vận chuyển liên quan đến quá trình sản xuất hàng hóa/ dịch vụ, cũng như quá trình vận chuyển, lưu trữ và phân phối chúng. Các doanh nghiệp trong ngành này có thể là các nhà máy sản xuất, công ty vận tải, kho bãi và các nhà cung cấp dịch vụ logistics.
Kinh doanh Du lịch và khách sạn
Ngành du lịch và khách sạn tập trung vào việc cung cấp dịch vụ du lịch, đi lại và lưu trú. Các doanh nghiệp trong ngành này có thể là các công ty hàng không, khách sạn, công ty du lịch, công ty đặt vé,…
Các loại hình doanh nghiệp
Hộ kinh doanh
Hộ kinh doanh là một dạng tổ chức kinh doanh nhỏ, thường được điều hành bởi một cá nhân hoặc một gia đình. Hộ kinh doanh không phải là một đơn vị pháp nhân độc lập, mà chủ doanh nghiệp và doanh nghiệp được coi là một thể thống nhất.
Doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp tư nhân là một cá nhân. Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân.
Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo Pháp luật của doanh nghiệp. Họ có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; có toàn quyền quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của Pháp luật. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý, thì chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của mình.
Doanh nghiệp Nhà nước
Doanh nghiệp nhà nước, còn được gọi là công ty Nhà nước hoặc doanh nghiệp công lập, là một loại hình tổ chức kinh doanh do chính phủ hoặc các cơ quan nhà nước sở hữu và điều hành. Trong mô hình này, nhà nước là chủ sở hữu và có quyền kiểm soát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp liên doanh
Doanh nghiệp liên doanh là một hình thức hợp tác kinh doanh giữa hai hoặc nhiều tổ chức, công ty hoặc cá nhân độc lập để thành lập và điều hành một doanh nghiệp chung. Trong doanh nghiệp liên doanh, các bên tham gia đóng góp vốn, tài sản, công nghệ, nguồn nhân lực và các nguồn lực khác để chia sẻ lợi ích và rủi ro từ hoạt động kinh doanh chung.
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành lập và sở hữu toàn bộ vốn điều lệ. Các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư.
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên
Công ty TNHH Một thành viên là doanh nghiệp do một cá nhân hoặc một tổ chức làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu công ty sẽ chịu trách nhiệm về các khoản nợ cũng như nghĩa vụ tài sản của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ.
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hai thành viên
Công ty TNHH hai thành viên là doanh nghiệp có số lượng thành viên không vượt quá 50 người, các thành viên chỉ chịu trách nhiệm về khoản nợ và nghĩa vụ tài sản trong phạm vi số vốn đã góp. Loại hình doanh nghiệp này có tư cách pháp nhân.
Công ty Cổ phần
Công ty cổ phần là một loại hình doanh nghiệp có vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Các cổ đông có thể là tổ chức hoặc cá nhân. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi giá trị cổ phần mà họ sở hữu.
Công ty Hợp danh
Công ty hợp danh là một loại hình doanh nghiệp có ít nhất hai thành viên (gọi là thành viên hợp danh) cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung và cùng chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ của công ty. Ngoài các thành viên hợp danh, công ty hợp danh có thể có một số thành viên góp vốn. Các thành viên góp vốn không tham gia vào việc điều hành công ty và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn góp của họ.
Những hạng mục thuế cần đóng khi Kinh doanh
VAT
Đây là loại thuế thu đối với giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, kinh doanh, vận tải, truyền thông, phân phối, cung cấp hàng hóa, dịch vụ, trừ hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT. Mức thuế suất VAT được áp dụng hiện nay bao gồm các mức 0%, 5% và 10%, tuỳ theo mỗi loại hàng hoá, dịch vụ kinh doanh của từng doanh nghiệp.
>> Đọc thêm: Thuế VAT là gì? Những điều kế toán cần biết về VAT
Lệ phí môn bài
Lệ phí môn bài là một loại lệ phí trực thu do cá nhân, hộ kinh doanh, tổ chức sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thực hiện nghĩa vụ nộp hàng năm dựa trên cơ sở là vốn đầu tư hoặc vốn điều lệ, doanh thu cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp.
Theo quy định tại Điều 2, Nghị định 139/2016/NĐ-CP, người nộp lệ phí môn bài là:
- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã.
- Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức kinh tế khác.
Mức lệ phí môn bài được quy định như sau:
- Doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở lên: 3 triệu đồng/năm.
- Doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống nhưng không phải là doanh nghiệp nhỏ và vừa: 2 triệu đồng/năm.
- Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp và các tổ chức kinh tế khác: 1 triệu đồng/năm.
Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh:
- Có doanh thu từ 100 triệu đồng – 3000 triệu đồng/ năm: 300.000 đồng/năm.
- Có doanh thu từ 300 triệu đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 đồng/năm.
- Có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1 triệu đồng/ năm.
>> Xem thêm: Thuế môn bài là gì? Các bậc thuế và thời hạn nộp mới nhất 2023
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Theo quy định của pháp luật hiện hành, thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là loại thuế trực thu, đánh trực tiếp vào khoản thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp. Thuế TNDN được tính dựa trên thu nhập tính thuế, thuế suất và các khoản giảm trừ, miễn, giảm thuế.
Doanh nghiệp phải nộp thuế TNDN khi có phát sinh thu nhập chịu thuế. Thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp là tổng doanh thu trừ đi các khoản chi phí được trừ theo quy định của pháp luật. Khi bắt đầu kinh doanh, doanh nghiệp có thể chưa có phát sinh doanh thu hoặc doanh thu chưa đủ để bù đắp các chi phí phát sinh. Trong trường hợp này, doanh nghiệp có thể chưa phát sinh thu nhập chịu thuế và không phải nộp thuế TNDN.
Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn phải kê khai thuế TNDN theo quy định. Việc kê khai thuế TNDN sẽ giúp doanh nghiệp theo dõi được tình hình tài chính, đồng thời đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật.
>> Xem thêm: Cách tra cứu mã số thuế doanh nghiệp
Thuế thu nhập cá nhân
Nếu doanh nghiệp có doanh thu từ hoạt động kinh doanh vượt quá 100 triệu đồng trong năm dương lịch thì phải nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, doanh nghiệp có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở xuống thì thuộc trường hợp không phải nộp thuế GTGT và không phải nộp thuế TNCN.
>> Xem thêm: Cách tra cứu mã số thuế cá nhân
Những trường hợp vi phạm trong hoạt động kinh doanh
Kinh doanh không có giấy phép
Căn cứ vào Điều 7 Luật Thương mại năm 2005, thương nhân khi kinh doanh bắt buộc phải đăng ký kinh doanh, trừ hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, buôn bán rong, bán vé số,… Trường hợp chưa đăng ký kinh doanh, thương nhân vẫn phải chịu trách nhiệm tất cả hoạt động của mình theo quy định.
Không đóng thuế theo quy định
Việc không nộp thuế hoặc nộp thuế không đúng hạn, khai thuế sai lệch là hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế – xã hội. Những vi phạm về thuế có thể bị xử phạt vi phạm hành chính, thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo mức độ vi phạm. Cụ thể, các mức phạt vi phạm hành chính về thuế được quy định tại Nghị định 125/2020/NĐ-CP như sau:
- Có từ một tình tiết giảm nhẹ trở lên: Số tiền thuế trốn
- Không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ: 1,5 lần số tiền thuế trốn
- Có một tình tiết tăng nặng: 2 lần số thuế trốn
- Có hai tình tiết tăng nặng: 2,5 lần số thuế trốn
- Có ba tình tiết tăng nặng trở lên: 3 lần số thuế trốn
Nếu vi phạm nặng đến mức phải chịu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị phạt tù từ 7 năm theo Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017.
Một vài lưu ý trong kinh doanh
Kinh doanh là một quá trình cần thời gian và sự đầu tư kỹ lưỡng, về cả chiến lược, kế hoạch, định hướng phát triển,… Ngày nay, khởi nghiệp đang tạo ra một làn sóng mới và trở thành nền tảng quan trọng cho sự phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều sai lầm dẫn đến việc chật vật, khó khăn, thất bại trên một thị trường biến động như hiện nay. Chính vì vậy, trước khi bắt tay vào triển khai hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần lưu ý:
Xem thêm : Đồng tiền dự thầu đối với hoạt động đấu thầu trong nước
Nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng, bao gồm lĩnh vực hoạt động, đối tượng khách hàng mục tiêu, đối thủ cạnh tranh,… nhằm hiểu rõ hơn về môi trường, lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp.
Xây dựng và nuôi dưỡng đội ngũ nhân viên tài năng, nhiều năng lượng, đồng lòng hướng tới mục tiêu của doanh nghiệp.
Thường xuyên theo dõi thị trường để nhận biết rủi ro, nằm bắt cơ hội, liên tục cải tiến để nâng cao lợi thế cạnh tranh.
Định kỳ theo dõi, đánh giá, điều chỉnh kế hoạch kinh doanh cho phù hợp với sự biến động của thị trường, đảm bảo hiệu quả và thành công của doanh nghiệp.
Thực hiện đúng các chính sách, quy định của pháp luật, nghĩa vụ nộp thuế khi có phát sinh thu nhập, bao gồm:
Lệ phí môn bài: Doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu từ tư 10 tỷ đồng trở xuống đóng phí môn bài 2 triệu đồng/ năm. Doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu từ trên 10 tỷ đồng cần đóng 3 triệu đồng/ năm. Các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, các tổ chức kinh tế khác là 1 triệu đồng/ năm.
Thuế giá trị gia tăng (VAT): VAT được áp dụng cho các mức 0%, 5%, 10% tùy theo hàng hóa, dịch vụ kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.
Thuế thu nhập doanh nghiệp: Thuế này được tính dựa vào doanh thu của doanh nghiệp trong mỗi năm. Doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể được áp dụng mức thuế thấp hơn thuế suất quy định trong Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ 2017.
Các ngành nghề kinh doanh bị hạn chế, bị cấm tại Việt Nam
- Ngành nghề kinh doanh bị hạn chế
- Ngành nghề kinh doanh bị cấm
- Trường hợp không cần đăng ký kinh doanh
Ngành nghề kinh doanh bị hạn chế
Căn cứ Điều 25 Luật Thương mại năm 2005, hàng hoá, dịch vụ bị hạn chế kinh doanh trong Phụ lục II ban hành kèm Nghị định số 59/2006/NĐ-CP gồm:
- Hàng hoá: Súng săn, đạn súng săn, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ; hàng có chứa chất phóng xạ, thiết bị bức xạ hoặc nguồn phóng xạ; hoá chất theo công ước quốc tế; thực vật, động vật hoang dã quý hiếm; thuốc lá điếu, xì gà; các loại rượu.
- Dịch vụ: Karaoke, vũ trường.
Ngành nghề kinh doanh bị cấm
Bên cạnh hàng hóa hạn chế kinh doanh thì tại Phụ lục I ban hành kèm Nghị định 59/2006/NĐ-CP, danh mục hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh gồm:
- Hàng hoá: Vũ khí quân dụng; quân trang; các chất ma tuý; sản phẩm văn hóa phản động, đồi truỵ, mê tín dị đoan; pháo (trừ loại được kinh doanh); đồ chơi nguy hiểm; thuốc thú ý cấm/chưa được phép sử dụng tại Việt Nam; khoáng sản đặc biệt, độc hại…
- Dịch vụ: Mại dâm, tổ chức mại dâm; buôn bán trẻ em, phụ nữ; tổ chức đánh bạc, gá bạc; môi giới kết hôn hoặc nhận con nuôi… có yếu tố nước ngoài nhằm kiếm lời…
Lưu ý: Nếu pháp luật có sự thay đổi về các loại hàng hóa cấm hoặc hạn chế kinh doanh thì thực hiện và áp dụng theo sự thay đổi đó.
Trường hợp không cần đăng ký kinh doanh
Có 5 trường hợp không cần phải đăng ký kinh doanh theo quy định tại Khoản 2 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP: “Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.”
Những thách thức đối với hoạt động kinh doanh ngày nay
Kinh doanh không phải là một miếng bánh dễ ăn, đặc biệt là khi nói đến các tập đoàn. Mỗi doanh nghiệp phải đối mặt với những thách thức bên trong và bên ngoài, bao gồm:
Đối phó với sự không chắc chắn trong tương lai như xu hướng thị trường, kỳ vọng của khách hàng, môi trường kinh tế thay đổi. Doanh nghiệp phải chủ động và kiểm soát mọi vấn đề có thể xảy ra, nhằm duy trì lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Giám sát các hoạt động của tổ chức một cách hiệu quả cũng là một thách thức khác. Quản lý cần phát triển KPI và kiến thức chuyên môn trong việc giải thích, truyền đạt các số liệu để đưa ra những quyết định tốt hơn.
Quản lý tài chính: Doanh nghiệp cần biết đầu tư vào đâu, khi nào, làm thế nào để tiết kiệm chi phí, làm cách nào để tăng tỷ suất lợi nhuận, duy trì dòng tiền tốt,…
Tuân thủ những quy định, chính sách do chính quyền đặt ra, bao gồm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, chính sách kinh tế, nghĩa vụ pháp lý,…
Tích hợp doanh nghiệp và công nghệ một cách nhất quán, những tiến bộ công nghệ ngày nay thậm chí còn nhanh hơn những thứ khác, nếu không theo kịp, doanh nghiệp sẽ bị bỏ lại phía sau.
Tuyển dụng, quản lý lực lượng lao động tài năng, phù hợp với doanh nghiệp, nếu tuyển dụng sai người, tổ chức sẽ khó có thể phát triển. Những người có kỹ năng chuyên nghiệp, thái độ và tư duy xuất sắc là tài sản quý báu của một doanh nghiệp.
Hoạt động kinh doanh trong thời kỳ chuyển đổi số
Kinh doanh trong thời kỳ chuyển đổi số là một thách thức quan trọng mà hầu hết các tổ chức và doanh nghiệp phải đối mặt trong thời đại hiện đại. Sự chuyển đổi số đang diễn ra ở mọi lĩnh vực, từ tiếp thị, sản xuất, dịch vụ, tài chính đến quản lý và nhiều khía cạnh khác của kinh doanh.
Một số điểm quan trọng lưu ý khi kinh doanh trong thời kỳ chuyển đổi số:
Hiểu rõ Chuyển đổi số: Để kinh doanh thành công, cần hiểu rõ về chuyển đổi số doanh nghiệp và những tác động của nó đối với ngành của mỗi doanh nghiệp, nắm vững các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), Internet of Things (IoT), Blockchain và Big Data.
Tập trung vào Khách hàng: Khách hàng luôn là trung tâm của kinh doanh. Khi chuyển đổi số, hãy đảm bảo rằng doanh nghiệp cung cấp giá trị và trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng thông qua việc sử dụng công nghệ để tối ưu hóa sản phẩm hoặc dịch vụ của mình.
Thu thập và Phân tích Dữ liệu: Dữ liệu là tài sản quý báu trong thế kỷ 21. Hãy sử dụng công nghệ để thu thập, lưu trữ và phân tích dữ liệu để đưa ra các quyết định kinh doanh thông minh. Big data và các công cụ phân tích sẽ giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về hành vi của khách hàng và xu hướng thị trường.
Cải thiện quy trình kinh doanh: Chuyển đổi số cũng liên quan đến việc cải thiện quy trình kinh doanh bằng cách sử dụng tự động hóa và phần mềm, giúp tiết kiệm thời gian và nguồn lực, tối ưu hóa hiệu suất và giảm chi phí.
Bảo mật thông tin: Với việc dữ liệu trở nên quan trọng hơn, bảo mật thông tin là một vấn đề không thể bỏ qua, đảm bảo rằng phía doanh nghiệp có các biện pháp bảo mật mạnh mẽ để bảo vệ thông tin quan trọng của công ty và thông tin của khách hàng.
Học hỏi và điều chỉnh: Chuyển đổi số là một quá trình liên tục. Doanh nghiệp hãy luôn học hỏi về các xu hướng công nghệ mới và thích nghi để cải thiện kinh doanh của mình.
Đổi mới và sáng tạo: Sử dụng công nghệ để tạo ra các sản phẩm hoặc dịch vụ mới và sáng tạo có thể tạo ra cơ hội mới và giúp doanh nghiệp tiến xa hơn trong thị trường cạnh tranh.
Hợp tác: Hợp tác với các công ty công nghệ hoặc đối tác có thể giúp doanh nghiệp nhanh chóng tiếp cận công nghệ và hệ thống tài nguyên mới.
Kinh doanh trong thời kỳ chuyển đổi số đòi hỏi sự linh hoạt và sẵn sàng thích nghi với sự thay đổi. Các tổ chức và doanh nghiệp nào có khả năng sử dụng công nghệ một cách hiệu quả và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng sẽ có cơ hội thành công trong tương lai số hóa.
Hoạt động kinh doanh nhằm cung cấp hàng hóa/ dịch vụ mà xã hội mong muốn để đổi lấy lợi nhuận, cùng với trách nhiệm phụng sự xã hội, cộng đồng. Doanh nghiệp có nhiều kích cỡ, từ nhỏ, vừa và lớn, cũng như đa dạng về thể loại và cấu trúc. Nếu muốn thành lập doanh nghiệp của riêng mình từ đầu, cần chuẩn bị kỹ lưỡng về kế hoạch, những nghiên cứu sâu rộng. Việc xác định chiến lược phù hợp cho doanh nghiệp chỉ có thể thực hiện được nếu chủ doanh nghiệp đã quen thuộc với tất cả các khía cạnh kinh doanh. Điều này có nghĩa là biết và hiểu các hình thức sở hữu doanh nghiệp khác nhau, các loại hình, quy mô doanh nghiệp cũng như quy định về đăng ký, thuế suất đi kèm với từng loại hình.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp