Bật mí cách phân biệt các loại cá nước ngọt thường gặp đơn giản cho chị em nội trợ

Bạn đã bao giờ nhầm lẫn giữa các loại cá nước ngọt với nhau chưa? Nếu bạn đang nằm trong danh sách những bà nội trợ chưa biết cách phân biệt cá thì dưới đây là những bí kíp nhận diện các loại cá nước ngọt thường gặp dành riêng cho bạn.

1. Cá chép

Nhắc đến cá nước ngọt không thể không nói đến cá chép. Không quá khó để nhận diện được cá chép vì đặc trưng của nó là có phần miệng rộng, cặp râu lớn và hai mắt cách xa nhau.

cá chép

Thân mình cá chép dày dặn, có nhiều vảy lớn bao xung quanh. Lưng cá có màu sẫm và về phía bụng thì nhạt dần.

2. Cá trắm

Cá trắm là dòng cá nước ngọt phổ biến, cá trắm hiện được chia làm 2 loại và cá trắm trắng và cá trắm đen.

Cách nhận biết cá trắm trắng

Trắm trắng hay còn còn được gọi là cá trắm cỏ. Nó có thân dài, mồm to, không có râu. Toàn thân cá có màu vàng bia, lưng màu thẫm, bụng cá có màu trắng tro. Sở dĩ nó có màu nhạt hơn cá trắm đen vì nó sống ở mực nước tầm trung và thức ăn của nó chủ yếu là từ thực vật.

trắm trắng

Ưu điểm của cá trắm trắng là thịt mềm, ít xương. Một con cá trắm trắng trưởng thành sẽ nặng từ 1 đến 3kg.

Cách nhận biết cá trắm đen

Do ảnh hưởng từ môi trường sống và thức ăn nên màu sắc của cá trắm đen cũng có sự khác biệt rõ rệt. Theo đó, cá trắm đen có màu tối hơn cá trắm trắng vì nó thường sinh sống ở tầng đáy và nó ăn nhiều các loại động vật nhỏ như tép hoặc các con cá nhỏ.

trắm đen

Cá trắm đen có phần lưng đen bóng đặc trưng, thân mình dài, thuôn dài như cái ống tròn. Thịt của cá trắm đen thơm ngon và chắc hơn cá trắm cỏ nên giá thành cũng cao hơn. Cá trắm đen trường thành thường nặng từ 3 đến 5kg.

3. Cá trôi

Cá trôi và cá trắm đều là cá nước ngọt, thoạt nhìn thì bề ngoài của cá trôi gần sẽ giống với cá trắm. Tuy nhiên cá trôi thường có kích thước nhỏ hơn cá trắm. Thân hình cá trôi khá cân đối, dẹp ở 2 bên và thuôn dần về đôi. Cân nặng trung bình của cá trôi là từ 0,8kg đến 2kg. Phần đầu cá sẽ hơi múp và nhô ra, miệng tù không có nếp gấp.

trôi

Cách phân biệt cá trôi và cá trắm đơn giản nhất là bạn sẽ thấy cá trôi có hai cặp râu. Một cặp râu ở góc hàm và một cặp râu ở ngay miệng trong khi cá trắm thì hoàn toàn không có râu.

4. Cá mè

Cá mè là loài cá nước ngọt có nguồn gốc từ Trung Quốc. Đặc trưng của cá mè là rất tanh, thân dẹp, thon dài và có nhiều vảy nhỏ màu trắng. Cá mè được chia thành 2 loại là cá mè trắng và cá mè hoa.

Đặc điểm của cá mè trắng

mè

Bạn có thể dễ dàng phân biệt cá mè trắng và cá mè hoa thông qua những đặc điểm nổi bật sau đây. Cá mè trắng có đầu to, thân dẹp hai bên và thon dài. Mắt thì ở phía dưới trục đầu, vảy trắng nhỏ, tròn và rất dễ rụng. Dọc sống lưng của cá có màu thẫm, bụng cá có màu trắng bạc, vây có màu xám nhạt.

Cá mè trắng có mùi tanh đậm và do có họ với cá chép cùng hàm lượng dinh dưỡng cao nên cá mè trắng còn có tên gọi khác là cá chép bạc.

Đặc điểm nhận diện cá mè hoa

Đặc điểm nhận diện cá mè hoa

Mang nhiều đặc điểm gần giống với cá mè trắng, cá mè hoa có thân thon, bụng tròn nhưng lại nhọn dần về đuôi. Đầu cá mè hoa to, hàm và miệng rộng theo hướng xiên kéo dài tận tới viền mắt. Răng của cá mè hoa hẹp hơn, vảy có kích thước lớn và tròn hơn cá mè trắng.

5. Cá rô phi

Cá rô phi là cá nước ngọt có nguồn gốc từ Châu Phi. Cá rô phi có sức đề kháng tốt, sinh sản mạnh nên rất dễ nuôi. Vì lẽ đó mà giá thành của cá rô phi khá rẻ, dễ mua. Thân cá rô phi có màu hơi tím, vảy sáng bóng, đuôi cá có màu hồng nhạt.

Cá rô phi

Cá rô phi trưởng thành sẽ có cân nặng từ 400g đến 600g. Ưu điểm của cá rô phi là thịt mềm và ít xương, có thể chế biến được nhiều món ăn ngon như cá rán giòn, cá hấp.

6. Cá trê

Cá trê là giống cá da trơn, da cá có màu nâu vàng, đầu dẹp và có râu. Có trê thường sống ở nơi nước lặng, ít ánh sáng và nhiều bùn như ao hồ, đồng rộng.

trê

Cá trê đôi khi hay bị nhầm với cá nheo. Để phân biệt hai loại cá này người ta dựa vào lượng râu. Theo đó, cá nheo chỉ có 2 râu dài còn cá trê thì có nhiều hơn từ 4 đến 6 râu dài. Chiều dài của cá trên thường ở khoảng 9,6cm, con trưởng thành có thể dài tới 24,5cm.

7. Cá chạch

Cá chạch còn có tên gọi khác là cá nhét, chúng thường sinh sống ở tầng đáy sông nên cũng nằm trong danh sách cá nước ngọt. Ngoại hình của cá chạch có nhiều điểm giống với loài lươn. Cụ thể, cá chạch có thân hình kéo dài, có nhiều nhớt. Da cá chạch có màu xám đen ở phần lưng và gần về phía bụng thì có màu nhạt dần. Cá chạch trưởng thành thường nặng từ 1-2kg.

cá chạch

Cá chạch hiện được chia thành nhiều loại khác nhau như: cá chạch bùn, cá chạch lửa, cá chạch lấu và cá chạch chấu. Cá chạch thường làm món ngon như cá chạch áp chảo, cá chạch kho nồi đất,…

Đặc điểm của cá chạch bùn

Chạch bùn có kích thước nhỏ, dài khoảng 30,5cm nên còn được gọi là chạch cơm. Da cá chạch cơm có các màu sắc đậm như màu hồng, cam và xám cùng nhiều chấm đen trên người. Xung quanh miệng cá chạch bùn có tới 3 bộ râu dài. Đây là loài cá chạch phổ biến nhất trên thị trường.

Đặc điểm của cá chạch lửa

chach lửa

Cá chạch lửa có phần thân thon và dài hình ống, dẹt 2 bên. Phần đầu cá chạch lửa dài và nhọn khác với cá chạch bùn. Thân cá chạch lửa có màu nâu xám và nhiều đốm đỏ chạy khắp người. Đặc biệt, phần vây đuôi và vây lưng của cá chạch lửa có màu vàng hoặc đỏ.

Đặc điểm của cá chạch chấu

chạch lấu

Thoạt nhìn thì hình dáng của cá chạch chấu sẽ khá giống với cá chạch sông. Tuy nhiên phần thân của cá chạch chấu sẽ dài và to hơn nhiều cá chạch sông. Thêm nữa, phần lưng của cá còn có vây cứng, thân màu nâu sẫm. Cá chạch chấu trưởng thành dài khoảng 17 đến 23cm và nặng khoảng 0.45 đến 0.5kg.

Đặc điểm của cá chạch sông

Cá chạch sông có hình dáng thuôn dài, đầu nhọn dần về phía trước. Thân cá có màu đốm vằn khá giống với da trăn. Cá chạch sông thường được tìm thấy nhiều ở khu vực sông Hồng và sông Lô.

8. Cá chim trắng

Cá chim trắng

Cá chim trắng có thân hình dẹt, đầu nhỏ nhưng tròn và mắt rất to. Đuôi cá có hình chữ V, cơ thể khi trưởng thành sẽ có phần vây đỏ, thân có màu trắng bạc và những đốm sao. Toàn bộ phần chân, vây, ngực cho tới phần hậu môn của cá đều có vây cứng nổi lên sắc nhọn giống như những chiếc răng cưa. Hàm răng của cá chim trắng rất sắc nhọn. Vây bụng dưới và hậu môn của cá màu đỏ thẫm.

9. Cá quả (cá lóc)

Tùy theo từng vùng miền mà cá quả sẽ được gọi với nhiều tên gọi khác nhau như cá lóc, cá chuối hay cá sộp tàu…Cá quả là loài cá nước ngọt được đánh bắt tự nhiên tại ao hồ, sông suối hoặc được nuôi ở những ao nước ngọt nhân tạo.

cá quả

Đặc điểm của cá quả là có phần đầu to và hơi dẹt gần giống như đầu rắn. Thân cá quả màu nâu ánh bạc, tròn và có độ nhớt nhẹ. Vây của cá quả sẽ kéo dài từ phần lưng đến hậu môn và cho tới tận phần đuôi. Phần vây cá quả tròn, không có gai cứng và thường sẽ xòe rộng ra hai bên. Cá quả trưởng thành thường nặng trung bình khoảng 1,3kg.

10. Cá diếc

Một trong những đặc điểm để nhận biết cá diếc là cá có kích thước nhỏ hơn cá chép, thân ngắn, dẹp bên, ngực hơi tròn và không có râu. Mắt cá diếc có màu đỏ, miệng nhỏ, thân được phủ một lớp vảy lớn.

Cá diếc

Vây lưng dài, đầu vây ngực gần chạm góc vây bụng, vây đuôi thì chia làm hai thùy bằng nhau. Cá diếc có màu sáng ánh bạc, lưng sẫm hơn bụng. Cá diếc chậm lớn và thịt có nhiều xương dăm nhỏ nên ít được nuôi hơn do với các loại cá nước ngọt khác.

11. Cá diêu hồng

diêu hồng

Cá diêu hồng là loài cá nước ngọt thuộc họ với cá rô phi nên nó còn có tên gọi khác là cá rô phi hồng. Thân cá diêu hồng có hình bầu dục, vảy nhỏ màu hồng. Miệng cá diêu hồng rộng và hướng theo chiều ngang. Cá diêu hồng được nuôi nhiều ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Cá diêu hồng trưởng thành có kích thước to hơn cá rô phi và thường nặng khoảng 800g.

12. Cá tra

Cá tra thuộc dòng cá da trơn, sống ở môi trường nước ngọt và nước lợ. Đặc điểm của cá tra là có thân dày và khá nhiều thịt. Phần đầu của cá tra nhỏ hơn phần thân và có một cặp râu khá dài mọc ở hàm trên. Ở cắm cũng có một cặp râu.

cá tra

Phần đầu cá hơi gồ ghề và bị bè dẹp theo chiều ngang. Ở phần xương sọ của cá có lỗ hõm sâu và rộng nhưng ngắn, khi cá khép miệng thì không nhìn thấy răng. Bụng cá tra nhỏ và có màu sáng bạc.

12. Cá basa

Cá nước ngọt basa có đầu ngắn và dẹp theo chiều đứng. Dải răng của cá có hàm trên to rộng nên khi khép miệng vẫn có thể nhìn thấy răng. Một đặc điểm khác nữa là miệng của cá basa nằm hơi lệch so với mắt của nó.

basa

Râu của cá basa có độ dài ngắn khác nhau. Cụ thể, râu của hàm trên cá basa bằng ½ chiều dài đầu. Còn râu hàm dưới của cá chỉ bằng ⅓ chiều dài đầu. Thân của cá basa ngắn hơn cá tra và dẹp ở 2 bên, bụng phình và có màu trắng, mặt lưng cá có màu xanh nâu nhạt.

14. Cá bống

Cá bống là loài cá nước ngọt loại nhỏ. Theo đó, cá bống trưởng thành có kích thước khoảng 10cm. Đầu của cá bống có phần đỉnh hơi nhô lên, răng đều và nhỏ. Thân cá bống thuôn dài, phần lưng có 2 vây cứng và nhọn. Toàn thân cá bống có vảy nhỏ.

Cá bống nước ngọt

Cá bống hiện được chia thành nhiều loại: cá bống tượng, cá bống trứng, cá bống rạ và cá bống mú.

15. Cá kèo

cá kèo

Đầu cá kèo nhỏ, có hình chóp. Miệng cá hẹp, có nhiều răng và không có râu. Cá kéo có đôi mắt nhỏ, tròn và nằm gần phía đỉnh đầu. Điểm đặc biệt của cá kèo là có phần vây lưng rời nhau nhưng hai vây bụng lại dính với nhau. Thân cá kèo có hình trụ dài, màu ửng vàng. Nửa thân trên có các sọc đen hướng hơi xéo về phía trước.

Tạm kết

Với bí kíp nhận diện các loại cá nước ngọt thường gặp mà FPT Shop tổng hợp phía trên, hy vọng sẽ giúp bạn có thể nhận biết nhiều cá nước ngọt và tự tin hơn trong khi mỗi lần đi chợ. Hơn hết, việc nhận biết và chọn đúng loại cá nước ngọt cần mua đã không còn quá khó khăn như trước nữa.

Để có món cá rán thơm ngon, không bị cháy dính trong mỗi bữa ăn, mỗi gia đình nên có một chiếc chảo chống dính. FPT Shop có rất nhiều sản phẩm về chảo để bạn có thể lựa chọn, giúp cho việc nấu ăn dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Xem các sản phẩm chảo chống dính của nhiều thương hiệu nổi tiếng tại đây: Chảo chống dính.

Xem thêm:

  • Trổ tài làm cá rán vàng giòn với 8 mẹo chiên cá không dính chảo
  • Bật mí 2 cách làm chuối sấy bằng chảo chống dính đơn giản tại nhà