Câu hỏi:
Sự hút khoáng thụ động của tế bào phụ thuộc?
- Đây là Top 5 thành công nhất trong các cuộc thi Hoa hậu, ai cũng có danh hiệu riêng
- Công thức tính chu vi hình vuông và bài tập vận dụng chi tiết
- NHẢY DÂY 1000 CÁI, ĐI BỘ 30 PHÚT GIẢM BAO NHIÊU CALO?
- Mức độ đau bụng kinh tương đương gãy xương sườn liệu có nguy hiểm?
- Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn nghêu được không?
A. Hoạt động trao đổi chất.
B. Chênh lệch nồng độ ion.
C. Cung cấp năng lượng.
D. Hoạt động thẩm thấu.
Đáp án đúng B.
Sự hút khoáng thụ động của tế bào phụ thuộc chủ yếu vào chênh lệch nồng độ ion, một số ion khoáng xâm nhập theo cơ chế thụ động đi từ đất (nơi có nồng độ ion cao) vào tế bào lông hút (nơi nồng độ của các ion đó thấp hơn).
Giải thích lý do chọn đáp án B:
Cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở tễ cây:
Xem thêm : “Quê hương” của phong trào Văn hoá Phục hưng là Đức
1/ Hấp thụ nước và ion khoáng từ đất vào tế bào lông hút
a/ Hấp thụ nước
Sự xâm nhập của nước từ đất vào tế bào lông hút theo cơ chế thụ động (cơ chế thẩm thấu): Nước di chuyển từ môi trường nhược trương (thế nước cao) trong đất vào tế bào lông hút, nơi có dịch bào ưu trương (thế nước thấp hơn)
Dịch của tế bào biểu bì rễ (lông hút) là ưu trương hơn so với dung dịch đất do 2 nguyên nhân:
– Quá trình thoát hơi nước ở lá hút nước lên phía trên, làm giảm hàm lượng nước trong tế bào lông hút.
– Nồng độ các chất tan (các axit hữu cơ, đường saccarôzơ… là sản phẩm của các quá trình chuyển hóa vật chất trong cây, các ion khoảng được rễ hấp thụ vào) cao.
b/ Hấp thụ ion khoáng
Các ion khoáng xâm nhập vào tế bào rễ cây theo hai cơ chế : thụ động và chủ động
Xem thêm : Tổng hợp những loại bánh cho bé 1 tuổi – BeBecook
– Cơ chế thụ động : Một số ion khoáng xâm nhập theo cơ chế thụ động : đi từ đất (nơi có nồng độ ion cao) vào tế bào lông hút (nơi nồng độ của các ion đó thấp hơn)
– Cơ chế chủ động : Một số ion khoáng mà cây có nhu cầu cao, ví dụ, ion kali, di chuyển ngược chiều građien nồng độ, xâm nhập vào rễ theo cơ chế chủ động, đòi hỏi phải tiêu tốn năng lượng ATP từ hô hấp.
2/ Dòng nước và các ion khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của rễ
Sự xâm nhập của nước và các ion khoáng từ đất vào tế bào lông hút, rồi xuyên qua các tế bào vỏ rễ vào mạch gỗ của rễ theo hai con đường là con đường gian bào và con đường tế bào chất.
Con đường gian bào (đường màu đỏ) Con đường tế bào chất (đường màu xanh) Đường đi – Nước và các ion khoáng đi theo không gian giữa các bó sợi xenllulozo trong thành TB đi đến nội bì, gặp đai Caspari chặn lại nên phải chuyển sang con đường tế bào chất.
– Từ lông hút – khoảng gian bào – đai Caspari – mạch gỗ
– Nước và các ion khoáng đi qua hệ thống không bào từ TB này sang TB khác qua các sợi liên bào nối các không bào, qua TB nội bì rồi vào mạch gỗ của rễ.
– Từ lông hút – tế bào chất của tế bào – mạch gỗ
Đặc điểm – Nhanh, không được chọn lọc – Chậm, được chọn lọc
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp