Các loại bánh dân gian Nam bộ thơm ngon hấp dẫn

Ẩm thực Việt Nam rất đa dạng và phong phú. Từ các món chính cho đến các món bánh cũng nhiều không kém. Nói về các món bánh thì không thể kể đến các loại bánh dân gian Nam bộ. Được coi là nét đặc trưng của ẩm thực vùng đất này. Khiến cho du khách khi đến Nam bộ không thể bỏ qua trong việc thưởng thức ẩm thực.

Trong bài viết dưới đây, Trường Saigontourist sẽ giới thiệu đến các bạn một số món bánh dân gian Nam bộ mà bạn không thể bỏ qua nhé.

Các loại bánh dân gian Nam bộ

Bánh bò

Bánh bò là một loại bánh không thể thiếu trong ký ức tuổi thơ của rất nhiều người, từ người lớn lớn đến trẻ nhỏ đều yêu thích. Khiến ai đã từng ăn qua đều luôn muốn thưởng thức thêm một lần nữa.

Loại bánh này được làm chủ yếu từ bột gạo, đường và men nở. Tuy nghe có vẻ đơn giản nhưng cách làm lại rất cầu kỳ đem lại hương vị thì thơm ngon khó cưỡng.

Bánh bò đạt chuẩn bên trong sẽ xuất hiện nhiều rễ tre, mùi men bánh thơm dịu nhẹ, cốt bánh dai xốp cùng với độ ngọt béo vừa phải. Tất cả những điều trên được hòa quyện cùng nhau, mang lại một hương vị tuyệt vời.

Bánh da lợn

Bánh da lợn là một món quà vặt rất nổi tiếng xuất hiện ở phiên chợ lớn nhỏ của các tỉnh ở Nam Bộ. Loại bánh ngọt này thường được mọi người dùng để ăn sáng, điểm tâm, hoặc dùng làm món tráng miệng,…

Khi ăn vào bạn sẽ cảm nhận được độ dẻo dai của lớp vỏ bột áo bên ngoài, và mùi thơm đặc trưng của lá dứa, phần nhân đậu xanh bùi bùi ngọt ngọt bên trong vô cùng hấp dẫn.

Bánh khoai mì nướng

Bánh khoai mì nướng là một món ăn dân dã và rất quen thuộc không chỉ đối với người dân miền Nam nói riêng mà thậm chí còn được nhiều du khách trên mọi miền cả nước yêu thích.

Món bánh có màu vàng bắt mắt, cốt bánh được làm từ xác khoai mì bào vụn, và bột năng mềm dẻo, sánh quyện cùng với vị bùi bùi ngọt của đậu xanh và nước cốt dừa béo béo cực kỳ ngon.

Bánh lá mít, lá mơ

Đối với một số người chưa quen ăn loại bánh này, sẽ cảm thấy bánh có mùi vị nồng khó ăn. Nhưng những ai là tín đồ của món bánh này, sẽ cảm nhận được hương vị của lá mơ.

Điểm đặc trưng là các món bánh này phần bánh được làm từ bột gạo, bột năng, bột nếp dẻo thơm. Và đặc biệt không thể thiếu là nước lá mơ xay nhuyễn, được gói trong xấp lá mít. Khi ăn rưới thêm 1 ít nước cốt dừa béo ngậy để làm tăng thêm hương vị hấp dẫn của món này.

Bánh tằm

Bánh tằm ngọt

Bánh tằm khoai mì dai dai hòa quyện cùng với nước cốt dừa béo ngậy. Cộng với lớp muối đậu phộng mặn mặn, ngọt ngọt được áo bên ngoài làm tăng thêm cho hương vị của món ăn vô cùng hấp dẫn.

Bánh tằm mặn

Ngoài bánh tằm ngọt, thì các tỉnh miền Tây Nam Bộ còn rất nổi tiếng với món bánh tằm mặn hay bánh tằm bì cùng với hương vị độc đáo làm cho ai ăn rồi đều nhớ mãi.

Bánh tằm thơm lừng, sợi bánh dai dai, ăn cùng với phần thịt mềm, thấm vị đậm đà hòa quyện cùng nước mắm chua ngọt đưa vị hấp dẫn vô cùng.

