Từ câu chuyện ngày càng nhiều người trẻ mạnh dạn thay đổi để nâng tầm giá trị bản thân, GS-TS tâm lý Huỳnh Văn Sơn, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho rằng sự thay đổi ấy, nói một cách khác là người trẻ “bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân”.
Thưa ông, “vùng an toàn” được hiểu như thế nào?
Bạn đang xem: Tại sao phải thay đổi để nhận ra giá trị của chính mình?
“Vùng an toàn” trước hết là trạng thái tâm lý thoải mái của con người được đặt khung trong khả năng, thói quen, hành động như mình nghĩ, như mình giới hạn cho bản thân. “Vùng an toàn” có thể hiểu là: môi trường quen thuộc, không nhiều áp lực, không mang tính mạo hiểm và kiểm soát được mọi vấn đề.
GS-TS tâm lý Huỳnh Văn Sơn
Từ đây, cũng có thể hiểu “vùng an toàn” làm cho con người dễ bị “ì” khi nghĩ về bản thân mình từ khả năng hiện hữu đến tiềm lực; từ sự lựa chọn mang tính mặc định bởi bản thân hoặc bởi một tác động nào đó; hoặc đó cũng có thể là những cảm xúc tự thân và những ý tưởng theo hướng quen thuộc, không quá mới, không quá thử thách hay tạo ra sự xáo trộn, sự thử thách bản thân.
“Bước ra khỏi vùng an toàn” là cách nói để thúc đẩy chính cá nhân hãy bớt dần sự thoải mái do chính mình nghĩ chủ quan, hay sự mặc định của chính mình, hoặc tác động nào đó về khả năng của bản thân. Đó là lúc ta phải suy nghĩ ngược hay suy nghĩ mới, đặt ra thử thách cho mình hoặc đó là sự quyết liệt thay đổi khi nói câu: tôi có thể; tôi làm được…
Dưới góc độ tâm lý, ông có thể lý giải vì sao hiện nay có một bộ phận người trẻ có xu hướng muốn “bước ra khỏi vùng an toàn” như vậy?
Có thể lý giải vì nhiều lý do. Thứ nhất, họ chán phải rập khuôn hay phải mặc định đến mức nhàm chán. Thứ hai, bản thân đã khơi sáng bởi các cách thức giải tỏa tính ì của chính mình. Thứ ba, họ bị bùng nổ tự thân thoát khỏi những lối nghĩ mang tính rập khuôn, công thức kiểu “phải là”, “chỉ là”… Thứ tư, sự tác động bởi các yếu tố bên ngoài làm cho bản thân người trẻ muốn đổi thay, muốn nỗ lực làm mới và thách thức chính mình… để hướng đến một kết quả khác hơn, một mục tiêu khác hơn.
Theo ông, người trẻ sẽ được gì và có thể mất gì khi thay đổi để nhận ra giá trị của chính mình?
Khi một số người trẻ quyết định chín chắn và nhất là sự nhận thức khá nghiêm túc, thái độ quyết liệt thì chắc chắn kết quả sẽ thú vị biết bao. Đó là sự thay đổi để thấy yêu mình hơn, là sự đổi mới bản thân để nhận ra tiềm lực, giá trị của chính mình, là những cảm xúc mới mẻ với lối sống thực sự là chính mình để nhận diện đích thực bản thân, sống đúng với điều mình mong muốn.
Nhiều người trẻ mạnh dạn thay đổi để nâng tầm giá trị bản thân
Shutterstock
Đương nhiên, không phải ai cũng sai khi nghĩ về “vùng an toàn” của mình. Sẽ có một số cá nhân đang nghĩ đúng về “vùng an toàn” của mình nhưng cố “bước ra” lại làm cho chính mình thất vọng, tổn thương và thậm chí là những nguy hại… Đó có thể là sự thất vọng về chính mình, là những hậu quả khác về sức khỏe tâm thần, sự phá vỡ các cơ hội đang có.
Có những người cho rằng không nên thay đổi để có thể tận hưởng sự ổn định, êm đềm, như trong công việc chẳng hạn. Họ không muốn thử thách bản thân ở môi trường mới. Ông nghĩ gì về nhận định này?
Nói về sự lựa chọn nên hay không nên thay đổi để có thể tận hưởng sự ổn định, êm đềm, như trong công việc là do quan niệm. Nếu bạn đang rất hài lòng và cảm nhận mình đang hạnh phúc với những gì mình đang có, tại sao phải “hành” chính mình? Vấn đề là có cảm nhận mình đang hạnh phúc không, sự cảm nhận ấy có đúng và có thật hay không? Cũng không loại trừ một số cá nhân thích như thế, vậy hãy chấp nhận!
Nhưng nếu đó là “cái nhầm” về chính mình thì quả là đáng tiếc! Chẳng hạn bạn thích sự tự do, thay đổi mọi thứ nhưng lại “cột” mình vào công việc thiếu sáng tạo, ít thử thách, nghèo đổi thay thì quả là… khó chịu. Hoặc bạn mau thích nghi, luôn muốn có áp lực để sáng tạo, thích sự thi đua và cạnh tranh nhưng lại ép lòng mình ở một vị trí bình yên đến mức quá an toàn thì có phải là quá sai lầm? Bạn là người của thế giới hào nhoáng, là người thích sự đổi thay và thích quản lý sự thay đổi, chinh phục cái mới thì quá khó để bạn phải ép lòng mình quy trình hóa bản thân mỗi ngày trong sự lặp lại…
Xem thêm : Hành tinh nào lớn nhất trong hệ Mặt trời
Cũng có suy nghĩ cho rằng những ai dám thay đổi là những người can đảm, dũng cảm, có thể khám phá được tài năng của bản thân… Liệu suy nghĩ ấy có đúng?
Suy nghĩ này có thể đúng nhưng chưa hoàn toàn đúng. Mặc dù ngược lại, nếu tự áp chế mình vào “vùng an toàn” mặc định; nếu dùng “vùng an toàn” để ép mình chỉ nên, phải nên… thì quả thật là thiếu tự tin, quá ít can đảm và giảm đi cơ hội khám phá chính mình. Thật ra việc sống và nghĩ đến “vùng an toàn” của bản thân là cách làm cho mình mau chóng ì…
Những ai dám bước ra khỏi vùng an toàn của chính mình nhưng có nội lực, chịu quyết tâm; vượt qua nỗi sợ và sự tự giới hạn; dám đương đầu với thử thách và phát huy khả năng của bản thân cũng như tiềm lực chính là cách làm cho mình đổi thay. Đương nhiên, con đường mòn quá quen, hành trình đi lại quá cũ đến mức an toàn mà dám thay đổi đã là sự can đảm… Còn khả năng ở mức nào, tiềm lực ra sao để có thể đạt đến mức tài năng hoặc sự thành công cao ở độ nào hoàn toàn phụ thuộc vào mục tiêu và nhất là sự tương thích giữa mục tiêu và thực lực…
Vậy theo ông, trong những trường hợp nào thì không nên “bước ra khỏi vùng an toàn”? Và khi nào thì nên thử thách bản thân?
Thực ra, khó có công thức để nói là nên hay không nên “bước ra khỏi vùng an toàn”. Bởi chính bản thân mỗi người phải nhận thức về chính mình, hiểu bản thân và nhận ra cũng như nuôi dưỡng quyết tâm thay đổi bản thân hay không. Và quan trọng họ có cảm nhận mình đang hạnh phúc hay không?
Nếu người trẻ tự đánh giá bản thân đúng, hiểu về chính mình, cảm nhận được hạnh phúc trong công việc hiện tại thì đừng ép phải cố gắng thay đổi cho bằng được.
Còn nếu cảm thấy chưa hạnh phúc, nếu bắt đầu thấy mình có sức ì quá nhiều, có cảm xúc lặp lại bởi công việc, bởi thời gian biểu và các diễn tiến khác, cần tự vấn và cân nhắc việc nên thay đổi để thử thách bản thân “bước ra khỏi vùng an toàn”…
Xin cảm ơn ông vì cuộc trò chuyện!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp