[Cập nhật 2022] 20+ Lá tắm cho trẻ sơ sinh: An toàn, phù hợp cho da trẻ

Sử dụng lá tắm cho trẻ sơ sinh đã được các bà, các mẹ sử dụng theo kinh nghiệm dân gian lâu đời và đến nay vẫn được nhiều mẹ sử dụng cho em bé nhà mình. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về các tác dụng và cách dùng của từng loại lá. Bài viết dưới đây, Imiale sẽ giải đáp thắc mắc về việc sử dụng lá tắm cho trẻ sơ sinh.

cac loai la tam cho tre so sinh 1

1. Có nên tắm lá cho trẻ sơ sinh ?

Việc sử dụng lá tắm cho trẻ dựa theo kinh nghiệm dân gian mà các bà, các mẹ truyền lại lá cây giúp vệ sinh, ngăn ngừa và điều trị rất tốt các bệnh ngoài da. Theo quan điểm Đông Y các loại lá cây có thể sử dụng để tắm cho bé có nhiều tác dụng khác nhau:

  • Giúp loại bỏ tế bào chết, bụi bẩn trên da: Các loại lá tắm đều có khả năng tẩy da chết nhẹ, giúp loại bỏ bụi bẩn, da cáy trên người trẻ sơ sinh mà không làm tổn hại đến da bé.
  • Ngăn ngừa các bệnh lý ngoài da: Một số lá tắm có công dụng trị rôm, sảy, mụn nhọt, mề đay…rất hiệu quả như: lá sài đất, bồ công anh, mướp đắng, rau má… Ngoài ra, theo Y học cổ truyền các lá có thể dùng cho trẻ như lá khế, kinh giới… giúp cải thiện các vấn đề da bé hay gặp phải như mẩn ngứa, dị ứng, viêm da cơ địa…
  • An toàn với da bé: Các sản phẩm sữa tắm trên thị trường thường chứa các chất hóa học, chất bảo quản gây tác động xấu đến làn da mỏng manh của bé. Vì vậy, việc sử dụng lá tắm vừa an toàn vừa mang lại tác dụng làm sạch hiệu quả.
  • Nguyên liệu dễ tìm: Thường các loại lá tắm dân gian thường dễ tìm, có ngay trong vườn nhà mà không cần phải tìm đâu xa nên được các mẹ sử dụng để đun nước tắm cho bé.

Vì vậy, mẹ nên tắm lá cho trẻ sơ sinh, đặc biệt nên chọn những loại lá dễ tìm, mang lại nhiều lợi ích cho làn da của trẻ.

2. 20+ Lá tắm cho trẻ sơ sinh tốt nhất

3.1 Lá tía tô tắm cho bé

Ưu điểm: lá tía tô có tính mát, thơm nhẹ dịu, rất lành cho mọi loại da của bé.

Tên gọi khác: Tô ngạch, tử tô, tô diệp…

Tên khoa học: Perilla frutescens

tia to

Thành phần:

  • Tinh dầu chứa perillaldehyd: có tính kháng khuẩn, diệt khuẩn mạnh và tạo mùi hiệu quả. Đặc tính kháng khuẩn sẽ giúp cản trở sự phát triển của vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng.
  • Các hợp chất phenolic như axit rosmarinic, luteolin, apigenin…là các chất chống oxy hóa mạnh có tác dụng chống viêm, chống dị ứng và tham gia vào việc tăng trưởng và tái tạo lại mô.
  • Terpenoids (carotenoid): hàm lượng carotenoid khá cao. Carotenoid giúp bảo vệ da và giảm tổn thương cho da
  • Ngoài ra, còn một số thành phần khác như carbohydrate, các khoáng chất như canxi, magie, kali…

Cách thực hiện:

Chuẩn bị: Lá tía tô 100g, rửa sạch và một thìa cà phê muối ăn

Tiến hành:

  • Bước 1: Đun lá tía tô với 1 lít nước thêm muối ăn vào đun sôi trong khoảng 5-10 phút để nguội.
  • Bước 2: Lấy nước tía tô đã nguội, có thể pha thêm nước cho dịch loãng ra.
  • Bước 3: Tắm cho bé, khi tắm dùng lá lau nhẹ nhàng khắp cơ thể bé.
  • Bước 4: Khi tắm nước lá xong hãy tráng lại cho bé bằng nước sạch và lau khô bằng khăn mềm.

Lưu ý: Thực hiện tắm cho trẻ 1-2/ tuần lần để có hiệu quả nhất. Mẹ cũng có thể kết hợp tía tô với các phụ liệu khác như gừng, chanh.

3.2 Lá khế

Ưu điểm: Có khả năng sát khuẩn cao, nhanh chóng phục hồi và làm sạch các vết thương ngoài da trên da trẻ.

Tên gọi khác: Khế ta, Khế cơm, Khế chua, Khế giang, Ngũ lãng tử, Dương đào, Ngũ liễm tử…

Tên khoa học: Averrhoa carambola L.

la khe

Thành phần:

  • Proanthocyanidins: đóng vai trò như một chất chống oxy hóa bên cạnh Vitamin C và axit Gallic. Lá khế rất hữu ích trong việc loại bỏ độc tố khỏi cơ thể và hỗ trợ hệ thống miễn dịch của trẻ.
  • Hợp chất acid chiết xuất từ ​​lá khế: giúp giảm tình trạng viêm da. Khi chiết xuất lá khế được bôi lên da, nó đã làm giảm viêm nhiễm và giảm dần bệnh chàm ở trẻ nhỏ.
  • Chiết xuất có chứa terpenoid, flavonoid và chất nhầy: được nghiên cứu là có tác dụng chống lở, loét trên niêm mạc.

Lưu ý: Lá khế có thế gây kích ứng với một vài bé vì vậy hãy thử tại một vùng da nhỏ để bảo an toàn trước khi dùng cho bé nhà bạn.