Bánh tét

Bánh tét không chỉ là loại bánh dân gian của người Nam Bộ, mà đây được xem như một món bánh cổ truyền của người Việt bao đời. Bánh tét được làm từ gạo nếp, đậu xanh và thịt heo và được gói bằng lá chuối.

Bánh Tét Nam Bộ rất đa dạng với rất nhiều phiên bản khác nhau như bánh tét mặn, bánh tét ngọt, bánh tét lá cẩm, bánh tét chuối, bánh tét 3 màu,…

Trước đây, chỉ vào những dịp lễ Tết, mọi người mới cùng nhau gói bánh. Tuy nhiên, ngày nay nguyên liệu đã đầy đủ, cuộc sống phát triển hơn. Nên bất cứ khi nào muốn ăn bạn đều có thể tìm thấy được món bánh dân gian Nam Bộ này.

Bánh cam, bánh còng

Đặc trưng của bánh cam, bánh còng là độ giòn xốp của bánh được giữ rất lâu, không dễ bị mềm như những loại bánh khác mà hương vị vô cùng thơm ngon.

Bánh cam tròn đều bao lấy nhân đậu xanh ngọt bùi ở bên trong. Trong khi đó bánh còng lại dẹp hơn và có hình vòng,không có nhân bên trong. Cả 2 loại đều được phủ một lớp caramel ngọt ngọt và mè rang thơm bùi bên ngoài.

Bánh tai yến

Bánh tai yến thoạt nhìn thì có vẻ cầu kỳ nhưng chúng lại không quá khó để làm, mùi vị của bánh thì vô cùng thơm ngon. Vành bánh thì giòn giòn bên ngoài, mềm dẻo ở bên trong. Bánh ăn ngay khi vừa chiên xong sẽ ngon nhất, bởi vẫn giữ được độ giòn của bánh.

Món bánh đặc sản Đồng Tháp này sẽ có hình tròn và ở giữa nhô lên trong như một chiếc mũ. Nếu làm bánh đúng cách thì dù bánh nguội nhưng phần viền vẫn giòn, bên trong thì mềm dẻo, đảm bảo ai ăn một lần đều nhớ mãi.

Đặc trưng của các loại bánh dân gian Nam bộ

Bánh dân gian Nam Bộ là món ăn dùng ngoài hai bữa chính. Tùy theo điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội mà mỗi vùng miền có những loại bánh khác nhau. Có loại bánh dùng để ăn no, vừa ăn vừa làm. Có loại bánh được dùng hoặc ăn tráng miệng để bổ sung năng lượng cho hai bữa chính.

Bên cạnh đó, còn có những loại bánh dùng để dâng lên vào những dịp trọng đại, còn gọi là “bánh thiêng”. Cụ thể như chè, xôi, bánh tét,… thường được dùng trong các ngày lễ, Tết, hội hè, đình đám hoặc cúng bái tổ tiên cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi.

Theo thời gian, bánh dân gian len lỏi từ thôn quê đến hang cùng ngõ hẻm, đi vào ký ức của nhiều thế hệ người Việt ở Sài Gòn hay các tỉnh, thành miền Tây.

Bánh dân gian là một phần của ẩm thực đường phố Việt Nam cũng như nhiều nước châu Á khác với tên tiếng Anh là “street food”. Là điểm đến của các tour du lịch ngoài thắng cảnh, công trình văn hóa. Ngày nay, bánh dân gian trước đây chỉ được sử dụng trong cộng đồng, làng xã, sau đó dần dần xâm nhập thị trường trong và ngoài nước.

Kết luận

Tóm lại, các loại bánh dân gian Nam bộ không chỉ có hương vị thơm ngon đặc trưng mà còn chứa đựng giá trị văn hóa và lịch sử của vùng đất này. Mỗi món bánh đều có những ý nghĩa đằng sau cái tên của nó.

Qua đó, chúng đã trở thành một trong những nét độc đáo, đem lại sự hấp dẫn cho ẩm thực Việt Nam nói chung và văn hóa ẩm thực Nam Bộ nói riêng.