CUA BIỂN

Cua biển – Loại hải sản được ưa chuộng hàng đầu hiện nay

Cua biển (hay còn được gọi là cua bể) hiện đang là loại thực phẩm được ưa chuộng nằm trong Top đầu các loại hải sản hiện nay. Không chỉ hợp túi tiền với đa số các gia đình tại Việt Nam hiện nay mà cua biển còn là loại hải sản chứa cực nhiều chất dinh dưỡng không hề thua kém với các loại hải sản đắt tiền nhập ngoại. Vậy cua biển có đặc điểm nguồn gốc như nào? Cua biển giá bao nhiêu? Cách chế biến cua biển như thế nào là ngon nhất ? … Các bạn hãy cùng Fresh Sea Food tìm hiểu nhé!!!

1. Đặc điểm của cua biển

Cua biển (Có tên quốc tế là Green Crab), ở Việt Nam thường được gọi là cua bể, cua bùn, cua sú… Trên thế giới có rất nhiều loại cua biển có kích thước từ to đến nhỏ, giá cả của từng loại cũng rất chênh lệch nhiều loại có giá rất cao thậm trí cả hơn cả trăm triệu đồng/1Kg. Cua ở vùng biển nước ta cũng hết sức đa dạng, chúng có một số đặc điểm sau đây:

Đặc điểm của cua biển

Hình dạng của Cua biển: cua biển có thân hình dẹp theo hướng lưng bụng, cơ thể của chúng được bao bọc trong lớp vỏ dầy và có màu vàng sẫm hoặc xanh lục và được chia thành hai phần phần đầu ngực và phần bụng.

Tập tính sống của cua biển: cua biển có một vòng đời trải qua rất nhiều giai đoạn, cứ mỗi một giai đoạn lại có tập tính sống riêng biệt

Tìm hiểu về tập tính sống của cua biển

+ Giai đoạn ấu trùng: khi mới nở cua biển tồn tại dưới dạng ấu trùng, sống trôi nổi và nhờ sóng và dòng nước đưa vào ven bờ biến đổi thành cua con. Lúc này thức ăn của chúng là thực vật và động vật phù du.

+ Giai đoạn cua con: Ở giai đoạn này cua biển chuyển từ môi trường nước mặn của biển sang môi trường nước lợ, đó là những khu vực cửa sông, rừng ngập mặn, thậm trí là những vùng có nước ngọt. Chúng đào hang trên mặt cát hoặc chui rúc vào các bụi, gốc cây của rừng ngập mặn. Chúng bắt đầu chuyển sang ăn tạp như: rong biển, cá hay thậm chí cả xác chết động vật.

+ Giai đoạn phát triển: Cua biển cần nhiều lần lột xác để phát triển đến giai đoạn trưởng thành, thời gian giữa những lần lột xác thay đổi theo từng giai đoạn. Cua biển có thể tái sinh lại những bộ phận như chân, càng sau quá trình lột xác.

+ Giai đoạn trưởng thành và sinh sản: Khi trưởng thành và đến giai đoạn sinh sản cua biển có tập tích di chuyển ra các vùng nước mặn ven biển và sinh sản. Cua biển có sức khỏe cực tốt, chúng có khả năng sống rất lâu trên cạn mà không cần tới nước.

Cua biển có tập tính chung là đi kiếm ăn vào ban đêm, do vậy ban ngày bắt của biển vô cùng khó hầu hết tập trung dưới bùn, khe đá, gốc cây…Tuổi thọ trung bình của cua biển từ 2-4 năm.

Thành phần dinh dưỡng của thịt Cua biển: Ăn cua biển có tốt không? Các loài cua biển được đánh rất giá cao về thành phần dinh dưỡng không hề thua kém so với các loại hải sản khác.

Thịt cua biển rất tốt cho sức khỏe con người

+ Cua biển là loại hải sản rất tốt cho tim mạch: Cua biển có chưa rất nhiều loại dưỡng chất như Ca (Canxi), Mg (Magie), Omega-3, đấy là những chất giúp duy trì hoạt động của tim mạch một cách ổn định.