Cách tắm lá khế cho trẻ

Chuẩn bị: 100g lá khế tươi bỏ lá sâu, úa, nhặt từng lá, rửa sạch. Chuẩn bị thêm một thìa cà phê muối ăn.

Tiến hành:

  • Bước 1: Cho lá khế vào nồi, thêm 1-2 lít nước và đun sôi.
  • Bước 2: Khi nước sôi được tầm 5 phút thì tắt bếp và để nước nguội bớt.
  • Bước 3: Vớt hết lá khế, đợi đến khi nhiệt độ của nước ở mức 35- 37 độ C thì bắt đầu tắm cho bé.
  • Bước 4: Mẹ tắm cho bé bằng nước lá khế trong vòng 5-7 phút.
  • Bước 5: Dùng nước ấm tắm lại cho bé lần nữa để làm sạch nước lá trên người con.

3.3 Lá chè xanh

Ưu điểm: Làm sạch da, kháng khuẩn và xử trí vết thương tốt, thư thái tinh thần cho trẻ

Tên thường gọi: Trà

Tên khoa học: Camellia sinensis

tra

Thành phần:

  • Hợp chất catechin: Đây là Tanin có tác dụng chất chống viêm rất hiệu quả và làm săn se vết thương và làm sạch da cho trẻ. Ngoài ra, hợp chất catechin và axit amino theanine giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
  • Cafein: Có tác dụng thư giãn tinh thần thích hợp với các bé đang khó chịu và quấy khóc.
  • Flavonoid: Có tính oxi hoá mạnh có tác dụng trị các bệnh ngoài da của trẻ nhất là hiện tượng rôm sảy, mụn nhọt.
  • Tinh dầu và các acid amin: Kháng khuẩn mạnh và làm làm loại bỏ các mùi khó chịu của cơ thể.
  • Hợp chất Phenolic: Giúp thúc đẩy sự tái sinh các tổ chức và dịch máu làm tăng khả năng miễn dịch cho da, giúp ức chế sự phát triển các vi khuẩn có hại ảnh hưởng tới sức khỏe của da trẻ nhỏ.
  • Vitamin (A, B2, B3, C): Tăng cường sức đề kháng, đồng thời giúp làm hồng hào và khỏe khoắn hơn.

>>> Xem thêm: 13+ Vitamin tổng hợp cho bé tốt nhất hiện nay

Hướng dẫn cách chuẩn bị nước tắm

Chuẩn bị: 100g- 200g lá chè xanh tươi, nước muối sạch hoặc muối ăn. Ngâm lá trà với muối cho làm giảm các chất bụi bẩn và chất độc hại.

Tiến hành:

  • Bước 1: Vò nát lá rồi cho vào nồi đun, chế thêm 1 -2 lít nước sạch, đun sôi khoảng 10 phút.
  • Bước 2: Chờ nước nguội bớt hoặc pha loãng để được nước có nhiệt độ từ 35 – 38 độ C.
  • Bước 3: Đặt bé vào rồi tắm rửa nhẹ nhàng, không chà sát mạnh cho bé.
  • Bước 4: Tắm trắng lại bằng nước ấm để rửa trôi những lá còn đọng trên da.
  • Bước 5: Mẹ thấm khô toàn thân cho bé.

Lưu ý: Các mẹ có thể tắm cho bé khoảng 2 -3 lần/ tuần để thấy hiệu quả.

3.4 Lá mướp đắng

Ưu điểm: Tăng độ ẩm cho da, tính kháng khuẩn cao, làm sạch da và tăng lưu thông máu

Tên gọi khác: Mướp đắng, Cẩm lệ chi, Lại Bồ Đào…

Tên khoa học: Momordica charantia L.

muop dang

Thành phần:

  • Charantin: Charantin là một triterpenoid loại cucurbitan điển hình có tác dụng làm tăng lưu thông mạch máu, giúp da trẻ trắng và hồng hào hơn.
  • Các glycol alkaloid: Sát khuẩn mạnh giúp loại bỏ bụi bẩn trên cơ thể của bé.
  • Saponin: Kháng virus, ngăn chặn sự lây lan vi khuẩn trong các tế bào da đồng thời kiểm soát, khống chế bệnh dịch về da rất hiệu quả.
  • Các vitamin: Dưỡng ẩm và tái tạo làn da tốt. Đặc biệt với lượng vitamin C cao giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể và ngăn ngừa viêm nhiễm.

Hướng dẫn cách tắm:

Chuẩn bị: 100-200g lá mướp đắng ngâm với muối ăn, rửa sạch. Nên chọn khổ qua tươi, non và có màu xanh đậm

Tiến hành:

  • Bước 1: Rửa sạch lá khổ qua, sau đó vò nhẹ hoặc để nguyên cả lá.
  • Bước 2: Đun lá cùng nước sạch đun sôi tầm 5-7 phút rồi vớt hết lá trong nồi giữ lại nước. Có thể pha loãng với nước hoặc dùng trực tiếp cho trẻ.
  • Bước 3: Tắm cho bé, sau đó dùng khăn lau khắp người con nhất là vùng bị rôm sảy.
  • Bước 4: Mẹ có thể tắm lại cho con bằng nước sạch và lau khô người con bằng khăn bông.

Lưu ý: Tắm bằng lá khổ qua cho bé 2-3 lần/ tuần mang lại hiệu quả tốt nhất.

3.5 Lá đào

Ưu điểm: Giữ ẩm, chống viêm, tăng cảm giác thư thái cho trẻ

Tên gọi khác: Đào, Co tào (Thái), Mạy phăng (Tày)…

Tên khoa học: Prunus persica (L.) Batsch

la dao

Thành phần:

  • Glucosylceramide: Giữ nước của da, ức chế mất nước ở biểu bì và cải thiện cấu trúc da.
  • Tanin, phenol, axit amin và flavonoid: Giữ ẩm, chống viêm, chống oxy hóa và chống vi khuẩn. Những chất này bổ sung độ ẩm và tái tạo cấu trúc da.
  • Vitamin: Nhất là vitamin C trong lá đào giúp cân bằng da và làm mềm mịn da.
  • Axit citric và malic: Hợp chất này được nghiên cứu có tác dụng giảm mệt mỏi, khó chịu, căng thẳng… hiệu quả.

Cách tắm lá đào cho trẻ sơ sinh

Chuẩn bị: Lá đào có màu xanh tươi, lá quá già hay quá non. Vệ sinh sạch lông bằng nước muối.

Tiến hành:

  • Bước 1: Cho phần lá đào đã chuẩn bị vào nước và đun sôi cho đến khi nước chuyển màu vàng đậm, bỏ bã lá.
  • Bước 2: Pha thêm nước lạnh để có nhiệt độ nước phù hợp (khoảng 35-37 độ C).
  • Bước 3: Sau khi tắm xong mẹ có thể tắm lại cho con bằng nước sạch và lau khô người con bằng khăn bông.

Lưu ý: Thực hiện 2-3 lần/ tuần để mang lại hiệu quả tốt nhất.

3.6 Lá riềng

Ưu điểm: Sát khuẩn, lành thương và tạo mùi thơm dễ chịu cho trẻ

Tên gọi khác: Cao lương khương, tiểu lương khương, phong phương…

Tên khoa học: Alpinia officinarum Hance.

la rieng

Thành phần:

  • Tinh dầu (cineol và metylxinnamat): Có tính sát khuẩn nhẹ, giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng mụn nhọt, rôm sảy và các bệnh ngoài da như nổi mẩn. Bên cạnh đó, tinh dầu còn tạo mùi thơm nhẹ cho da bé.
  • Các dẫn chất của flavonoid: galangin, alpine , kaempferol… có tính oxi hoá mạnh vừa loại bớt bụi bẩn cho da bé, vừa có tác dụng chống nấm và virus.
  • Thành phần khác: phenolic, carbohydrate, các vitamin và khoáng chất… tham gia vào quá trình làm lành và làm ẩm cho da của trẻ.

Cách thực hiện:

Chuẩn bị: 100-200g lá riềng tươi sạch, rửa sạch với muối ăn.

Tiến hành:

  • Bước 1: Cho lá đã được rửa sạch vào nồi, cho thêm nước sạch đun sôi tầm 10-15 phút cho tới khi nước ngả màu. Vớt lá riềng trong nồi lọc bỏ cặn.
  • Bước 2: Pha loãng với nước lành vào chậu tắm cho trẻ để được nước tắm cho bé có nhiệt độ phù hợp là 35-38 độ C.
  • Bước 3: Tắm cho bé, sau đó dùng khăn khô thấm nước tắm lau sạch từng bộ phận trên cơ thể bé. Lau nhẹ nhàng ở khuôn mặt, sau đó vòng tay ra sau lưng, nâng cằm lên.
  • Bước 4: Sau khi tắm cho bé sơ sinh bằng nước lá riềng xong, mẹ tắm tráng lại cho bé bằng nước ấm. Khi tắm xong cần sử dụng khăn mềm, lau khô cơ thể bé rồi mặc quần áo.

3.7 Lá trầu không

Ưu điểm: Mùi thơm nhẹ tạo cảm giác dễ chịu, tính kháng khuẩn dịu nhẹ, tính mát.

Tên khoa học: Piper betle L

la trau khong

Thành phần:

  • 0,8-1,8% tinh dầu: Ngoài tác dụng tạo mùi thơm, hàm lượng tinh dầu trong lá trầu không khá cao so với các lá khác nên tăng hoạt tính kháng khuẩn.
  • Tannin và flavonoid: Kháng khuẩn. Cơ chế của khả năng kháng khuẩn của flavonoid là bằng cách phá vỡ nồng độ kali của vi khuẩn gram dương, dẫn đến rối loạn chức năng của màng tế bào vi khuẩn.
  • Các hợp chất phenol: Kháng khuẩn bằng cách ức chế sự phát triển của vi khuẩn (kìm khuẩn) và tiêu diệt vi khuẩn (diệt khuẩn). Các nhóm này tạo phức với protein ngoại bào và hòa tan của vi khuẩn, làm cho vi khuẩn mất khả năng lây nhiễm.
  • Thành phần khác như vitamin, saponin, glycosid, terpenoid và steroid…

Hướng dẫn cách tắm:

Chuẩn bị: 100-200g lá trầu không còn tươi, rửa sạch bằng nước và 1 thìa cà phê muối ăn.

Tiến hành:

  • Bước 1: Vò nát hoặc thái nhỏ lá trầu không. Đun sôi nước, cho thêm vài hạt muối vào đó. Nước sôi thì cho lượng lá trầu vừa chuẩn bị vào nồi và tiếp tục đun sôi trong vòng 5-7 phút.
  • Bước 2: Pha dung dịch nước trầu không đã đun sôi với nước nguội để được nước tắm cho trẻ sơ sinh có nhiệt độ 35 -38 độ C.
  • Bước 3: Tắm cho bé. Mẹ nên dùng khăn, thấm nước tắm và lau sạch từng bộ phận trên cơ thể bé, lần lượt: khuôn mặt, vòng tay ra sau lưng, nâng cằm lên. Chú ý thực hiện thật nhẹ nhàng, tránh làm bé bị tổn thương.
  • Bước 4: Tắm tráng lại cho bé bằng nước ấm, sạch đã chuẩn bị trước rồi mặc áo quần, đảm bảo đủ ấm cho cơ thể của bé.

3.8 Lá kinh giới

Ưu điểm: Hoạt tính chống viêm rất tốt, lưu thông mạch máu

Tên gọi khác: Khương giới, Giả tô, Bạch tô…

Tên khoa học: Elsholtzia ciliate

kinh gioi

Thành phần:

  • Flavonoid và axit phenolic: Chống oxy hóa có tác dụng chống viêm, kháng vi-rút, kháng khuẩn.. .Axit chlorogenic là axit phenolic tham gia trong việc ngăn ngừa tín hiệu viêm qua trung gian cyclooxygenase giảm tình trạng viêm.
  • Tinh dầu kinh giới: (menthol racemic, d – menthol, d – limonene) kích thích lưu thông mạch máu, tăng tiết mồ hôi, trị cảm lạnh, nhức đầu, chữa ho…
  • Hợp chất Glycoside: (Rutin, Hyperoside…) giúp bền vững thành mạch, giảm nhẹ phù nề khi bị viêm.
  • Ngoài ra, còn có các thành phần khác như ancaloit, terpenoid và các hợp chất chứa lưu huỳnh… có trong lá kinh giới.

Cách tắm lá kinh giới cho bé

Chuẩn bị: 100g lá kinh giới tươi, không héo và một ít muối ăn

Tiến hành:

  • Bước 1: Cho lá kinh giới vào máy xay ép lấy nước hoặc vò, giã tay lọc bỏ bã lấy nước phần nước ép.
  • Bước 2: Chuẩn bị nước sạch được đun sôi vào chậu tắm, chế thêm phần nước ép lá cây kinh giới hòa chung cho đều chú ý nhiệt độ đủ ấm dành cho bé nhiệt độ nước tắm phù hợp là 35 – 38 độ C
  • Bước 3: Dùng khăn thấm nước tắm lau sạch từng bộ phận trên cơ thể bé. Lau nhẹ nhàng ở khuôn mặt, sau đó vòng tay ra sau lưng, nâng cằm lên và toàn bộ các bộ phận trên cơ thể. Chú ý cần lau các vùng da ở hai nách, bẹn nhất là vị trí da bé bị xuất hiện mụn nhọt, rôm sảy gây ngứa khó chịu cho bé.
  • Bước 4: Tắm lại bằng nước ấm đảm bảo an toàn cho da bé. Tắm xong mẹ dùng khăn mềm lau khô cơ thể của em bé rồi mặc quần áo.

3.9 Lá bồ công anh

Ưu điểm: chống viêm, săn se mụn nhọt tốt

Tên gọi khác: Cây mũi mác, diếp dai, diếp trời, rau bồ cóc, rau mét…

Tên khoa học: Lactuca indica L.

bo cong anh

Thành phần:

  • Hợp chất tecpen và phenolic: Ức chế sự phát triển các vi khuẩn có hại. Phenolic có tính sát khuẩn nhẹ nên loại bỏ vi khuẩn mà không gây kích ứng cho da bé.
  • Lactuxerin: Có tác dụng chống viêm giảm đau hỗ trợ chữa bệnh viêm sưng, tiêu viêm,…
  • Các loại vitamin: Trong bồ công anh chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất như vitamin A, C, K, B… Magie, sắt,… giúp thanh nhiệt giải độc, làm săn se mụn nhọt sang lở…

Cách thực hiện:

Chuẩn bị: 100g lá bồ công anh tươi rửa sạch

Tiến hành:

  • Bước 1: Nghiền nhỏ hoặc xay nát lá.
  • Bước 2: Cho lá vào nồi, thêm 2L nước sạch, đun nhỏ lửa đến sôi, đun tiếp tầm 5-10 phút. Khi nước đã chuyển màu lọc lấy nước bỏ bã.
  • Bước 3: Pha loãng với nước sạch đảm bảo cho nhiệt độ nước tắm cho trẻ sơ sinh từ 35 – 38 độ C.
  • Bước 4: Dùng khăn nhỏ lau nhẹ nhàng vùng da như mặt, lưng, vùng cằm và vùng cổ. Đây là những vùng da có nếp gấp, dễ bị ngứa ngáy, mụn nhọt và rôm sảy.
  • Bước 5: Mẹ dùng khăn khô ủ ấm và lau người cho bé, sau đó mặc quần áo để giữ ấm cơ thể cho bé.

3.10 Lá đinh lăng

Ưu điểm: Dưỡng da, hoạt tính kháng khuẩn nhẹ

Tên gọi khác: cây gỏi cá, nam dương sâm…

Tên khoa học: Polyscias fruticosa Harms

dinh huong

Thành phần:

  • Hợp chất polyphenol, flavonoid: Chống oxy hóa làm chống viêm, kháng virus…
  • Các axit amin như methionin, cystein, glucoside, đặc biệt là các vitamin B có tác dụng hiệu quả đến quá trình dưỡng trắng hồng của làn da.
  • Saponin: Kháng virus, ngăn chặn sự lây lan vi khuẩn trong các tế bào da đồng thời kiểm soát, khống chế bệnh dịch về da rất hiệu quả.
  • Thành phần khác tinh dầu, nhiều nguyên tố vi lượng, các vitamin B1, B2, B6, C… đều có trong lá đinh lăng

Cách thực hiện:

Chuẩn bị: 100-200g lá đinh lăng, 1 thìa muối

Tiến hành:

  • Bước 1: Rửa sạch lá đinh lăng, ngâm với nước muối khoảng 15 phút rồi bỏ vào nồi đun sôi từ 5-7 phút, vớt lá ra.
  • Bước 2: Đổ nước lá ra chậu, thêm nước nguội để nước vừa đủ ấm nhiệt độ từ 35-38 độ C.
  • Bước 3: Mẹ tắm tráng cho bé lại một lần với nước ấm, sau đó dùng khăn mềm lau khô người cho bé.

3.11 Lá dâu tằm

Ưu điểm: Tính kháng khuẩn tốt

Tên gọi khác: dâu cang, tang, mạy mọn

Tên khoa học: Morus alba L. Morus acidosa Griff

dau tam

Thành phần:

  • Acid amin tự do (phenylalanin, leucine, alanine, arginine, sarcosine, acid pipecolic…)
  • Vitamin C, B1, D; acid hữu cơ : (succinic, propionic, butyric…), tanin
  • Thành phần khác: phenolic, và các hợp chất flavonoid có tính oxi hoá mạnh.

Cách thực hiện

Chuẩn bị: 300g lá dâu tươi, chọn lá già nhưng vẫn còn xanh, rửa sạch

Tiến hành:

  • Bước 1: Mẹ lấy lá dâu tằm đã chuẩn bị đem rửa thật sạch, có thể ngâm với nước muối để loại bỏ các tạp chất và bụi bẩn, sau đó cho vào túi vải, nấu với khoảng 2- 5 lít nước.
  • Bước 2: Sau khi đã nấu xong nước, mẹ dùng nước dâu tằm đang còn ấm để tắm cho trẻ.

Có thể sử dụng liên tục cách này 3 – 5 ngày sẽ có tác dụng trị rôm sảy rất hiệu quả.

Lưu ý: Một cách khác sử dụng lá dâu chữa mồ hôi trộm rất hiệu quả đó là dùng làm gối. Lá dâu rửa sạch phơi khô và làm gối sẽ giúp trẻ ngủ ngon, và ngăn ngừa chứng ra mồ hôi trộm.

3.12 Lá sài đất

Ưu điểm: Kháng khuẩn, chống viêm mạnh

Tên gọi khác: cúc nháp, hoa múc hay húng trám…

Tên khoa học: Wedelia chinensis Osbeck

sai dat

Thành phần:

  • Flavonoid, saponin, carotenoid… đều là những thành phần có tính kháng khuẩn, chống viêm mạnh, giúp giảm nhanh các triệu chứng ngứa ngáy và mẩn đỏ trên da.
  • Chlorophyll là chất diệp lục trong lá có khả năng thúc đẩy quá trình phục hồi và chữa lành tổn thương da, ngăn ngừa nguy cơ thâm sẹo
  • Thành phần khác: Tinh dầu, chất béo và muối vô cơ

Với các thành phần trên có tác dụng tốt trong việc chữa một số bệnh ngoài da như: viêm da, rôm sảy ở trẻ, hỗ trợ điều trị giảm sốt, giảm đau, tiêu viêm…

Cách thực hiện:

Chuẩn bị: 100-300g cây sài đất tươi, 1 thìa cà phê muối

Tiến hành:

  • Bước 1: Ngâm lá Sài Đất với nước muối loãng rồi rửa sạch với vài lần nước.
  • Bước 2: Vò nát lá Sài Đất hoặc cho vào máy xay sinh tố để ép lấy nước, bỏ phần bã.
  • Bước 3: Đun lá Sài Đất với 2 lít nước sôi, sau 5-7 phút sôi thì tắt bếp và để còn nguội ấm, hoặc hòa loãng với nước mát đến 38 độ rồi tắm cho bé.
  • Bước 4: Dùng khăn nhúng nước tắm lau sạch trên người bé, không cào gãi làm xước da của bé, tránh vùng mắt mũi và lỗ tai.
  • Bước 5: Tắm nhanh khoảng 5 – 7 phút là xong, tắm tại phòng kín gió tránh cảm lạnh cho bé.
  • Bước 6: Tắm tráng lại một lần nước sạch để loại bỏ cặn bã thừa, lau khô người và mặc trang phục thoáng mát cho bé.

3.13 Lá vối

Ưu điểm: kháng khuẩn, chống viêm mạnh

Tên gọi khác: cây vối, cây trâm nắp…

Tên khoa học: Syzygium Nervosum

la voi

Thành phần:

  • Hợp chất phenolic, flavonoid… là các chất oxy hoá, có tính kháng khuẩn, chống viêm mạnh, giúp giảm nhanh các triệu chứng ngứa ngáy và mẩn đỏ trên da.
  • Terpenoid và một vài flavonoid: Có đặc tính kháng virus.
  • Thành phần khác: khoáng chất, vitamin và kháng sinh tự nhiên,…

Cách tắm lá sài đất cho trẻ sơ sinh

Chuẩn bị: lá vối có thể khô hoặc tươi, một ít muối ăn

Tiến hành:

  • Bước 1: Lá vối rửa thật sạch, ngâm với nước muối để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn.
  • Bước 2: Cho lá vào nồi nấu với nước, đun sôi khoảng 5-10 phút cho lá ra hết hoạt chất.
  • Bước 3: Pha loãng nước lá vối với nước sạch, chờ cho nước nguội bớt, chỉ còn hơi ấm thì tắm cho bé. Sử dụng khăn mềm nhúng nước lá vối rồi lau nhẹ ở các vùng hay bị hăm như mông, bẹn, háng…

Lưu ý: Khi tắm cho trẻ sơ sinh không được chà xát quá mạnh. Sau khi tắm nước lá vối cho trẻ sơ sinh thì tắm qua nước ấm sạch và lau khô người

3.14 Lá ngải cứu

Ưu điểm: tạo mùi thơm, an thần, tạo cảm giác dễ chịu cho bé, giảm đau và kháng khuẩn nhẹ

Tên gọi khác: ngải diệp, nhả ngải, quá sú, cỏ linh li…

Tên khoa học: Artemisia vulgaris

ngai cuu

Thành phần:

  • Tinh dầu khoảng 0,20 – 0,34% (monoterpen, dehydromatricaria este, tetradecatrilin, tricosanol, aracholalcol và sesquiterpene..): Có tính kháng khuẩn và hoạt tính dược lý mạnh. Ngoài việc tạo mùi thơm và an thần cho trẻ, nó còn có tính kháng khuẩn nhẹ, và giúp giảm đau rất hiệu quả.
  • Các hợp chất flavonoid: Có tính oxy hoá mạnh tham gia vào nhiều cơ chế với tác dụng chống viêm, ngăn ký sinh trùng, kháng virus kháng viêm…
  • Các acid amin, như adenin, cholin..: Kháng khuẩn.
  • Thành phần khác: Cineol, dehydro matricaria este, tricosanol, tetradecatrilin,… giúp giảm cơn đau thần kinh hiệu quả

Cách thực hiện:

Chuẩn bị: Lá ngải cứu 100-200g, 5 lít nước và ít muối ăn

Tiến hành:

  • Bước 1: Rửa sạch lá ngải cứu, sau đó thái nhỏ, rồi cho vào nồi nước nấu sôi lên, đến khi nào lá ngải cứu tiết ra nước màu xanh vàng.
  • Bước 2: Lấy nước vừa nấu xong, pha với nước tắm đến khi nhiệt độ nước tắm là 35 độ C, sau đó thêm vài hạt muối rồi chuẩn bị tắm cho trẻ.
  • Bước 3: Dùng khăn nhúng ướt vắt nước rồi lau người cho trẻ. Sau khi tắm phần trên cơ thể đã sạch thì tắm đến phần bẹn và nếp gấp. Nhưng phần này dễ bị hăm nên mẹ cần phải tắm kĩ và lau khô.
  • Bước 4: Tắm tráng lại cho bé bằng nước ấm sạch, rồi lau khô người và mặc quần áo.

Lưu ý: Tắm lá liên tục nhiều ngày tối đa 2-3 lần/tuần

3.15 Lá dền gai

Ưu điểm: giảm đau, chống viêm, giảm mụn nhọt và vết côn trùng cắn.

Tên khoa học: Amaranthus Spinosus.

rau den

Thành phần:

  • Chiết xuất methanolic: Chống viêm. Do methanolic ức chế tính thấm của thành mạch. Bên canh đó chiết xuất methanolic còn tham gia vào cơ chế giảm đau.
  • Diglycosid flavonoid, rutin…Hợp chất chống oxy hoá, giúp chữa viêm, ngừa mụn nhọt rất hiệu quả.
  • Acid amin: Làm lành da, không để lại nốt khi bị côn trùng cắn.
  • Thành phần khác: Có tác dụng giúp long đờm, trị ho và chữa bệnh hô hấp cho trẻ rất tốt.

Cách thực hiện:

Chuẩn bị: 100-200g lá dền gai, một ít muối ăn.

Tiến hành:

  • Bước 1: Rửa lá thật sạch, ngâm lá với nước muối loãng để tăng hiệu quả làm sạch.
  • Bước 2: Cho lá vào đun sôi từ 5-10 phút cho ra hết hoạt chất, để nguội. Lọc và vứt bỏ lá cây, giữ lại nước để dùng.
  • Bước 3: Tắm sơ cho trẻ bằng nước ấm để loại bỏ các chất bẩn trên da trước khi tắm bằng nước lá.
  • Bước 4: Làm sạch người trẻ sơ sinh bằng nước.

Lưu ý: Tắm 2-3 lần/ tuần để đạt hiệu quả tốt nhất.

3.16 Lá chó đẻ răng cưa (Diệp hạ châu)

Ưu điểm: giảm viêm,ngừa mụn nhọt cho da

Tên gọi khác: diệp hạ châu đắng

Tên khoa học: Phyllanthus urinaria

cho de rang cua

Thành phần:

  • Alcaloid: Giảm viêm ngừa mụn nhọt, viêm da, lở ngứa…
  • Flavonoid, triterpen, axit hữu cơ có tính oxy hóa mạnh và tham gia vào nhiều cơ chế với tác dụng chống viêm, ngăn ký sinh trùng, kháng virus kháng viêm…
  • Thành phần khác: tannin, phenol, vitamin, các khoáng chất khác… giúp bé có làn da mịn màng, không bị rôm sảy, mẩn ngứa và giảm nguy cơ mắc các chứng bệnh về da

Hướng dẫn cách tắm:

Chuẩn bị: 100-300g cây chó đẻ, một ít muối ăn.

Tiến hành:

  • Bước 1: Rửa sạch lá cây chó đẻ.
  • Bước 2: Bỏ lá đã rửa sạch vào nồi đun sôi từ 5-7 phút
  • Bước 3: Để nước nguội bớt có thể pha loãng với nước sạch, đảm bảo nhiệt độ nước tắm từ 35-38 độ C.
  • Bước 4: Tắm cho bé, mẹ nên tắm cho bé từ 5-10 phút không nên tắm quá lâu.
  • Bước 5: Tắm tráng cho bé bằng nước ấm sau đó lau khô người và mặc quần áo cho bé.

Lưu ý: Tắm hàng ngày để có hiệu quả tốt.

3.17 Lá (cỏ) mần trầu

Ưu điểm: tiêu viêm, giải độc, dùng cho trẻ mụn nhọt, viêm da

Tên gọi khác: thiên kim thảo

Tên khoa học: Eleusine Indica Gaertn

co man trau

Thành phần:

  • Flavonoid, phenolic, acid amin...có tính oxy hoá mạnh, có tác dụng tiêu viêm giải độc cơ thể… phù hợp với những trẻ có da bị viêm, nhiễm khuẩn.
  • Steroid, tanin, coumarin, saponin,… cải thiện tình trạng vết thương bị sưng đỏ, nhiễm trùng.
  • Tanin: Khả năng kháng khuẩn rất tốt.

Cỏ mần trầu có tác dụng kháng khuẩn mức độ thấp đối với các loại vi khuẩn: Staphylococcus aureus, Pseudomonas aeruginosa, Salmonella choleraesuis. Do mức độ kháng khuẩn thấp nên thích hợp cho trẻ tắm mà không gây kích ứng cho da. Đây là lá tắm chữa vàng da cho bé.

Hướng dẫn cách tắm:

Chuẩn bị: 70g cỏ mần trầu

Tiến hành:

Để tắm cho trẻ sơ sinh trị viêm da, vàng da.

  • Bước 1: Lấy 70g cỏ mần trầu rửa sạch, ngâm với nước muối trong 15-20 phút.
  • Bước 2: Sắc từ 10-15 phút lấy nước rồi pha ra tắm cho trẻ.
  • Bước 3: Pha loãng với nước nguội rồi tắm cho bé.
  • Bước 4: Tắm lại bằng nước sạch rồi lau khô người cho bé và mặc quần áo.

Lưu ý: Tắm 3-5 lần/ tuần để có hiệu quả.

Để trị rôm sảy, ngứa ngáy, nổi ban đỏ ở trẻ.

  • Bước 1: Giã cỏ tươi lấy 120ml nước cốt, pha với nước ấm.
  • Bước 2: Tắm cho trẻ từ 5-7 phút. sau đó, mẹ tắm tráng lại cho trẻ bằng 1 lần nước ấm nữa.
  • Bước 3: Lau khô người và mặc quần áo cho bé.

Lưu ý: Tắm hàng ngày để có tác dụng nhanh.

3.18 Lá chanh

Ưu điểm: mùi thơm, dễ chịu, chống viêm nhẹ.

Tên khoa học: Citrus aurantifolia

la chanh

Thành phần:

  • Tinh dầu: Mùi thơm dễ chịu, ngoài tác dụng sát khuẩn nhẹ làm sạch bụi bẩn còn lưu mùi thương dịu nhẹ trên da bé.
  • Flavonoid bao gồm: hesperidin, poncirin, naringin và rhoifolin… có tính oxy hóa tham gia vào quá trình chống viêm, chống nấm.
  • Vitamin C hàm lượng cao: Nâng cao sức đề kháng.
  • Thành phần khác như pectin, canxi, magie…

Hướng dẫn cách tắm:

Chuẩn bị: 100g lá chanh tươi, một ít muối ăn.

Tiến hành:

  • Bước 1: Rửa sạch lá chanh, có thể ngâm với nước muối để loại bỏ các tạp chất và bụi bẩn.
  • Bước 2: Bỏ lá chanh vào nồi chứa 2 lít nước đun sôi trong vòng 5-7 phút.
  • Bước 3: Pha loãng nước chanh với nước nguội, mẹ nên pha thêm khoảng 2 lít nước ấm nữa.
  • Bước 4: Tắm cho bé, mẹ nhẹ nhàng lau khắp người, chú ý những vùng như nách, bẹn…
  • Bước 5: Tắm tráng bằng nước ấm một lần nữa, lau khô người và mặc quần áo cho bé.

3.19 Lá (cây) rau má

Ưu điểm: Hoạt tính chốm viêm nhẹ, tính mát, lành với da bé

Tên gọi khác: Tích tuyết thảo, lôi công thảo, liên tiền thảo

Tên khoa học: Centella asiatica (L.)

rau ma

Thành phần:

  • Beta-caroten, sắt, kẽm, calcium cùng các vitamin B1, B2, C và K… :Làm mát cơ thể, giảm tình trạng mụn nhọt, mẩn ngứa của trẻ nhỏ. Ngoài ra có thể dùng rau má để hạ sốt cho trẻ.
  • Triterpenoids: Chống oxy hóa, thúc đẩy quá trình làm lành vết thương.
  • Alkaloid, flavonoid…: Chống viêm nhiễm và chống oxy hóa và cải thiện tình trạng viêm của da.
  • Thành phần khác: canxi, sắt, magie, kali, kẽm, các loại vitamins B1, B2, B3, C, K…giúp loại sạch bụi bẩn và bã nhờn, giúp làm thông thoáng sau da.

Hướng dẫn cách tắm:

Chuẩn bị: 100-300g rau má tươi, một ít muối ăn.

Tiến hành:

  • Bước 1: Rửa sạch lá rau má, để ráo nước sau đó cho vào nồi. Cho khoảng 1-2 lít nước sạch vào đun sôi.
  • Bước 2: Để khoảng 5-10 phút cho màu nước ngả sang màu hơi vàng đen thì tắt bếp, để nguội.
  • Bước 3: Loại bỏ phần bã lá, lấy phần dịch. Nước rau má thu được đem pha loãng với nước sạch có độ ấm vừa đủ để tắm cho trẻ.
  • Bước 4: Tiếp theo tắm cho bé bằng khăn bông lau nhẹ nhàng.
  • Bước 5: Sau khi tắm bằng nước rau má, mẹ nên tắm lại cho bé bằng nước ấm sạch để loại bỏ lá còn sót lại trên người trẻ.

Notes: Thực hiện một ngày 1 lần liên tục trong vòng 4 tuần tình trạng rôm sảy, mụn nhọt, mẩn ngứa của trẻ sẽ được cải thiện đáng kể.

3.20 Lá mã đề

Ưu điểm: Giảm viêm, chống nhiễm trùng

Tên gọi khác: cây bông mã đề, xạ tiền thảo, rau mã đề, bông lá đề…

Tên khoa học: Plantago Major L

ma de

Thành phần:

  • Vitamin A và C hàm lượng cao: Tăng cường miễn dịch
  • Tanin: Làm se niêm mạc giúp giảm viêm và chống nhiễm trùng.
  • Iridoid (catalpol, aucubosid), axit phenolic, flavonoid: apigenin, quercetin, baicalin…, chất nhầy: Hoạt tính oxy hóa mạnh tác dụng chống viêm, ngăn ký sinh trùng, kháng virus kháng viêm…
  • Allantoin: Làm dịu da, giúp kích thích sự phát triển của tế bào, giữ cho làn da khỏe mạnh.

Tắm lá mã đề chữa vàng da cho trẻ sơ sinh

Chuẩn bị: 100-200g lá cây mã đề, 1 ít muối ăn.

Tiến hành:

  • Bước 1: Rửa sạch lá mã đề, ngâm với muối để loại hết bụi bẩn.
  • Bước 2: Giã nát lá kèm theo một chút muối trắng, đem vắt lấy nước. Pha nước lá mã đề với một ít nước ấm.
  • Bước 3: Dùng khăn mềm khô thấm với nước mã đề và thoa nhẹ nhàng lên khu vực da bị hăm của trẻ. Tắm lại bằng nước ấm.

Lưu ý: Tiến hành 1 lần hàng ngày có tác dụng sau 4 tuần áp dụng.

3. Khi nào mẹ không nên tắm lá cho trẻ sơ sinh?

Tắm lá cho trẻ sơ sinh an toàn trong hầu hết các trường hợp. Tuy nhiên, có những trường hợp mẹ cần cân nhắc:

  • Da bé nhạy cảm và dễ bị dị ứng khi tắm với lá: Khi tắm lá da trẻ có biểu hiện mẩn, ban đỏ, cả người nóng lên thì có thể là biểu hiện trẻ bị dị ứng do lá tắm không đảm bảo (chưa rửa sạch nên còn côn trùng gây dị ứng da bé). Khi đó, mẹ cần rửa sạch lá trước khi tắm cho trẻ. Một số trường hợp trẻ dị ứng với lá tắm, mẹ không nên cho trẻ tắm lại loại lá này nữa.
  • Khi bé có những dấu hiệu viêm da: Nếu thấy da bé sưng tấy, mủ, trầy xước, có vết thương hở… thì mẹ không nên tắm lá vì khi đó, nguy cơ nhiễm khuẩn vết thương cao, khiến vết thương khó lành.
  • Khi trẻ đang điều trị các bệnh về da như nhiễm trùng, viêm nhiễm, hăm tã nặng…: Khi trẻ đã đi khám, được chẩn đoán bệnh và điều trị theo phác đồ của bác sĩ, mẹ không nên tắm lá cho trẻ mà nên tuân thủ theo phác đồ điều trị.

4. Một số lưu ý khi sử dụng các lá tắm cho trẻ sơ sinh

Để tắm lá cho trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả nhất, mẹ lưu ý những điều sau:

  • Chọn lá đảm bảo, vệ sinh: Không chọn lá quá nát, lá có chứa chất bảo kích thích, chất bảo quản có thể ảnh hưởng đến làm da mỏng manh của trẻ sơ sinh. Ngoài ra, trước khi chế biến lá tắm, mẹ nên ngâm lá tắm với nước muối để loại bỏ bụi bẩn hay côn trùng bám trên lá.
  • Nên test trên một vùng da nhỏ trước khi tắm cho trẻ sơ sinh: Để tránh tình trạng trẻ bị dị ứng lá tắm trong lần đầu tiên, mẹ nên test thử lá tắm trên một vùng da nhỏ cho bé (tay, chân…) Nếu con có dấu hiệu dị ứng các mẹ cần dừng tắm lá cho trẻ ngay.
  • Không nên quá lạm dụng việc tắm lá: Tắm lá cho trẻ sơ sinh có thể mang lại hiệu quả với 1-2 lần/tuần mà không cần tắm hàng ngày. Vì vậy, tùy từng loại lá tắm mà mẹ cân nhắc tần suất phù hợp, tránh lạm dụng gây tốn kém chi phí và công sức của mẹ.
  • Đảm bảo nhiệt độ nước tắm từ 35-38 độ C: Đây là nhiệt độ phù hợp với thân nhiệt của bé, mẹ cần chú ý nhiệt độ nước tắm để phù hợp đảm bảo sức khỏe cho trẻ, tuỳ vào nhiệt độ thời tiết mà mẹ có thể tăng hoặc giảm nhiệt độ.
  • Tắm trong khoảng thời gian 5-7 phút: Tắm quá lâu có thể khiến nước nguội, khiến bé bị cảm lạnh, tắm quá nhanh lại không làm sạch được da bé, đồng thời hoạt chất chưa kịp có tác dụng. Vì vậy, tắm cho bé trong khoảng 5-7 phút là hợp lý nhất.

Tóm lại: Tắm lá cho trẻ sơ sinh là phương pháp đã được sử dụng lâu đời và có hiệu quả nhất định. Với các bước chuẩn bị và tiến hành đơn giản, dễ dàng thực hiện mà chi phí thấp nên đây là phương pháp nhiều mẹ lựa chọn. Tuy nhiên mẹ không nên quá lạm dụng việc tắm bằng lá cho trẻ. Trên đây là các thông tin cần thiết và các loại lá tắm cho trẻ sơ sinh. Mong bài viết sẽ giúp quá trình chăm sóc bé của mẹ dễ dàng hơn.

Xem thêm:

1. Lá ổi có tác dụng gì ?TOP 10+ công dụng tuyệt với sức khỏe

2: 10+ Lợi ích bất ngờ khi sử dụng lá mơ tốt cho hệ tiêu hóa

[THAM KHẢO THÊM]

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần chú ý tới hệ vi sinh đường ruột để bé có một hệ tiêu hóa khỏe, nâng cao miễn dịch thông qua các sản phẩm lợi khuẩn sống gắn đích.

imiale lợi khuẩn đan mạch - resize

Hotline tư vấn: 19009482 hoặc 0967629482