MedicalSharingwithSanandHy

Ta đã biết tế bào là đơn vị cấu trúc cơ bản của cơ thể, nhưng trong cơ thể đa bào hiếm khi có tế bào đơn độc thực hiện chức năng mà là một mô gồm nhiều tế bào hợp lại tham gia cấu trúc cơ thể, hỗ trợ chuyển động, tạo nhiệt hay hỗ trợ vận chuyển chất.

Trong cơ thể người có 4 loại mô chính:

1/ Mô biểu bì (epithelial tissue):

+Tập hợp tế bào xếp sít nhau, liên kết tế bào thường là liên kết chặt khít (tight junction), phủ ngoài cơ thể (như da) hoặc lót bên trong ống tiêu hóa, ống sinh dục,…

+Chức năng: bảo vệ, hỗ trợ hấp thu, thải trừ, nội tiết.

2/ Mô liên kết (connective tissue):

dense_connective_tissue-56a09aee3df78cafdaa32ca1

Source: https://www.thoughtco.com/connective-tissue-anatomy-373207

+Liên kết các mô lại với nhau.

+Chức năng: Tạo bộ khung cơ thể, neo giữ các cơ quan.

+Phân loại:

*Mô liên kết cơ học (mô sụn).

*Mô liên kết dịch (bạch huyết).

*Mô liên kết dạng sợi.

3/ Mô thần kinh (nervous tissue):

+Bao gồm mô thần kinh trung ương và mô thần kinh đệm.

maxresdefault

Source: https://www.youtube.com/watch?v=gotqQ7RxT_U

+Chức năng: tiếp nhận kích thích, xử lí thông tin.

4/ Mô cơ (muscle tissue):

+Mô cơ trơn: hình thoi, nhọn, một nhân, tạo nội quan như dạ dày, ruột, bóng đái,…

Source: https://owlcation.com/stem/The-function-of-Muscles-and-the-3-main-types

+Mô cơ vân (cơ xương): nhiều nhân, có vân sáng tối xen kẽ, thực hiện các chuyển động được điều khiển. Chiếm khoảng 40% khối lượng cơ thể người.

Source: https://owlcation.com/stem/The-function-of-Muscles-and-the-3-main-types

+Mô cơ tim: phân nhánh, một nhân, tạo thành tim. Được điều khiển bởi hệ thần kinh trung ương (central nervous system) và tế bào tạo nhịp (pacemaker cells).

12773333_f520

Source: https://owlcation.com/stem/The-function-of-Muscles-and-the-3-main-types

“Các tế bào cơ tim có tính chất trung gian giữa tế bào cơ vân và tế bào cơ trơn. Đó là những tế bào nhỏ, có vân, chia nhánh và chỉ một nhân. Khác với cơ vân, các tế bào cơ tim có các cầu nối, kết với nhau thành một khối vững chắc, có những đoạn màng tế bào hòa với nhau. Các sợi cơ tim mang tính hợp bào, hoạt động như một đơn vị duy nhất khi đáp ứng với kích thích, lan truyền điện thế giữa các sợi cơ tim nhanh chóng qua các cầu nối.”

“Các sợi cơ tim chưa nhiều ty lạp thể và mạch máu.”

“…tim mang tính tự động. Đây là đặc điểm không có ở cơ vân.”

(Source: https://www.dieutri.vn/sinhlynguoi/cau-truc-chuc-nang-sinh-ly-tim)