Gian lận trong thi cử không chỉ ảnh hưởng đến quá trình đánh giá kết quả học tập mà còn tạo thói quen xấu cho học sinh về sau. Để đảm bảo tính công bằng trong quá trình đánh giá kiến thức, cần có các biện pháp ngăn chặn gian lận hiệu quả. Trong bài viết này, FLYER đã tổng hợp 15 phương pháp ngăn chặn gian lận trong thi cử mà các trung tâm, trường học có thể áp dụng. Mời quý thầy cô cùng tham khảo!
1. Phương pháp ngăn chặn gian lận trong thi cử truyền thống
Thi trực tiếp tại lớp (thi cử truyền thống) vẫn là hình thức kiểm tra phổ biến nhất hiện nay. Dưới đây là một số phương pháp ngăn chặn gian lận trong thi cử hiệu quả được áp dụng tại nhiều nơi trên thế giới.
Bạn đang xem: 15 Phương pháp ngăn chặn gian lận trong thi cử đảm bảo tính công bằng trong giáo dục
1.1. Nâng cao nhận thức của học sinh
Thảo luận về sự trung thực và tính chính trực là điểm khởi đầu tuyệt vời cho bất kỳ giáo viên nào lo ngại về vấn đề gian lận. Điều này nghe có vẻ không ngăn chặn được hành vi gian lận nhưng ít nhất đây cũng là một lời nhắc nhở cho học sinh về tính liêm chính trong học tập.
Trong quá trình thảo luận, thầy cô hãy liên kết các khái niệm về tính trung thực và đạo đức với lớp học cụ thể mà thầy cô đang dạy. Giải thích việc gian lận ảnh hưởng đến việc học và đánh giá kiến thức của các em như thế nào. Ngoài ra, thầy cô cũng cần đưa ra kỳ vọng rõ ràng về tính trung thực và đạo đức trong quá trình làm bài thi.
1.2. Văn bản cam kết chống gian lận
Phương pháp ngăn chặn gian lận trong thi cử tiếp theo mà FLYER muốn gợi ý đến quý thầy cô đó là cho học sinh ký một văn bản cam kết. Trong văn bản cần xác định rõ luật lệ liên quan đến gian lận và trung thực học thuật. Bên cạnh đó, các nội dung, điều khoản trong văn bản cần được mô tả thật rõ ràng để phòng tránh trường hợp một số em tìm kiếm kẽ hở, chối bỏ hành vi của mình khi bị bắt gặp gian lận.
Thầy cô có thể soạn thảo bản cam kết từ đầu hoặc sử dụng một mẫu có sẵn. Một số giáo viên thấy hiệu quả hơn khi cả lớp cùng tham gia vào quá trình tạo ra bản cam kết trên. Khi học sinh cùng thầy cô xây dựng những quy tắc liên quan đến gian lận, các em sẽ có trách nhiệm hơn và tuân thủ theo những quy định đó.
Sau khi hoàn tất, thầy cô sẽ cho từng học sinh ký tên vào bản cam kết, đồng nghĩa với việc các em đã đồng ý tuân thủ mọi điều khoản được đưa ra. Để văn bản này nổi bật hơn, thầy cô có thể biến nó thành một áp phích treo trên tường của lớp học. Tấm áp phích này sẽ đóng vai trò như một lời nhắc nhở đến học sinh rằng các em đã ký cam kết và được kỳ vọng tuân thủ theo những nội dung đã được đề cập trong văn bản.
1.3. Cho học sinh ngồi cách xa nhau
Trong ngày kiểm tra, thầy cô có thể sắp xếp vị trí ngồi sao cho học sinh ngồi xa nhau hơn. Phương pháp này giúp đảm bảo những học sinh có lịch sử gian lận không thể tương tác với nhau.
Thường thì giáo viên không nên tiết lộ thông tin về việc thay đổi vị trí ngồi trước buổi kiểm tra để tránh trường hợp các em lên kế hoạch “quay cóp” từ sớm. Việc tách chỗ ngồi cũng giúp giảm áp lực tâm lý cho những em không có ý định gian lận và tạo ra một môi trường làm bài kiểm tra công bằng hơn cho cả lớp.
1.4. Đổi chỗ trong ngày kiểm tra
Học sinh ngồi với bạn cùng bàn trong giờ kiểm tra có thể tạo ra cơ hội cho các em lập kế hoạch để gian lận. Bên cạnh đó, những em này thường có mối quan hệ thân thiết hơn, khiến cho việc quay cóp diễn ra dễ dàng hơn.
Để thay đổi tình trạng này, thầy cô hãy thử đổi chỗ ngồi trong lớp vào mỗi buổi kiểm tra. Trong ngày thi, hãy “đảo” chỗ ngồi thông thường của các em. Giáo viên có thể quyết định nơi mỗi học sinh sẽ ngồi và đảm bảo rằng những học sinh có lịch sử gian lận sẽ ngồi xa nhau.
1.5. Camera giám sát
Sự có mặt của camera giám sát có thể ngăn chặn học sinh khỏi ý định gian lận ngay từ đầu, vì các em biết rằng hành động của mình đang được quay lại. Camera giám sát có thể giúp phát hiện những hành vi như: Nhìn bài, chép bài, sử dụng tài liệu không phù hợp hoặc trao đổi thông tin với bạn.
Xem thêm : Cà Mau sẽ tổ chức chương trình nghệ thuật, bắn pháo hoa đón giao thừa Xuân Quý Mão
Đây là phương pháp ngăn chặn gian lận trong thi cử được áp dụng tại nhiều lớp học tại Việt Nam và trên thế giới. Nếu có nghi ngờ về việc gian lận, hình ảnh từ camera có thể được sử dụng như chứng cứ để nhắc nhở học sinh và xử lý bài thi.
1.6. Cho đề thi nhiều câu hỏi mở
Cho đề thi nhiều câu hỏi mở không chỉ là phương pháp ngăn chặn gian lận trong thi cử, đây còn là một cách đánh giá linh hoạt trong học tập. Thay vì chỉ giới hạn học sinh viết ra những đáp án được định sẵn đúng sai, các câu hỏi mở tạo cơ hội cho các em diễn đạt ý kiến, giải thích và ứng dụng kiến thức theo cảm nhận và khả năng của mình.
Vì sao câu hỏi mở hạn chế được hành vi gian lận? Đơn giản vì đáp án cho những câu hỏi này không cố định, mỗi em học sinh sẽ cho ra một đáp án khác nhau dựa vào kiến thức và khả năng suy luận của bản thân. Cách thức ra đề này giúp các em phát triển khả năng suy luận nhiều hơn.
1.7. Đa dạng các loại câu hỏi
Một phương pháp ngăn chặn gian lận trong thi cử được sử dụng phổ biến nữa đó là đa dạng hóa loại câu hỏi. Thay vì một bài kiểm tra chỉ toàn câu hỏi trắc nghiệm, thầy cô hãy cho thêm phần tự luận, thảo luận nhóm, bài thực hành,… Ngoài tránh quay cóp, phương pháp này còn khuyến khích học sinh sáng tạo, tư duy nhiều hơn.
1.8. Tạo ngân hàng câu hỏi, thiết lập câu hỏi ngẫu nhiên
Tạo ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm và thiết lập câu hỏi ngẫu nhiên là một trong những biện pháp hiệu quả nhất để ngăn chặn gian lận trong quá trình thi cử. Điều này xuất phát từ việc đề thi trắc nghiệm thường chứa nhiều câu hỏi, giúp hạn chế khả năng “rò rỉ” thông tin trong quá trình làm bài hoặc chấm thi.
Được thiết kế với nhiều câu hỏi, đề thi trắc nghiệm có thể phủ rộng nội dung của môn học, tạo điều kiện cho thầy cô kiểm tra kiến thức và kỹ năng của học sinh một cách có hệ thống và toàn diện ở nhiều cấp độ khác nhau. Điều này còn ngăn chặn việc “học vẹt”, học thuộc lòng mà không hiểu bài.
1.9. Đa dạng phương pháp đánh giá
Ngoài các bài kiểm tra định kỳ, thầy cô có thể đa dạng phương pháp đánh giá hơn. Ví dụ như đánh giá dựa trên năng lực học tập, tập trung vào việc đánh giá khả năng sáng tạo và áp dụng tri thức của học sinh trong các tình huống thực tế.
Quá trình đánh giá kết quả học tập cho học sinh trong các môn học và hoạt động giáo dục nên được diễn ra liên tục, không chỉ tại mỗi bài kiểm tra giữa kỳ hay cuối kỳ. Bên cạnh ngăn chặn gian lận trong thi cử, phương pháp này còn giúp thầy cô xác định mức độ thực hiện các mục tiêu dạy học liên quan đến kiến thức, kỹ năng, thái độ và năng lực. Phương pháp này đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện kết quả học tập của học sinh và đồng thời hỗ trợ quá trình giảng dạy của thầy cô.
1.10. Quản lý quyền truy cập vào thiết bị cá nhân
Dù học sinh có hành động gian lận hay không, việc thiết lập quy tắc về việc sử dụng điện thoại và các thiết bị khác trong lúc kiểm tra vẫn là điều nên làm. Một số giáo viên hướng dẫn học sinh đặt điện thoại của các em trên bàn của thầy cô. Trong khi đó, một số giáo viên khác còn mang theo giỏ hay thùng các-tông để học sinh đặt điện thoại vào khi các em bước vào lớp học.
Để không khiến các em cảm thấy bị ép buộc, thầy cô còn có thể biến việc này thành một lợi ích cho học sinh bằng cách tạo ra một “khu sạc”. “Khu sạc” này cho phép các em cắm sạc điện thoại trong suốt buổi kiểm tra. Sau buổi thi, các em sẽ được nhận lại thiết bị của mình.
Với phương pháp chống gian lận trong thi cử này, một số học sinh vẫn có thể cố gắng qua mắt thầy cô và mang điện thoại vào phòng thi. Để khắc phục triệt để, thầy cô có thể cần sự hỗ trợ của công nghệ (máy phát hiện thiết bị điện tử).
1.11. Phần mềm chống đạo văn
Việc sử dụng phần mềm chống đạo văn là một phương pháp chống gian lận trong thi cử vô cùng hiệu quả. Ngày nay, những phần mềm này được thiết kế để phát hiện và ngăn chặn việc sao chép, dựa vào phân tích ngôn ngữ và cấu trúc văn bản. Nhiều phần mềm còn có thể xác định sự tương đồng không tự nhiên giữa các bài làm, từ đó giúp giáo viên và giám thị phát hiện gian lận một cách chính xác nhất.
Xem thêm : Mang thai tháng đầu nên uống sữa gì? 10 loại tốt nhất
Mời thầy cô cùng tham khảo một số phần mềm chống đạo văn phổ biến hiện nay và cơ chế hoạt động của chúng:
2. Phương pháp chống gian lận trong bài kiểm tra online
Cùng với sự phát triển của kỷ nguyên kỹ thuật số, ngày nay các bài kiểm tra online được tổ chức ngày càng nhiều. Nhiều phương pháp ngăn chặn gian lận trong thi cử truyền thống gần như không có hiệu quả với phương thức kiểm tra mới này. Vậy làm sao để quá trình kiểm tra trực tuyến được diễn ra công bằng, minh bạch và hiệu quả?
Seife Dendir, một giáo sư tại Khoa Kinh tế của Đại học Radford và R. Stockton Maxwell, thuộc Khoa Khoa học Địa lý, cũng tại Đại học Radford, đã công bố một bài báo vào tháng 12 mang tựa đề “Gian lận trong các khóa học trực tuyến: Bằng chứng từ việc sử dụng hệ thống giám sát trực tuyến”. Bài báo đề ra 6 phương pháp ngăn chặn gian lận trong thi cử với các bài kiểm tra online như sau:
2.1. Đăng video hướng dẫn
Tạo và đăng một video hướng dẫn cho kỳ thi trực tuyến và đề cập đến tính liêm chính trong học tập. Video này có thể gây ra tác động tâm lý đối với học sinh sau khi các em thấy và nghe giáo viên của mình thảo luận về tính liêm chính ngay trước khi bắt đầu kỳ thi, từ đó góp phần ngăn cản học sinh nghĩ đến việc gian lận.
2.2. Tạo nhiều phiên bản khác nhau cho bài kiểm tra
Thầy cô nên tạo ra các phiên bản khác nhau cho cùng một bài kiểm tra. Trong các kỳ thi trực tuyến, vẫn có trường hợp nhiều học sinh thi cùng một không gian vật lý. Việc có nhiều phiên bản bài thi khác nhau sẽ ngăn chặn vấn đề gian lận trong thi cử.
2.3. Xác minh danh tính thực sự của người làm bài thi
Mặc dù không phải lúc nào cũng xảy ra trường hợp “thi hộ”, nhưng việc xác minh danh tính thực sự của người làm bài thi vẫn là điều nên làm. Việc xác minh danh tính cũng có thể được thực hiện bởi một nhà cung cấp dịch vụ giám sát (ví dụ như ProctorExam), bằng cách so sánh tài liệu xác minh danh tính của người làm bài thi với hồ sơ sinh trắc học.
2.4. Sử dụng công nghệ giám sát
Một phương pháp ngăn chặn gian lận trong thi cử online được nhiều tổ chức, trường học áp dụng đó là sử dụng tùy chọn giám sát bằng điện thoại di động của ProctorExam. ProctorExam cung cấp tùy chọn bổ sung để giảm gian lận trong các kỳ thi trực tuyến thông qua việc sử dụng camera điện thoại di động của thí sinh.
Hoạt động này hoàn toàn không xâm phạm thông tin cá nhân của của thí sinh. Camera điện thoại di động được sử dụng để quét toàn bộ không gian phòng trước khi bắt đầu kỳ thi và theo dõi không gian này trong suốt quá trình làm bài.
Ngoài ra, còn 2 phương pháp ngăn chặn gian lận trong thi cử trực tuyến được liệt kê trong bài báo đó là: Tạo câu hỏi mang tính tư duy; Sử dụng nhiều loại câu hỏi khác nhau. Hai phương pháp này đã được FLYER đề cập ở phần 1.
3. Tổng kết
Đảm bảo tính liêm chính trong các bài thi sẽ giúp cho quá trình đánh giá kết quả học tập của học sinh trở nên chính xác hơn. Trong bài viết này, FLYER đã tổng hợp 15 phương pháp ngăn chặn gian lận trong thi cử cả ở lớp học truyền thống và lớp học trực tuyến. Quan trọng nhất vẫn là giáo dục tư tưởng cho mỗi em học sinh, để các em rèn luyện tính trung thực và chuyên tâm học tập.
Xem thêm:
- Game-Based Assessments là gì? Cách ứng dụng hiệu quả trong lớp học và ví dụ cụ thể
- Cooperative Learning là gì? 7 chiến lược ứng dụng Học tập hợp tác trong lớp học
- Review app Chip Chip: Học tiếng Anh trực tuyến 1-1 với giáo viên bản ngữ cho trẻ từ 5-12 tuổi
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp