Các loại hoocmôn chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật có xương sống là?

I. NHÂN TỐ BÊN TRONG

1. Các hoocmôn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống

– Hoocmôn là nhân tố bên trong ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật.

– Một số hoocmôn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật: hoocmôn sinh trưởng, hoocmôn tirôxin, hoocmôn ơstrôgen ở nữ giới, testostêrôn ở nam giới.

Tiêu chí

Hoocmôn

sinh trưởng

Hoocmôn tirôxin

Hoocmôn ơstrôgen

Hoocmôn

testostêrôn

Nơi

sản xuất

– Tuyến yên

– Tuyến giáp

– Buồng trứng của nữ giới

– Tinh hoàn của nam giới

Tác dụng

sinh lí

– Kích thích phân chia tế bào và tăng kích thước của tế bào thông qua tăng tổng hợp prôtêin.

– Kích thích phát triển xương.

– Thiếu hooc môn sinh trưởng gây bệnh lùn bẩm sinh, thừa thì tạo ra người khổng lồ.

– Kích thích chuyển hóa tế bào.

– Kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể.

– Thiếu gây bệnh đần độn, kém phát triển ở trẻ em, ếch thiếu tirôxin không biến thái được; thừa gây bệnh Bazơđô ở người.

– Kích thích sinh trưởng và phát triển mạnh ở giai đoạn dậy thì:

+ Tăng phát triển xương.

+ Kích thích phân hóa tế bào để hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp.

– Nếu thiếu thì sẽ gây nam hóa, thừa sẽ dậy thì sớm.

– Kích thích sinh trưởng và phát triển mạnh ở giai đoạn dậy thì:

+ Tăng phát triển xương, cơ bắp.

+ Kích thích phân hóa tế bào để hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp.

– Nếu thiếu thì sẽ gây nữ hóa, thừa sẽ dậy thì sớm.

2. Các hoocmôn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật không xương sống

– Hai loại hoocmôn chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của côn trùng là ecđixơn và juvenin.

Lý thuyết Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển| Sinh học lớp 11 (ảnh 1)

Hoocmôn

Nơi sản xuất

Tác dụng sinh lí

Ecđixơn

Tuyến

trước ngực

– Gây lột xác ở sâu bướm.

– Kích thích sâu biến đổi thành nhộng và bướm.

– Nếu thừa sẽ làm sâu biến thái sớm, nếu thiếu sẽ làm sâu không lột xác được.

Juvenin

Thể allata

– Phối hợp với ecđixơn gây lột xác ở sâu bướm.

– Ức chế quá trình chuyển hóa sâu thành nhộng và bướm.

– Nếu thừa sâu sẽ không hóa nhộng và bướm, nếu thiếu sâu không lột xác được.