+ Thịt Cua biển giúp hỗ trợ tái tạo hồng cầu, thúc đẩy nhanh quá trình trao đổi chất: Thịt cua chứa lượng lớn các nhóm Vitamin B. Đây cũng là nhóm Vitamin rất tốt cho tim mạch, cùng với đó tăng cường tái tạo máu và trao đổi chất trong cơ thể.

+ Thịt cua biển giúp ngăn ngừa bệnh ung thư hiệu quả: những loại hải sản có vỏ cứng như cua, ghẹ có chưa nhiều chất Selenium. Đấy là chất có tác dụng loại bỏ thủy ngân, Arsenic, Cadmium và selen. Đây là những chất nguy hiểm có khả năng gây ung thư cho con người.

+ Thịt Cua biển rất tốt cho người mắc bệnh tiểu đường: Trong thịt cua có chứa lượng Crom cực lớn, đây là dưỡng chất có tác dụng xúc tác giúp Insulin chuyển hóa đường từ đó giảm Glucose trong máu. Tác dụng cực kì kiệu quả đối với người bị bệnh tiểu đường.

Tuy nhiên do có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và có nhiều Sodium, Purines nên những ngươi bị Gout và huyết áp cao thường không thích hợp ăn loại hải sản này. Ngoài ra những người bị cảm gió, sốt, mắc bệnh dạ dày, tiêu chảy cũng không nên ăn. Hãy chia thành nhiều bữa nhỏ trong tuần để ăn là hợp lý nhất nhé !

2. Các loại cua biển biển phổ biến tại Việt Nam – Cua biển giá bao nhiêu ?

Như đã đề cập ở phần trên, cua biển rất đa dạng về chủng loại, tuy nhiên ở bài viết này chúng tôi chỉ đề cập đến 03 loại phổ biến nhất, đây cũng là những loại có giá trị khá cao về mặt kinh tế. Đó là cua gạch, cua thịtcua cốm.

2.1. Cua gạch

Cua gạch thực chất là cua biển cái trưởng thành đã được thụ tinh và đang trong giái đoạn sinh sản. Đây là loại cua phổ biến và có giá trị cao nhất trên thị trường. Theo thống kê thì cứ 100Kg cua biển được tiêu thụ trên thị trường thì 80Kg là cua gạch.

Hình ảnh về cua gạch

Cua gạch được đánh giá cao bởi gạch chứa đầy ở hai bên của mai. Giai đoạn trước khi sinh sản là thời kỳ gạch cũng nhiều nhất. Gạch của cua gạch béo bùi được sử dụng để chế biến rất nhiều món ăn ngon. Không chỉ có gạch ngon và chất lượng, thịt của chúng cũng được đánh giá là ngon và chắc.

Giá cua gạch dao động khoảng từ 500.000 đồng – 550.000 đồng tùy từng loại và thời điểm

=> Tìm hiểu thêm về cua gạch và bảng giá chi tiết.

2.2. Cua thịt

Cua thịt thực chất là những con cua biển đực trưởng thành hoặc những con cua biển cái chưa đến giai đoạn sinh sản. Cua thịt có kích thước to và nhiều thịt hơn cua gạch tuy nhiên giá thấp hơn cua gạch một chút.

Hình ảnh về cua thịt

Cua thịt nổi bật với thịt thơm ngon, đậm đà, và chắc không hề bị ngấy thịt ngon hơn cua gạch một chút. Nhưng loại cua này rất ít ghạch.

Giá cua gạch dao động từ 300.000 đồng – 500.000 đồng tùy từng loại và thời điểm.

=> Tìm hiểu chi tiết về giá cả và đặc điểm của cua thịt.

2.3. Cua cốm

Cua cốm thực chất là cua biển chuẩn bị lột xác. Đây là loại cua biển rất hiếm trên thị trường hiện nay và rất nhiều người không biết loại cua này. Đây là loại cua biển ngon nhất và cũng là loại có giá trị cao nhất trên thị trường.

Ta có thể dễ dàng nhận ra cua cốm bởi khi cua chuẩn bị lột xác trên vỏ cua sẽ xuất hiện các đốm nhỏ thường mang màu xám hoặc cam.

Hình ảnh về cua cốm

Cua cốm khi được chế biến, khi bóc vỏ thì sẽ xuất hiện thêm một lớp vỏ nữa bên trong, thịt của loại này rất thơm ngon và nhiều gạch.

Cua cốm khi luộc hay nướng khi bóc vỏ thì sẽ lộ ra lớp bên trong, thịt ngon ngọt, gạch đầy. Đây là lý do tại sao có những người sẵn sàng bỏ ra hàng triệu đồng để thưởng thức loại cua biển này.

Giá cua cốm dao động khoảng 650.000 đồng – 700.000 đồng.

=> Tìm hiểu rõ hơn về loại cua đặc biệt này.

3. Cách chọn cua biển ngon và chất lượng nhất

Đa số các bạn mua cua biển đều không có kinh nghiệm chọn mua cua ngon, đa phần chỉ chọn mua theo cảm tính. Rất nhiều người mua phải những mẻ cua kém chất lượng, không tươi sống. Để giải quyết vấn đề trên, sau đây Fresh Sea Food sẽ chia sẻ cho các bạn những kinh nghiệm quan trọng trong việc chọn mua được cua biển ngon và chất lượng.

Hướng dẫn cách chọn cua biển ngon và chất lượng

Chọn mua cua biển ở những địa điểm uy tín nhất: Fresh Sea Food là nơi chuyên Review những địa điểm kinh doanh hải sản với mức giá cả hợp lý, cua biển tại đây luôn được đảm bảo tươi sống và chất lượng nhất.

Màu sắc của cua biển: cua biển ngon thường tối màu màu như màu xanh rêu, nâu đất… nếu màu của cua nhạt rất có khả năng các bạn đã gặp phải cua bệnh.

Chú ý giới tính của cua biển: trước khi mua cua biển các bạn phải xác định trước là mình muốn ăn loại cua nào. Nếu thiên về gạch các bạn nên chọn cua cái (Có yếm to hình bán nguyệt), nếu muốn thưởng thức về thịt cua, các bạn nên chọn cua đực (Có yếm nhỏ hình tam giác dài).

Nên mua cua biển còn nguyên vẹn chân và càng: có thể bạn chưa biết nếu cua bị mất càng thì giá trị của chúng sẽ giảm đi rất nhiều có khi đến một nửa giá. Do vậy khi mua cua biển các bạn nên chọn những con cua đủ chân, đủ càng để tránh khỏi việc mua phải cua bị bệnh hoặc để lâu ngày. Nên chọn những con cua khỏe dãy mạnh khi cầm trên tay, tránh mua cua bị ươn rất dễ ảnh hưởng đến chất lượng thịt.

Chọn mua cua biển có kích thước vừa phải: vừa phải ở đây tức là không to quá và cũng không nhỏ quá. Đối với cua thì size từ 4 – 7 con/kg là loại thịt ngon nhất. Đây là những con Cua biển đang ở giai đoạn thanh niên, khỏe mạnh và là giai đoạn thịt ngon nhất, không bị bệnh tật. Nhiều bạn cho rằng cua biển càng to, càng đẹp thì sẽ càng ngon. Thực thế không phải vậy nhé, cua to thường là cua già thịt dễ bị óp hay mắc bệnh.

Trên đây là toàn bộ kinh nghiệm để mua được những chú cua biển tươi sống và thơm ngon. Tuy nhiên, việc lựa chọn mua luôn có xác xuất nhất định nên bạn vẫn có thể mua phải những con cua không được ngon. Những nếu bạn nắm chắc được những kinh nghiệm trên thì xác xuất đó sẽ giảm xuống mức thấp nhất có thể.

4. Cách bảo quản cua biển

4.1. Cách bảo quản cua biển sống lâu

Đối với người đi du lịch muốn mua cua biển về làm quà cho gia đình và người thân việc bảo quản cua biển sống lâu để vận chuyển là vấn đề khá đau đầu. Tuy nhiên như đã nói ở phần trên cua biển có sức chịu đựng rất tốt và khỏe, chúng có thể sống rất lâu mà không cần có nước. Chỉ cần có thêm một số kinh nghiệm sau dây, các bạn có thể bảo quản cua biển sống được vài ngày, thậm chí là 1 tuần.

Hướng dẫn cách bảo quản cua biển sống lâu

Chú ý bảo quản cua biển ở nơi mát mẻ, tránh ánh sáng trực tiếp của mặt trời để nước ngập cua, không được để nước ngập và đậy nắp kín vì rất dễ làm chúng bị ngạt thở mà chết. Bạn nên để cua biển vào khay hoặc thùng, cho 1 ít nước và khăn ẩm rôi đặt cua để giữ được độ ẩm cần thiết, cần phải mở hờ nắp thùng để cua có không khí để thở. Nên xếp cua một cách cẩn thận tránh để va chạm dẫn đến cua bị gẫy càng. Nhiệt độ thích hợp nhất để bảo quản cua biển sống là từ khoảng 10 – 15 độ C. Cua biển có thể sống được từ 2 – 3 ngày thậm chí là 1 tuần nếu bạn chọn mua được những mẻ cua khỏe mạnh.

4.2. Cách bảo quản cua biển trong tủ lạnh

Ngoài ra nếu bạn muốn bảo quản cua biển lâu tại nhà, để đợi người thân ở xa về thưởng thức cùng thì nên lựa chọn các bảo quản cua biển trong tủ lạnh. Tuy nhiên cua biển để trong tủ lạnh lâu ngày thịt sẽ bị hao và không được ngon như lúc còn tươi sống.

Các bạn nên làm sạch và sơ chế cua biển trước khi bảo quản bằng tủ lạnh. Không nên để cả con để đông lạnh vì vỏ cua biển rất cứng dẫn đến thời gian đông lạnh lâu, ảnh hưởng đến chất lượng thịt và tiết kiệm điện.

Nên xếp cua vào trong một khay đá có sẵn rồi để trong ngắn đá của tủ lạnh, nó sẽ làm quá trình đông lạnh nhanh hơn, ít làm ảnh hưởng đến chất lượng của cua.

4.3. Cách bảo quản cua đã nấu chín

Cua biển có chứa nhất nhiều chất dinh dưỡng đặc biệt là Protein, đây là dưỡng chất rất dễ phân hủy. Do vậy, các bạn cần phải biết cách để bảo quản cua biển khi đã nấu chín.

Cá bạn nên để cua vào túi nilon sạch sẽ sau đó buộc kín và bảo quản trong ngăn đông lạnh. Thời gian bảo quản chỉ từ 2 – 4 ngày, thịt cua để lâu rất dễ sinh ra các loại Axit gây hại cho sức khỏe.

5. Hướng dẫn cách chế biến các món ngon từ cua biển.

Bản thân thực phẩm ngon đã quan trọng, tuy nhiên có một thứ quan trọng cũng không kém đó là các chế biến. Sau đây, Fresh Sea Food sẽ mách cho các bạn một số món ăn đơn giản từ Cua biển mà ai cũng có thể làm được.

5.1. Cua biển hấp sả

Cua biển hấp sả là món ăn về cua đơn giản và hiệu quả nhất, thịt cua khi chín không bị mất nước, không bị ngấy bởi dầu mỡ. Phù hợp với mọi lứa tuổi.

Hướng dẫn món cua biển hấp sả

Cách chế biến: